bài 67 BA TRẦM LẶNG
(LXVII) (Tik. II, 8) (It. 56)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, có ba trầm lặng này. Thế nào là ba? Thân trầm lặng, lời trầm lặng, ý trầm lặng. Này các Tỷ-kheo, có ba trầm lặng này.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Thân và lời trầm lặng
Và ý cũng trầm lặng,
Không có các lậu hoặc,
Ðầy đủ với trầm lặng
Của các bậc chân ẩn sĩ,
Ðuợc tên gọi là vị
Ðã tắm sạch điều ác.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng điều hợp.
1. bài học hôm nay nói về từ vựng moneyya, một biến thể khác là muni (mâu ni) xin cho biét ý nghĩa của từ nầy và tại sao Đức Phật chúng ta được biết là Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni)? - TT Tuệ Siêu
2. Sự tịch tịnh của một bậc giải thoát trước pháp thế gian được mô tả như "chiếc chuông bể" vậy đó là sự minh triết của khẩu hay của ý? - TT Pháp Đăng
3. Phải chăng sự im lặng trong tự chế và sáng suốt là điều Đức Phật dạy chúng ta trong sự ứng xử trước sự xúc phạm từ người khác? - ĐĐ Pháp Tín
4. Tại sao chúng ta phải nói đến thân hiền thiện , khẩu hiền thiện trong lúc chỉ cần ý hiền thiện thì tất cả đều tốt? - TT Tuệ Quyền
5 .. Phải chăng sự tu tập bản thân là điều kiện tiên quyết để xây dựng cuộc sống? - TT Pháp Tân
6. Nếu một người chỉ chú tâm giữ thân, khẩu, ý được hiền thiện thì "có đủ để an tâm thanh thản"? - TT Tuệ Siêu
No comments:
Post a Comment