Thursday, August 31, 2017

Bài học. Thứ Năm ngày 31-8-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Tuệ Siêu

Chương 6

X. Phẩm Lợi Ích

(III) (98) Vô Thường

1.- Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] vị Tỷ-kheo nào thấy bất cứ pháp hữu vi nào là thường còn, sẽ thành tựu được thuận pháp an nhẫn, sự kiện này không xảy ra. [2] Không thành tựu thuận pháp an nhẫn mà thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo, sự kiện này không thể xảy ra. [3] Không thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo mà chứng ngộ quả Dự lưu, [4] hay quả Nhất Lai, [5] hay quả Bất lai, [6] hay quả A-la-hán, sự kiện này không xảy ra.

2. - Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] vị Tỷ-kheo nào thấy bất cứ pháp hữu vi nào là vô thường sẽ thành tựu được thuận pháp an nhẫn, sự kiện này có xảy ra. [2] thành tựu thuận pháp an nhẫn rồi thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo, sự kiện này có thể xảy ra. [3] thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo mà chứng ngộ quả Dự lưu, [4] hay quả Nhất Lai, [5] hay quả Bất lai, [6] hay quả A-la-hán, , sự kiện này có xảy ra.


(99) Khổ
1- Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] vị Tỷ-kheo nào thấy bất cứ pháp hữu vi nào là lạc, sẽ thành tựu được thuận pháp an nhẫn, sự kiện này không xảy ra. [2] Không thành tựu thuận pháp an nhẫn mà thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo, sự kiện này không thể xảy ra. [3] Không thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo mà chứng ngộ quả Dự lưu, [4] hay quả Nhất Lai, [5] hay quả Bất lai, [6] hay quả A-la-hán, sự kiện này không xảy ra.

2. - Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] vị Tỷ-kheo nào thấy bất cứ pháp hữu vi nào là khổ não sẽ thành tựu được thuận pháp an nhẫn, sự kiện này có xảy ra. [2] thành tựu thuận pháp an nhẫn rồi thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo, sự kiện này có thể xảy ra. [3] thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo mà chứng ngộ quả Dự lưu, [4] hay quả Nhất Lai, [5] hay quả Bất lai, [6] hay quả A-la-hán, , sự kiện này có xảy ra.

(100) Vô Ngã

1- Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] vị Tỷ-kheo nào thấy bất cứ pháp hữu vi nào là hữu ngã, sẽ thành tựu được thuận pháp an nhẫn, sự kiện này không xảy ra. [2] Không thành tựu thuận pháp an nhẫn mà thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo, sự kiện này không thể xảy ra. [3] Không thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo mà chứng ngộ quả Dự lưu, [4] hay quả Nhất Lai, [5] hay quả Bất lai, [6] hay quả A-la-hán, sự kiện này không xảy ra.

2. - Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] vị Tỷ-kheo nào thấy bất cứ pháp hữu vi nào là vô ngã sẽ thành tựu được thuận pháp an nhẫn, sự kiện này có xảy ra. [2] thành tựu thuận pháp an nhẫn rồi thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo, sự kiện này có thể xảy ra. [3] thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo mà chứng ngộ quả Dự lưu, [4] hay quả Nhất Lai, [5] hay quả Bất lai, [6] hay quả A-la-hán, , sự kiện này có xảy ra.

(101) Niết Bàn

1- Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] vị Tỷ-kheo nào thấy niết bàn là khổ, sẽ thành tựu được thuận pháp an nhẫn, sự kiện này không xảy ra. [2] Không thành tựu thuận pháp an nhẫn mà thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo, sự kiện này không thể xảy ra. [3] Không thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo mà chứng ngộ quả Dự lưu, [4] hay quả Nhất Lai, [5] hay quả Bất lai, [6] hay quả A-la-hán, sự kiện này không xảy ra.

2. Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] vị Tỷ-kheo nào thấy niết bàn là lạc, sẽ thành tựu được thuận pháp an nhẫn, sự kiện này không xảy ra. [2] Không thành tựu thuận pháp an nhẫn mà thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo, sự kiện này không thể xảy ra. [3] Không thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo mà chứng ngộ quả Dự lưu, [4] hay quả Nhất Lai, [5] hay quả Bất lai, [6] hay quả A-la-hán, sự kiện này không xảy ra.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Khi một người thân mất mình đau khổ vì sự vô thường khác biệt gì khi đang sống với người thân mà ý thức rằng rồi mình sẽ phân ly với người mình yêu thương? - TT Pháp Tân

Thảo luận 2. Tại sao theo Phật học cả vui và khổ của cuộc sống đều nằm trong khổ não - dukkha? ĐĐ Pháp Tín


Thảo luận 3. Tại sao theo Phật học cả hai ý niệm Thượng đế và linh hồn đều nằm trong chấp thủ hữu ngã? ĐĐ Nguyên Thông



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây tương ưng với ý nghĩa của sự vô thường? 
A. Không đứng yên một chỗ /
 B. Sẽ bị hoại diệt (hay chết) /
 C. Hiện hữu là dòng tiếp nối của những sanh diệt /
 D. Cả ba điều A, B và C đều đúng


đáp án câu 1 là D

Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây nằm trong ý nghĩa của chữ khổ não (dukkha)?
 A. Rỗng không /
 B. Khiếm khuyết (hay bất toàn) /
 C. Không bao giờ thoả mãn (hay bất toại) /
 D. Cả ba câu trên 


TT Tuệ Quyền đang cho đáp án câu 2 là D

Trắc nghiệm 3. Điều nào sau đây tương ưng với ý nghĩa của vô ngã?
 A. Không có một nhân tố độc tôn /
 B. Không có chủ quyền hoàn toàn / 
C. Không có một trật tự tuyệt đối /
D. Cả ba ý nghĩa trên


TT Giác Đẳng cho đáp án câu 3 là D


Wednesday, August 30, 2017

Bài học. Thứ Tư ngày 30-8-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Pháp Đăng

Chương 6

X. Phẩm Lợi Ích

(II) (97) Các Lợi Ích

1. - Có sáu lợi ích, này các Tỷ-kheo, khi chứng ngộ quả Dự lưu. Thế nào là sáu?

2. Sự quyết định đối với diệu pháp không có bị thối đọa; không có bị đau khổ; làm các việc bị sanh tử hạn chế; thành tựu trí tuệ; không cùng chia sẻ với các dị sanh; nguyên nhân và các pháp do nhân sanh được khéo thấy.

Có sáu lợi ích này, này các Tỷ-kheo, khi chứng ngộ quả Dự lưu.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Phần đông Phật tử nghĩ là quả vị tu đà huờn là quả thấp nhất không đáng mong cầu. Cái nhìn đó có lệch lạc chăng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. TT Giác Đẳng chia sẻ thêm câu thảo luận 1



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Khi một người có thái độ dứt khoát với Diệu pháp có điều nào sau đây?
 A. Không mang ảo tưởng về ngã: các uẩn là Ta, Ta là các uẩn, trong các uản có Ta, trong Ta có các uẩn/ 
B. Không nghi hoặc đối với Tam bảo, đối với nghiệp báo, đối với tam thế/ 
C. Không chấp trì những điều dị đoan mê tín không liên hệ thiết thực đến giác ngộ giải thoát /
 D. Cả ba điều trên

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 1 : .D 

Trắc nghiệm 2. Một vị không còn thối đoạ đúng nghĩa theo Phật pháp có được điều nào sau đây? 
A. Thành tựu niềm tin bất động /
 B. Không bao giờ tạo ác nghiệp /
 C. Vĩnh viễn không rơi vào đoạ xứ / 
D. Cả ba điều trên

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu  2:. D.

Trắc nghiệm 3. Bậc tu đà huờn là người đã làm đau khổ nằm trong giới hạn bời lý do nào sau đây?
 A. Không bao giờ sanh vào khổ cảnh /
 B. Sanh vào cõi dục giới nhiều lắm là bảy lần /
 C. Là bậc nhập lưu chắc chẳn sẽ giải thoát hoàn toàn trong tương lai /
 D. Cả ba điều trên

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu  3 : D 

Trắc nghiệm 4. Tại sao vi tu đà huờn được gọi là “bậc thành tựu tri kiến do tự thân thể nhập”?
 A. Vì vị ấy chứng niết bàn do chánh trí không phải do nói lại mà biết /
 B. Thánh trí là sự thể nghiệm trực nhận không do suy diễn /
 C. Chánh trí của bậc tu đà huờn là kết tinh của chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu  4 : D.

Trắc nghiệm 5. Một bậc khéo thấy rõ nhân sanh các pháp sẽ không có điều nào sau đây? 
A. Không tin vào sự ngẫu nhiên / 
B. Không tin là tất cả pháp hiện khởi do một vị Sáng tạo chủ /
 C. Không tin vào “sự bất công của nghiệp quả” /
D.  Cả ba điều trên

TT Tuệ Siêu cho đáp án  câu  4: D.

Trắc nghiệm 6. Một bậc khéo thấy các pháp do nhân sanh  có tri kiến nào sau đây?
 A. Nhận rõ các pháp do duyên mà sanh cũng do duyên mà diệt / 
B. Nhận rõ sự bất toàn của các pháp hành vốn là dòng chảy tương tác /
 C. Nhận rõ không có một quyền năng tối thượng trong hiện tượng giới do nhiều nhân nhiều duyên tạo thành /
 D. Cả ba câu trên


TT Tuệ Quyền cho đáp án câu  6 : D



Tuesday, August 29, 2017

Bài học. Thứ Ba ngày 29-8-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng và TT Pháp Đăng

Chương 6

X. Phẩm Lợi Ích

(I) (96) Sự Xuất Hiện

1. - Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của sáu sự kiện khó tìm được ở đời. Thế nào là sáu?

2. Sự xuất hiện của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác khó tìm được ở đời; sự xuất hiện của người thuyết giảng Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết khó tìm được ở đời; sự tái sanh trong Thánh xứ khó tìm được ở đời; không khiếm khuyết các căn khó tìm ở đời; không si mê, không câm ngọng khó tìm ở đời; ước muốn thiện pháp khó tìm được ở đời.

Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của sáu sự kiện khó tìm được ở đời.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Tại sao chúng ta thường hờ hững với những điều đáng quý? (thí dụ hoang phí sức khoẻ) - ĐĐ Nguyên Thông

TT Giác Đẳng tường trình về tình trạng lụt tại thành phố Houston


 III Trắc Nghiệm

Monday, August 28, 2017

Bài học. Thứ Hai ngày 28-8-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu và Giác Đẳng

Chương 6

IX. Phẩm Mát Lạnh

(X) (94) Mẹ

1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra. thế nào là sáu?

2. Người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của mẹ; người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của cha; người đầy đủ tri kiến không thể đoạn mạng sống của vị A-la-hán; người đầy đủ tri kiến không thể với ác tâm làm Như Lai phải chảy máu; người đầy đủ tri kiến không thể phá hòa hợp Tăng; người đầy đủ tri kiến không thể đề cử một vị Ðạo Sư khác.

Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra.

(XI) (95) Tự Làm

1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra. Thế nào là sáu?

2. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ do tự mình làm; người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ do người khác làm; người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ do tự mình làm, do người khác làm; người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ không do tự mình làm, do tự nhiên sanh; người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lại quan điểm lạc khổ không do tự mình làm và không do người khác làm, do tự nhiên sanh. Vì cớ sao?

Này các Tỷ-kheo, đối với người có đầy đủ tri kiến, nhân và các pháp do nhân sanh đã khéo thấy.

Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp


 III Trắc Nghiệm

Sunday, August 27, 2017

Bài học. Chủ Nhật ngày 27-8-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương 6

IX. Phẩm Mát Lạnh

(VIII) (92) Bậc Ðạo Sư

1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu trường hợp không thể xảy ra. Thế nào là sáu?

2. Người đầy đủ tri kiến không thể sống không tôn kính, không tùy thuận bậc Đạo Sư; người đầy đủ tri kiến không thể sống không tôn kính, không tùy thuận chánh pháp; người đầy đủ tri kiến không thể sống không tôn kính, không tùy thuận chúng Tăng; người đầy đủ tri kiến không thể sống không tôn kính, không tùy thuận học pháp; người đầy đủ tri kiến không thể rơi trở lại vào những vấn đề không nên trở lại; người đầy đủ tri kiến không thể làm cho sanh khởi hữu thứ tám.

Này các Tỷ-kheo, đây là sáu trường hợp không thể xảy ra.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp


 III Trắc Nghiệm

Saturday, August 26, 2017

Bài học. Thứ Bảy ngày 26-8-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Chương 6

IX. Phẩm Mát Lạnh

Appahāyasuttaṃ (AN 6.89) Kinh Chưa Đoạn Tận


1. - Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng tri kiến đầy đủ. Thế nào là sáu?

2. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham đưa đến đọa xứ, sân đưa đến đọa xứ, si đưa đến đọa xứ. Không đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng tri kiến đầy đủ.

3. Ðoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, có thể chứng tri kiến đầy đủ. Thế nào là sáu?

4. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham đưa đến đọa xứ, sân đưa đến đọa xứ, si đưa đến đọa xứ. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng tri kiến đầy đủ.

Pahīnasuttaṃ n (AN 6.90) Kinh Đã Được Đoạn Tận


1. - Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, được người đầy đủ tri kiến đoạn tận. Thế nào là sáu?

2. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham đưa đến đọa xứ, sân đưa đến đọa xứ, si đưa đến đọa xứ. Sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, được người đầy đủ tri kiến đoạn tận.

 Abhabbasuttaṃ n n (AN 6.91) Kinh Không Thể Sanh Khởi

1. - Một người đầy đủ tri kiến, này các Tỷ-kheo, không có thể làm cho sanh khởi sáu pháp. Thế nào là sáu?


2. Thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham đưa đến đọa xứ, sân đưa đến đọa xứ, si đưa đến đọa xứ. Một người đầy đủ tri kiến, này các Tỷ-kheo, không có thể làm cho sanh khởi sáu pháp này.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Ba pháp "tham đưa đến đọa xứ, sân đưa đến đọa xứ, si đưa đến đọa xứ" không nằm trong danh sách 10 kiết sử nhưng được đoạn tận bởi vị tu đà huờn. Ba pháp đó hiểu chính xác là gì? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Thân kiến khác với ngã chấp thế nào? - TT Tuệ Siêu


 Thảo luận 3. Tại sao "thấy được Niết Bàn lần đầu tiên" lại đoạn tận ngã chấp, đoạn tận hoài nghi ở Tam Bảo, đoạn tận sự chấp thủ đối với hành trì những pháp vô ích? - TT Tuệ Siêu



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Một vị thấy được Niết Bàn lần thứ nhất (sơ quả) có thể hiểu tương ưng với điều nào sau đây?
 A. Như người đi trong đêm đen bổng nhiên trời chớp vị đó biết rõ mình đang ở đâu (không có suy luận sai về bản thân) (không còn thân kiến) /
 B. Vị đó không mơ hồ gì về con đường dẫn tới ngôi nhà bình yên (không còn giới cấm thủ) /
 C. Vị đó không hoài nghi gì về người đã nói có con đường thoát hiểm (không còn hoài nghi) /
 D. Cả ba điều trên đều đúng


TT Pháp Đăng cho đáp án câu 1 là D

Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây được xem là đúng khi nói về bậc tu đà huờn?
 A. Đã vào dòng thánh vức, chắc chắn sẽ dẫn đến giải thoát (nhập lưu) /
 B. Không bao giờ sanh vào ác đạo (điạ ngục, ngạ quỷ, a tu la, bàng sanh /
 C. Không bao giờ đánh mất niềm tin ở Tam Bảo (tín tâm bất động) /
 D. Cả ba câu trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 2 là D

Friday, August 25, 2017

Bài học. Thứ Sáu ngày 25-8-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Chương 6

IX. Phẩm Mát Lạnh

(IV) (88) Không Ưa Nghe (TT Giác Đẳng hiệu đính)

1. – Hỡi chư Tỷ-kheo, do có sau điểm nầy dù được nghe diệu pháp, cũng không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?

2. Khi Pháp và Luật được Như Lai thuyết giảng [1] không muốn nghe, [2] không có lóng tai, [3] không có chú tâm lãnh hội, [4] nắm giữ ý nghĩa sai lạc, [5] bỏ qua ý nghĩa chân xác, [6] không thuận pháp với tâm an nhẫn.

Với sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, dầu cho có nghe diệu pháp, không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.

3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, nếu được nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?

4. Khi Pháp và Luật được Như Lai thuyết giảng [1] có tâm muốn nghe, [2] có lóng tai, [3] có chú tâm lãnh hội, [4] không nắm giữ ý nghĩa sai lạc, [5] ghi nhớ ý nghĩa chân xác, [6] thuận pháp với tâm an nhẫn.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Một danh sĩ nói rằng: "nói là một nghệ thuật mà nghe cũng là một nghệ thuật". Biết nghe có phải là yếu tố quan trọng của học hỏi? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 2. Triết học được định nghĩa là sự yêu thích trí tuệ (phílosophy = the love of wisdom). Người ưa thích nghe pháp vì động lực gì? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 3. Câu nói quen thuộc của Đức Phật trước khi giảng dạy: Nầy chư tỳ kheo, hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ. Như Lai sẽ giảng" Phải chăng Đức Phật muốn chư tăng "chú tâm để lãnh hội"(nghe để học) ? Nếu đúng vậy thì khác biệt gì so với cách nghe bình thường? - TT Pháp Tân

Thảo luận 4. Nhiều người cũng tin Phật, cũng đi chùa, cũng góp phần công đức nhưng lại không thích nghe pháp phải chăng do thiếu duyên lành từ đời trước? - TT Pháp Đăng


Thảo luận 5. Phật Pháp dạy nhiều về phiền não và sở hành sai quấy của chúng sanh. Làm thế nào để nghe trong "thuận pháp với sự an nhẫn"? - TT Tuệ Quyền


 III Trắc Nghiệm