Monday, August 14, 2017

Bài học. Thứ Hai ngày 14-8-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương 6

VIII. Phẩm A-La-Hán

(III) (77) Thượng Nhân Pháp

1. - Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Thế nào là sáu?

2. Thất niệm, không tỉnh giác, không phòng hộ các căn, không có thể tiết độ trong ăn uống, ngụy trá, hư đàm. Không đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh.

3. Ðoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Thế nào là sáu?

4. Thất niệm, không tỉnh giác, không phòng hộ các căn, tiết độ trong ăn uống, ngụy trá, hư đàm. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đánh bậc Thánh.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

TT Giác Đẳng tường trình hiện tình Phật Giáo tại Tây Phương


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Theo Phật Pháp thì điều nào sau đây khiến một người được xem là cao quý? 
A. Sống với chánh niệm và tỉnh giác /
 B. Phòng hộ sáu căn và tiết độ trong ẩm thực / 
C. Thành thật không giả dối /
 D. Cả ba điều trên

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 1 là D


Trắc nghiệm 2. Một người sống với chánh niệm có biểu tỏ nào sau đây?
 A. Làm việc gì "để tâm" vào việc đó /
 B. Chú ý sinh hoạt bản thân hơn là "lo chuyện thiên hạ" /
 C. Ở giây phút nào biết giây phút đó hơn là trông ngóng đợi chờ /
 D. Cả ba câu trên đêu đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 2 là D

Trắc nghiệm 3. Người có sự tỉnh giác (sampajañña) có đặc tính nào sau đây? 
A. Bén nhạy với những gì ĐANG xẩy ra /
B. Ít phản ứng nông nỗi với những trạng huống bất ngờ/
 C. Thường sống trong hiện tại /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 3 là D

Trắc nghiệm 4. Thí dụ nào sau đây gần với ý nghĩa phòng hộ sáu căn? 
A. Như gà ấp trứng / 
B. Như vị tướng canh giữ cẩn mật các cửa thành / 
C. Như người mẹ bảo vệ đứa con một /
 D. Như người không muốn ai lấy châu báu của mình

TT Pháp Đăng cho đáp án câu 4 là B

Trắc nghiệm 5. Nói về việc ăn uống điều nào sau đây được "chú trọng nhiều" theo Phật Pháp? 
A. Không ăn quá no, quá nhiều /
 B. Không ăn phi thời /
 C. Không ăn mà thiếu chân chánh quán tưởng /
 D. Cả ba điều trên

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 5 là D

 Trắc nghiệm 6. Một vị xuất gia giả dối để nhận cung kính, cúng dường có khiếm khuyết nào sau đây?
 A. Tà mạng  (nuôi mạng không chân chánh ) / 
B. Xu hướng theo thế tục /
 C. Đánh mất mục đích cao cả của đời sống phạm hạnh /
 D. Cả ba điều trên


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 6 là D

Trắc nghiệm 7. Chuyện kể một người giàu hỏi người nghèo: tôi giàu anh nghèo sao anh không bày tỏ sự nể phục?. Người nghèo trả lời: Anh giàu thì anh hưởng liên quan gì tới tôi. Người giàu hỏi tiếp: nếu tôi cho anh phân nữa tài sản thì đủ làm anh nể phục chưa? Người nghèo trả lời:  nếu hai người giàu bằng nhau thì sao lại phải nể phục. Người giàu liền hỏi: Nếu tôi cho anh tất cả tài sản của tôi thì anh có nể phục không?  Người nghèo trả lời: Nếu tôi trở thành giàu mà anh trắng tay thì anh phải nể phục tôi mới phải. Câu chuyện trên có đúng thái độ "không xu nịnh" của một bậc hiền trí? 
A. Đúng. Vì không nịnh bợ ở bất cứ hoàn cảnh nào. / 
B. Không đúng. Bậc hiền trí không dua nịnh vì bản chất tự nhiên không vì so đo /
 C. Đúng. Người quân tử không vì giàu nghèo mà thay đổi /
 D. Sai. Thái độ ngoan cố như chuyện kể không phải là thái độ của bậc thiện trí


TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 7 là B





No comments:

Post a Comment