Thursday, August 31, 2017

Bài học. Thứ Năm ngày 31-8-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Tuệ Siêu

Chương 6

X. Phẩm Lợi Ích

(III) (98) Vô Thường

1.- Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] vị Tỷ-kheo nào thấy bất cứ pháp hữu vi nào là thường còn, sẽ thành tựu được thuận pháp an nhẫn, sự kiện này không xảy ra. [2] Không thành tựu thuận pháp an nhẫn mà thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo, sự kiện này không thể xảy ra. [3] Không thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo mà chứng ngộ quả Dự lưu, [4] hay quả Nhất Lai, [5] hay quả Bất lai, [6] hay quả A-la-hán, sự kiện này không xảy ra.

2. - Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] vị Tỷ-kheo nào thấy bất cứ pháp hữu vi nào là vô thường sẽ thành tựu được thuận pháp an nhẫn, sự kiện này có xảy ra. [2] thành tựu thuận pháp an nhẫn rồi thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo, sự kiện này có thể xảy ra. [3] thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo mà chứng ngộ quả Dự lưu, [4] hay quả Nhất Lai, [5] hay quả Bất lai, [6] hay quả A-la-hán, , sự kiện này có xảy ra.


(99) Khổ
1- Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] vị Tỷ-kheo nào thấy bất cứ pháp hữu vi nào là lạc, sẽ thành tựu được thuận pháp an nhẫn, sự kiện này không xảy ra. [2] Không thành tựu thuận pháp an nhẫn mà thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo, sự kiện này không thể xảy ra. [3] Không thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo mà chứng ngộ quả Dự lưu, [4] hay quả Nhất Lai, [5] hay quả Bất lai, [6] hay quả A-la-hán, sự kiện này không xảy ra.

2. - Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] vị Tỷ-kheo nào thấy bất cứ pháp hữu vi nào là khổ não sẽ thành tựu được thuận pháp an nhẫn, sự kiện này có xảy ra. [2] thành tựu thuận pháp an nhẫn rồi thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo, sự kiện này có thể xảy ra. [3] thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo mà chứng ngộ quả Dự lưu, [4] hay quả Nhất Lai, [5] hay quả Bất lai, [6] hay quả A-la-hán, , sự kiện này có xảy ra.

(100) Vô Ngã

1- Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] vị Tỷ-kheo nào thấy bất cứ pháp hữu vi nào là hữu ngã, sẽ thành tựu được thuận pháp an nhẫn, sự kiện này không xảy ra. [2] Không thành tựu thuận pháp an nhẫn mà thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo, sự kiện này không thể xảy ra. [3] Không thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo mà chứng ngộ quả Dự lưu, [4] hay quả Nhất Lai, [5] hay quả Bất lai, [6] hay quả A-la-hán, sự kiện này không xảy ra.

2. - Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] vị Tỷ-kheo nào thấy bất cứ pháp hữu vi nào là vô ngã sẽ thành tựu được thuận pháp an nhẫn, sự kiện này có xảy ra. [2] thành tựu thuận pháp an nhẫn rồi thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo, sự kiện này có thể xảy ra. [3] thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo mà chứng ngộ quả Dự lưu, [4] hay quả Nhất Lai, [5] hay quả Bất lai, [6] hay quả A-la-hán, , sự kiện này có xảy ra.

(101) Niết Bàn

1- Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] vị Tỷ-kheo nào thấy niết bàn là khổ, sẽ thành tựu được thuận pháp an nhẫn, sự kiện này không xảy ra. [2] Không thành tựu thuận pháp an nhẫn mà thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo, sự kiện này không thể xảy ra. [3] Không thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo mà chứng ngộ quả Dự lưu, [4] hay quả Nhất Lai, [5] hay quả Bất lai, [6] hay quả A-la-hán, sự kiện này không xảy ra.

2. Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] vị Tỷ-kheo nào thấy niết bàn là lạc, sẽ thành tựu được thuận pháp an nhẫn, sự kiện này không xảy ra. [2] Không thành tựu thuận pháp an nhẫn mà thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo, sự kiện này không thể xảy ra. [3] Không thể nhập vào thái độ dứt khoát đối với chánh đạo mà chứng ngộ quả Dự lưu, [4] hay quả Nhất Lai, [5] hay quả Bất lai, [6] hay quả A-la-hán, sự kiện này không xảy ra.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Khi một người thân mất mình đau khổ vì sự vô thường khác biệt gì khi đang sống với người thân mà ý thức rằng rồi mình sẽ phân ly với người mình yêu thương? - TT Pháp Tân

Thảo luận 2. Tại sao theo Phật học cả vui và khổ của cuộc sống đều nằm trong khổ não - dukkha? ĐĐ Pháp Tín


Thảo luận 3. Tại sao theo Phật học cả hai ý niệm Thượng đế và linh hồn đều nằm trong chấp thủ hữu ngã? ĐĐ Nguyên Thông



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây tương ưng với ý nghĩa của sự vô thường? 
A. Không đứng yên một chỗ /
 B. Sẽ bị hoại diệt (hay chết) /
 C. Hiện hữu là dòng tiếp nối của những sanh diệt /
 D. Cả ba điều A, B và C đều đúng


đáp án câu 1 là D

Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây nằm trong ý nghĩa của chữ khổ não (dukkha)?
 A. Rỗng không /
 B. Khiếm khuyết (hay bất toàn) /
 C. Không bao giờ thoả mãn (hay bất toại) /
 D. Cả ba câu trên 


TT Tuệ Quyền đang cho đáp án câu 2 là D

Trắc nghiệm 3. Điều nào sau đây tương ưng với ý nghĩa của vô ngã?
 A. Không có một nhân tố độc tôn /
 B. Không có chủ quyền hoàn toàn / 
C. Không có một trật tự tuyệt đối /
D. Cả ba ý nghĩa trên


TT Giác Đẳng cho đáp án câu 3 là D


No comments:

Post a Comment