Tuesday, August 22, 2017

Bài học. Thứ Ba ngày 22-8-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Chương 6

IX. Phẩm Mát Lạnh

(I) (85) Mát Lạnh

1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương. Thế nào là sáu?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi nào tâm cần hạn chế, khi ấy không hạn chế tâm; khi nào tâm cần phải phấn chấn, khi ấy, lại không phấn chấn tâm; khi nào tâm cần phải làm cho hoan hỷ, khi ấy lại không làm tâm hoan hỷ; khi nào tâm cần phải trú xả, quán sát, khi ấy lại không làm cho tâm trú xả, quán sát; xu hướng về hạ liệt; hoan hỷ thân kiến.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương.

3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương. Thế nào là sáu?

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi nào tâm cần phải hạn chế, khi ấy hạn chế tâm; khi nào tâm cần phải phấn chấn, khi ấy phấn chấn tâm; khi nào tâm cần phải làm cho hoan hỷ, khi ấy làm cho tâm hoan hỷ; khi nào tâm cần phải trú xả, quán sát khi ấy làm tâm trú xả, quán sát; xu hướng về thù thắng; hoan hỷ Niết-bàn.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương.

TK Giac Dang: sītibhāva = sự mát mẻ, yên lặng 

TK Giac Dang: anuttaraṃ sītibhāvaṃ


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Phải chăng sự tu tập nội tâm tế nhị và khó khăn hơn chuyện tạo phước qua bố thí, trì giới? - ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 2. Phải chăng chúng ta lượng định chuyện của người khác dễ hơn là đánh giá bản thân (chuyện người thì sáng chuyện mình thì quáng)? - TT Tuệ Quyền




 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Cụm từ "vô thượng thanh lương - anuttara sītibhāva" mang ý nghĩa liên hệ tới điều nào sau đây?
 A. Vận dụng được hai cực đối lập / 
B. Vượt khỏi sự nhiệt não của hai cực đoan /
 C. Khả năng đi tới không bị vướng vấp /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án câu  1 :. D

 Trắc nghiệm 2. Khi tâm rơi vào trạng thái "dục tốc bất đạt" thì hành giả nên làm gì? 
A. Áp chế tâm /
 B. Khích lệ tâm /
 C. Làm tâm hân hoan /
 D. Trú xã 

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu  2 :. A .

Trắc nghiệm 3. Sự hân hoan tốt cho giai đoạn nào của sự tu tập?
 A. Giai đoạn khởi đầu / 
B. Khi tâm buồn chán /
 C. Khi tâm chưa đủ gắn bó thuần thục /
 D. Cả ba câu trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu  3 : .D .

Trắc nghiệm 4. Sự trú xả được hiểu qua thí dụ nào sau đây? 
A. Khi guồng máy đã chạy tốt thì để mắt theo dõi không nên can thiệp vào / 
B. Khi gặp kẻ thù cứ giữ vẻ mặt lạnh lùng / 
C. Người tu không tha thiết gì ở cõi đời nầy /
 D. Người sống càng buông xả càng nhẹ nhàng

TT Giác Đẳng cho đáp án câu 4 : A

Trắc nghiệm 5. Tôn giả Anuruddha hỏi Tôn giả Sàriputta: Với sự thành tựu thiên nhãn siêu nhiên tôi có thể thấy cả ngàn thế giới tuy vậy vẫn chưa thể chứng vô thượng giải thoát. Tại sao như vậy?" Tôn giả Sàriputta trả lời "khi hiền giả nghĩ "tôi có thể nhìn thấy cả ngàn thế giới" đó là MẠN". khi hiền giả nghĩ "tuy thế tôi không thể chứng vô thượng giải thoát thì đó là HỐI QUÁ". Điều nào sau đây nói lên vấn đề của Ngài Anuruddha? 
A. Chưa đủ Ba la mật /
 B. Hướng thượng nhưng vướng vào chấp ngã (thân kiến) /
 C. Thiên nhãn minh không liên hệ gì tới lậu tận minh /
 D. Phước quá khứ là chướng duyên hiện tại

TT Pháp Tân cho đáp án câu 5: B





No comments:

Post a Comment