Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Chương 6
VIII. Phẩm A-La-Hán
V) (79) Chứng Ðắc (TT Giác Đẳng hiệu đính)
1. - Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo không có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay không có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc. Thế nào là sáu?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo [1]không thiện xảo trong sự thành tựu, [2] không thiện xảo trong sự tổn giảm, [3] không thiện xảo trong phương cách thực hiện, [4] không khởi lên ước muốn đạt được những thiện pháp chưa có, [5] không phòng hộ các thiện pháp đã có được, [6] không có cố gắng hoàn tất những gì cần làm với sự kiên trì.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay không có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc.
3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc. Thế nào là sáu?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo [1] thiện xảo trong sự thành tựu, [2] thiện xảo trong sự tổn giảm, [3] thiện xảo trong phương cách thực hiện, [4]khởi lên ước muốn đạt được những thiện pháp chưa có, [5] biết phòng hộ các thiện pháp đã có được, [6] có cố gắng hoàn tất những gì cần làm với sự kiên trì.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc.
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo [1]không thiện xảo trong sự thành tựu, [2] không thiện xảo trong sự tổn giảm, [3] không thiện xảo trong phương cách thực hiện, [4] không khởi lên ước muốn đạt được những thiện pháp chưa có, [5] không phòng hộ các thiện pháp đã có được, [6] không có cố gắng hoàn tất những gì cần làm với sự kiên trì.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay không có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc.
3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc. Thế nào là sáu?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo [1] thiện xảo trong sự thành tựu, [2] thiện xảo trong sự tổn giảm, [3] thiện xảo trong phương cách thực hiện, [4]khởi lên ước muốn đạt được những thiện pháp chưa có, [5] biết phòng hộ các thiện pháp đã có được, [6] có cố gắng hoàn tất những gì cần làm với sự kiên trì.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 2. Nếu chánh tinh tấn cần khả năng phân biệt như vậy phải chăng tinh tấn phải có trí tuệ? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 3. Phải chăng "biết rõ phương cách thực hiện" cần nhiều kinh nghiệm pháp hành? - ĐĐ Nguyên Thông
III Trắc Nghiệm
A. Cố gắng /
B. Cố gắng làm thiện /
C. Cố gấng diệt trừ ác pháp /
D. Đặt nỗ lực đúng chỗ: ngăn ngừa và tiêu trừ ác pháp, làm sanh khởi và duy trì thiện pháp
TT Pháp Tân cho đáp án Câu 1 :.D
Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây được xem là đúng theo Phật học?
A. Chánh tinh tấn cần có chánh niệm để "bám sát và nhận diện" thiện, bất thiện /
B. Chánh tinh tấn cần "trạch pháp giác chi" một thứ trí tuệ phân biệt /
C. Chánh tinh tấn cần chánh định để có được sức mạnh của nội tại /
D. cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu 2 :.D.
Trắc nghiệm 4. Khổng Tử đến kinh đô nước Sở đi vào cổng thành không tháo nón giữ lễ như thường lệ. Tử Lộ thắc mắc tại sao. Khổng Tử trả lời: Nước Sở đang suy vi mà dân chúng ơ hờ là bất tri, biết mà không làm gì là bất trung, làm mà không hết lòng là bất dũng. Người ở xứ nào mà bất tri, bất trung, bất dũng không đáng nhận sự kính trọng. Câu nào sau đây mang ý nghĩa tương tự như câu nói của Khổng Tử?
A. Không biết nguy hiểm của ác pháp, không biết giá trị của thiện pháp là vô minh /
B. Biết nhưng không nỗ lực kiên trì là thiếu tinh tấn /
C. Nỗ lực nhưng thiếu thiện xảo là "không vận dụng được tổng lực" của bốn thần túc, ba chi phần của định học (chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định) hay bảy giác chi /
D. Cả ba câu trên
TT Pháp Tân cho đáp án Câu 4 :.D .
No comments:
Post a Comment