Sunday, August 6, 2017

Bài học. Chủ Nhật ngày 6-8-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:   TT Giác Đẳng

Chương 6

VII. Phẩm Chư Thiên

(IV) (68) Hội Chúng (TT Giác Đẳng hiệu đính)

1. - Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] sự kiện nầy không thể xẩy ra vị Tỷ-kheo ưa thích quần tụ, thích thú với đám đông, dành nhiều thì giờ lân la ưa thích hội chúng, quây quần với  hội chúng, thường lân la tụ tập lại  hoan hỷ với đời sống độc cư an tịnh. [2] Sự kiện này không xảy ra vị tỳ kheo không hoan hỷ sống độc cư an tịnh, sống viễn ly, lại  nắm bắt được tướng của tâm. [3] Sự kiện này không xảy ra vị tỳ kheo không nắm giữ tướng của tâm lại có thể làm cho viên mãn chánh kiến. [4] Sự kiện này không xảy ra vị tỳ kheo không làm cho viên mãn chánh kiến lại có thể viên mãn chánh định.  [5] Sự kiện này không xảy ra vi tỳ kheo không làm cho viên mãn chánh định lại có thể từ bỏ các kiết sử. [6] Sự kiện này không xảy ra vị tỳ kheo không từ bỏ các kiết sử lại có thể chứng ngộ Niết-bàn.

 2. Thật vậy, này các Tỷ-kheo, [1] sự kiện nầy có thể xẩy ra vị Tỷ-kheo không ưa thích quần tụ, không thích thú với đám đông, không dành nhiều thì giờ lân la sẽ không ưa thích hội chúng, không quây quần với  hội chúng, không  lân la tụ tập vị ấy  hoan hỷ với đời sống độc cư an tịnh. [2] Sự kiện này có xảy ra vị tỳ kheo  hoan hỷ sống độc cư an tịnh, sống viễn ly,  nắm bắt được tướng của tâm. [3] Sự kiện này có xảy ra vị tỳ kheo nắm giữ tướng của tâm có thể làm cho viên mãn chánh kiến. [4] Sự kiện này có xảy ra vị tỳ kheo không làm cho viên mãn chánh kiến có thể viên mãn chánh định.  [5] Sự kiện này có xảy ra vi tỳ kheo không làm cho viên mãn chánh định  có thể từ bỏ các kiết sử. [6] Sự kiện này có xảy ra vị tỳ kheo không từ bỏ các kiết sử lại có thể chứng ngộ Niết-bàn.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Những pháp có tác động giây truyền thì có gọi là lý duyên sinh không? TT Tuệ Siêu 




 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây có ý nghĩa liên hệ tới bài kinh hôm nay? 
A. Những hiện tượng tâm lý của chúng ta đều có nhân, có duyên. Nếu chúng ta biết được thì rất lợi lạc /
 B. Có những thói quen thoạt nhìn vô hại nhưng lại ảnh hưởng lớn /
 C. Con đường tu tập và cứu cánh giải thoát liên hệ mật thiết tới đời sống nội tâm hơn là hình thức tín ngưỡng tôn giáo /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 1 là D

Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây là điểm lợi lạc của "người biết sống một mình" ?
 A. Làm chủ được thì giờ sinh hoạt cá nhân /
 B. Tự nhận được trách nhiệm đối với sự vui buồn bản thân hơn là đổ lỗi cho người khác /
 C. Dễ dàng thấy được những "triệu chứng" của tâm lý /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án câu 2 là D

Trắc nghiệm 3. Sự kiện nào sau đây cho thấy chúng ta "không nắm bắt được tưóng của tâm - cittassa nimitta" ?
 A. Mình buồn nhưng không biết tại sao mình buồn /
 B. Thường than phiền, trách móc người khác / 
C. Không thấy được sự vô thường của tâm ý vốn là bản chất tự nhiên /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 3 là D

Trắc nghiệm 4. Chánh kiến giúp chúng ta điều nào sau đây? 
A. Nhận định chính xác thí dụ đây chính nguyên nhân sanh khởi /
 B. Nhận định được giá trị  thật như đây chính là cứu cánh diệt khổ/ 
C. Nhận rõ đúng phương cách như đây là đạo đế./
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 4 là D

Trắc nghiệm 5.  Hàm dưỡng được điều nào sau đây được xem là tu tập "Định học tăng thượng" ?
 A. Nghị lực hay chánh tinh tấn / 
B. Sự tỉnh giác hay chánh niệm / 
C. Khả năng tập trung bền bĩ hay chánh định / 
D. Cả ba điều trên

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 5 là

Trắc nghiệm 6. Từ bài kinh hôm nay chúng ta có gợi ý nào sau đây được xem là lợi ích cho một nội tâm an lạc? 
A. Thỉnh thoảng nên dành thì giờ sống một mình /
 B. Bớt trách móc than phiền người khác/ 
C. huân tập khả năng tập trung /
 D. cả ba điều trên

TT Pháp Đăng cho đáp án câu 6 : D. 

No comments:

Post a Comment