Friday, August 25, 2017

Bài học. Thứ Sáu ngày 25-8-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Chương 6

IX. Phẩm Mát Lạnh

(IV) (88) Không Ưa Nghe (TT Giác Đẳng hiệu đính)

1. – Hỡi chư Tỷ-kheo, do có sau điểm nầy dù được nghe diệu pháp, cũng không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?

2. Khi Pháp và Luật được Như Lai thuyết giảng [1] không muốn nghe, [2] không có lóng tai, [3] không có chú tâm lãnh hội, [4] nắm giữ ý nghĩa sai lạc, [5] bỏ qua ý nghĩa chân xác, [6] không thuận pháp với tâm an nhẫn.

Với sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, dầu cho có nghe diệu pháp, không có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp.

3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, nếu được nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?

4. Khi Pháp và Luật được Như Lai thuyết giảng [1] có tâm muốn nghe, [2] có lóng tai, [3] có chú tâm lãnh hội, [4] không nắm giữ ý nghĩa sai lạc, [5] ghi nhớ ý nghĩa chân xác, [6] thuận pháp với tâm an nhẫn.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Một danh sĩ nói rằng: "nói là một nghệ thuật mà nghe cũng là một nghệ thuật". Biết nghe có phải là yếu tố quan trọng của học hỏi? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 2. Triết học được định nghĩa là sự yêu thích trí tuệ (phílosophy = the love of wisdom). Người ưa thích nghe pháp vì động lực gì? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 3. Câu nói quen thuộc của Đức Phật trước khi giảng dạy: Nầy chư tỳ kheo, hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ. Như Lai sẽ giảng" Phải chăng Đức Phật muốn chư tăng "chú tâm để lãnh hội"(nghe để học) ? Nếu đúng vậy thì khác biệt gì so với cách nghe bình thường? - TT Pháp Tân

Thảo luận 4. Nhiều người cũng tin Phật, cũng đi chùa, cũng góp phần công đức nhưng lại không thích nghe pháp phải chăng do thiếu duyên lành từ đời trước? - TT Pháp Đăng


Thảo luận 5. Phật Pháp dạy nhiều về phiền não và sở hành sai quấy của chúng sanh. Làm thế nào để nghe trong "thuận pháp với sự an nhẫn"? - TT Tuệ Quyền


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment