Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 1/8/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 4.5 & 4.6
BỐN PHÁP HẠ LIỆT, BỐN PHÁP THÙ THẮNG
Cattāro dhammā bahukārā, cattāro dhammā bhāvetabbā, cattāro dhammā pariññeyyā, cattāro dhammā pahātabbā, cattāro dhammā hānabhāgiyā, cattāro dhammā visesabhāgiyā, cattāro dhammā duppaṭivijjhā, cattāro dhammā uppādetabbā, cattāro dhammā abhiññeyyā, cattāro dhammā sacchikātabbā.
Có bốn pháp có nhiều tác dụng, có bốn pháp cần phải tu tập, có bốn pháp cần phải biến tri, có bốn pháp cần phải đoạn trừ, có bốn pháp chịu phần tai hại, có bốn pháp đưa đến thù thắng, có bốn pháp rất khó thể nhập, có bốn pháp cần được sanh khởi, có bốn pháp cần được thắng tri, có bốn pháp cần được tác chứng.
katame cattāro dhammā hānabhāgiyā? cattāro yogā — kāmayogo, bhavayogo, diṭṭhiyogo, avijjāyogo. ime cattāro dhammā hānabhāgiyā.
v) Thế nào là bốn pháp chịu phần tai hại? Bốn ách: Dục ách, hữu ách, kiến ách, vô minh ách. Ðó là bốn pháp chịu phần tai hại.
katame cattāro dhammā visesabhāgiyā? cattāro visaññogā — kāmayogavisaṃyogo, bhavayogavisaṃyogo, diṭṭhiyogavisaṃyogo, avijjāyogavisaṃyogo. ime cattāro dhammā visesabhāgiyā.
vi) Thế nào là bốn pháp hướng đến thù thắng? Bốn ly ách: Ly dục ách, ly hữu ách, ly kiến ách, ly vô minh ách. Ðó là bốn pháp hướng đến thù thắng.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[168] Bốn pháp thuộc phần hạ liệt (Hānabhāgiyā dhammā):
Tức là bốn ách phược, hay bốn pháp phối (Yoga), là pháp cột buộc chúng sanh vào vòng sanh tử luân hồi:
1. Dục phối (Kāmayoga), tham trong dục lạc. Cũng gọi là dục ách.
2. Hữu phối (Bhavayoga), tham trong sự tái sanh. Cũng gọi là hữu ách.
3. Kiến phối (Diṭṭhiyoga), tà kiến chấp sai. Cũng gọi là kiến ách.
4. Vô minh phối (Avijjāyoga), si mê bất ngộ, không biết pháp đáng biết.
Bốn chi phối này có chi pháp giống như bốn lậu hoặc (Āsava), bốn bộc lưu (Ogha)...
D. III.230, A.II.10, Vbh.374.
[169] Bốn pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāgiyā dhammā):
Tức là bốn pháp ly ách (Visaṃyoga):
1. Ly dục ách (Kāmayogavisaṃyogo), tức là sự tách ly đối với dục ách phược.
2. Ly hữu ách (Bhavayogavisaṃyogo), tức là sự tách ly đối với hữu ách phược.
3. Ly kiến ách (Diṭṭhiyogavisaṃyogo), tức là sự tách ly đối với kiến ách phược.
4. Ly vô minh ách (Avijjāyogavisaṃyogo), tức là sự tách ly đối với vô minh ách phược.
D. III. 276
Hai bài kinh sau đây trích từ Tương Ưng Bộ đề cập đến sự vượt thoát bộc lưu
VIII. Phẩm Bộc Lưu
1) Tất cả đều nhân duyên ở Sàvatthi...
171.I. Bộc Lưu (Ogha). (S.v,59)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn bộc lưu này. Thế nào là bốn? Dục bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu, vô minh bộc lưu. Này các Tỷ-kheo, đó là bốn bộc lưu này. Chính vì mục đích muốn thắng tri, muốn liễu tri, muốn đoạn diệt, muốn đoạn tận bốn bộc lưu này, này các Tỷ-kheo, Thánh đạo Tám ngành này cần phải tu tập.
3-33) (Như đoạn về Tầm cầu...)
172.II. Ách Phược (Yogo) (S.v,59)
1) ...
2-33) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn ách phược này. Thế nào là bốn? Dục ách phược, hữu ách phược, kiến ách phược, vô minh ách phược. Này các Tỷ-kheo, đó là bốn ách phược này. Chính vì mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận bốn ách phược này, này các Tỷ-kheo, Thánh đạo Tám ngành này cần phải tu tập.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Chữ “ách hay phối (yoga) có nghĩa là “cột chung với”, “gắn liền với” vậy những pháp nầy gắn liền chúng sanh với cái gì?
A. Cột chúng sanh với sanh tử /
B. Cột chúng sanh với cảnh /
C. Cột chúng sanh với đau khổ /
D. Cả ba điều trên
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 1 :.A.
Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây thường là lầm lẫn của chúng sanh trong đời?
A. Dính mắc với cảnh dục mà nghĩ rằng mình đang “hưởng thụ thoải mái” /
B. Bị lệ thuộc mà nghĩ là mình “làm chủ” /
C. Lo lắng mà nghĩ rằng đó là điều thú vị /
D. Cả ba câu trên đều đúngĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2 :.D
Trắc nghiệm 3. Khi chúng ta mong muốn trở thành “một người nào đó trong tương lai” thì điều nào sau đây là vấn đề?
A. Muốn trở thành người nào đó trong tương lai có nghĩa là không bằng lòng với hiện tại /
B. Không hiểu rõ mặt trái mặt phải của mẫu người mình mong muốn trở thành (thí dụ muốn thành ca sĩ nổi tiếng nhưng không hiểu rõ những hệ luỵ của đời sống đó) /
C. Tự thu hẹp đời sống với sự đánh mất những giá trị khác /
D. Cả ba câu trên
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 3 :.D
Trắc nghiệm 4. Những quan niệm nào sau đây cho thấy kiến chấp tạo nên hệ luỵ cho cuộc sống?
A. Chấp thủ “chỉ có điều nầy là chân lý ngoài ra đều là hư vọng” /
B. Không biết được có những sự thật không nằm trong lý luận và ngôn ngữ /
C. Bảo thủ quan điểm chủ quan thường che khuất quan sát khách quan /
D. Cả ba điều trên.
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 4 :.A.
Trắc nghiệm 5. Câu nào sau đây đúng khi nói về vô minh?
A. Vô minh là sự không thật biết khổ, nhân sanh khổ, sự diệt khổ, con đường đưa đến diệt khổ /
B. Bản thể của vô minh là thuộc tánh si /
C. Vô minh mặc dù bàng bạc khó thấy nhưng là động lực đằng sau tất cả nghiệp hữu tạo quỷ luân hồi /
D. Cả ba câu trên đều đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 5 :.D.