Wednesday, July 31, 2019

Bài học. Thứ Tư ngày 31 tháng 7, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 31/7/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 4.4

 
BỐN PHÁP CẦN PHẢI ĐOẠN TRỪ

Cattāro dhammā bahukārā, cattāro dhammā bhāvetabbā, cattāro dhammā pariññeyyā, cattāro dhammā pahātabbā, cattāro dhammā hānabhāgiyā, cattāro dhammā visesabhāgiyā, cattāro dhammā duppaṭivijjhā, cattāro dhammā uppādetabbā, cattāro dhammā abhiññeyyā, cattāro dhammā sacchikātabbā.
Có bốn pháp có nhiều tác dụng, có bốn pháp cần phải tu tập, có bốn pháp cần phải biến tri, có bốn pháp cần phải đoạn trừ, có bốn pháp chịu phần tai hại, có bốn pháp đưa đến thù thắng, có bốn pháp rất khó thể nhập, có bốn pháp cần được sanh khởi, có bốn pháp cần được thắng tri, có bốn pháp cần được tác chứng.
katame cattāro dhammā pahātabbā? cattāro oghā — kāmogho, bhavogho, diṭṭhogho, avijjogho. ime cattāro dhammā pahātabbā.
iiv) Thế nào là bốn pháp cần phải đoạn trừ? Bốn bộc lưu: Dục bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu, vô minh bộc lưu. Ðó là bốn pháp cần phải đoạn trừ.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[167] Bốn pháp cần đoạn trừ (Pahātabbā dhammā):
Tức là bốn bộc lưu (Ogha):
1. Dục bộc lưu (Kāmogha), là ái tham năm món dục lạc.
2. Hữu bộc lưu (Bhavogha), là tham muốn cảnh giới tái sanh.
3. Kiến bộc lưu (Diṭṭhogha), là chấp tà kiến sai lạc chân lý.
4. Vô minh bộc lưu (Avijjogha), là si mê tăm tối, không biết pháp đáng biết.
Gọi là bộc lưu vì bốn điều này như nước lũ cuốn trôi chúng sanh, nhận chìm trong biển khổ luân hồi.
D.III.230, 276; S.V.59; Vbh.374

Bài kinh sau đây trích từ Tương Ưng Bộ đề cập đến sự vượt thoát bộc lưu của bậc Đại giác.
I: Bộc Lưu (S.I,1)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).
Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên ấy bạch Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?
-- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.
-- Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?
-- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.
(Vị Thiên):
Từ lâu, tôi mới thấy
Bà-la-môn tịch tịnh.
Không đứng, không bước tới,
Vượt chấp trước ở đời.
Vị Thiên ấy nói như vậy và bậc Ðạo Sư chấp nhận. Vị Thiên ấy biết được: "Thế Tôn đã chấp nhận ta". Vị ấy đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Phải chăng thái độ chấp nhận số phận an bài của người thế gian theo Phật học thì là "sự đứng lại để rồi chìm xuống"? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 2. Phấn đấu thế nào không bị trôi dạt theo dục, hữu, kiến và vô minh? - ĐĐ Huy Niệm


Thảo luận 3. Phải chăng bốn bộc lưu có thể được hiểu là những “lực đẩy” của đời sống? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment