Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 23/7/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 3.6
BA PHÁP ĐƯA ĐẾN THÙ THẮNG
Tayo dhammā bahukārā, tayo dhammā bhāvetabbā, tayo dhammā pariññeyyā, tayo dhammā pahātabbā, tayo dhammā hānabhāgiyā, tayo dhammā visesabhāgiyā, tayo dhammā duppaṭivijjhā, tayo dhammā uppādetabbā, tayo dhammā abhiññeyyā, tayo dhammā sacchikātabbā.
Có ba pháp có nhiều tác dụng, có ba pháp cần phải tu tập, có ba pháp cần phải biến tri, có ba pháp cần phải đoạn trừ, có ba pháp chịu phần tai hại, có ba pháp đưa đến thù thắng, ba pháp rất khó thể nhập, có ba pháp cần được sanh khởi, có ba pháp cần được thắng tri, có ba pháp cần được tác chứng.
katame tayo dhammā visesabhāgiyā? tīṇi kusalamūlāni — alobho kusalamūlaṁ, adoso kusalamūlaṁ, amoho kusalamūlaṁ. ime tayo dhammā visesabhāgiyā.
vi) Thế nào là ba pháp đưa đến thù thắng? Ba thiện căn: Vô tham thiện căn, vô sân thiện căn, vô si thiện căn. Ðó là ba pháp đưa đến thù thắng.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[77] Ba pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāgiyā dhammā).
Đây là ba thiện căn (Kusalamūlā):
1. Vô tham thiện căn (Alobho kusalamūlaṃ). Sự không tham luyến là gốc tạo ra tâm thiện, tâm tịnh hảo.
2. Vô sân thiện căn (Adoso kusalamūlaṃ). Sự không nóng bức là gốc tạo ra tâm thiện, tâm tịnh hảo.
3. Vô si thiện căn (Amoho kusalamūlaṃ). Sự hiểu biết, sự sáng suốt là gốc tạo ra các tâm thiện tương ưng trí, tâm tịnh hảo hợp trí.
Sự giải thích về ba căn bất thiện sau đây được trích từ quyển Vi Diệu Pháp Toát Yếu của ngài Narada, bản dịch của cư sĩ Phạm Kim Khánh:
Ðối nghịch hẳn với ba căn bất thiện trên có ba căn thiện (Kusala). Ba căn nầy không những hàm xúc sự vắng mặt một số điều kiện bất thiện mà còn bao hàm sự hiện hữu của những điều kiện có tánh cách "thiện" một cách tích cực. Alobha không phải chỉ có nghĩa là không luyến ái (không tham), mà cũng là quảng đại, bao dung, rộng rãi bố thí. Adosa cũng không phải chỉ là không sân hay không thù hận, mà còn là thiện ý, thiện chí, hay tâm từ (mettā). Amoha không phải chỉ là không si mê mà cũng là trí tuệ hay tri kiến, minh mẫn sáng suốt (ñāṇa hay paññā).
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Tại sao trong Phật Pháp khi nói về các căn thiện thì dùng phụ đính từ như vô tham , vô sân , vô si ,thay vì buông xã , từ ái , trí tuệ ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Người làm việc từ thiện bằng tâm bất thiện như cầu danh , cầu lợi thì” có phước chăng “? - TT Pháp Tân
Thảo luận 4. Phải chăng tất cả chúng ta đều có thiện căn nhưng vấn đề là có khai triển cho lớn mạnh hay không thôi ? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 5. TT Pháp Đăng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment