Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 11/7/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 2.3
DANH VÀ SẮC , HAI PHÁP CẦN ĐƯỢC BIẾN TRI
Dve dhammā bahukārā, dve dhammā bhāvetabbā, dve dhammā pariññeyyā, dve dhammā pahātabbā, dve dhammā hānabhāgiyā, dve dhammā visesabhāgiyā, dve dhammā duppaṭivijjhā, dve dhammā uppādetabbā, dve dhammā abhiññeyyā, dve dhammā sacchikātabbā.
Có hai pháp có nhiều tác dụng, có hai pháp cần phải tu tập, có hai pháp cần phải biến tri, có hai pháp cần phải đoạn trừ, có hai pháp chịu phần tai hại, có hai pháp đưa đến thù thắng, hai pháp rất khó thể nhập, có hai pháp cần được sanh khởi, có hai pháp cần được thắng tri, có hai pháp cần được tác chứng.
katame dve dhammā pariññeyyā? nāmañca rūpañca.
iii) Thế nào là hai pháp cần được biến tri? Danh và sắc.
Bài kinh sau đây trích từ Tương Ưng Bộ, đề cập đến danh và sắc trong giáo lý duyên khởi:
VII. Bó Lau (Tạp 12.6 Lô, Ðại 2,81a) (S.ii,112)
1) Một thời, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahàkotthita trú ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isipatana (chư Tiên đọa xứ) ở Migàdàya (rừng nai).
2) Rồi Tôn giả Mahàkotthita, vào buổi chiều từ chỗ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, bèn ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahàkotthita nói với Tôn giả Sàriputta:
-- Này Hiền giả Sàriputta, già chết do tự mình tạo ra, già chết do người khác tạo ra, già chết do tự mình và do người khác tạo ra, hay già chết không do tự mình tạo ra, không do người khác tạo ra, do tự nhiên sanh?
4) -- Này Hiền giả Kotthita, già chết không do tự mình tạo ra, già chết không do người khác tạo ra, già chết không do tự mình tạo ra và người khác tạo ra, già chết cũng không phải không do tự mình tạo ra, không do người khác tạo ra, không do tự nhiên sanh. Già chết do duyên sanh.
5) -- Này Hiền giả Sàriputta, có phải sanh do tự mình làm ra, sanh do người khác làm ra, sanh do tự mình làm ra và do người khác làm ra, hay sanh không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, do tự nhiên sanh?
6) -- Này Hiền giả Kotthita, sanh không do tự mình làm ra, sanh không do người khác làm ra, sanh không do tự mình làm ra và người khác làm ra, hay sanh cũng không phải không do tự mình làm ra và không phải không do người khác làm ra, cũng không do tự nhiên sanh. Sanh do duyên hữu.
7-18) -- Này Hiền giả Sàriputta, hữu có phải do tự mình làm ra... thủ có phải do tự mình làm ra... ái có phải do tự mình làm ra... thọ có phải do tự mình làm ra... xúc có phải do tự mình làm ra... sáu xứ có phải do tự mình làm ra...
19) ... Danh sắc có phải do tự mình làm ra, danh sắc có phải do người khác làm ra, danh sắc có phải do tự mình làm ra và do người khác làm ra, hay danh sắc có phải không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, do tự nhiên sanh?
20) -- Này Hiền giả Kotthita, danh sắc không phải do tự mình làm ra, danh sắc không phải do người khác làm ra, danh sắc không phải do tự mình làm ra và do người khác làm ra, hay danh sắc cũng không phải không do tự mình làm ra và không phải không do người khác làm ra, không do tự nhiên sanh. Danh sắc do duyên thức.
21) -- Này Hiền giả Sàriputta, có phải thức do tự mình làm ra, thức do người khác làm ra, thức do tự mình làm ra và do người khác làm ra, hay có phải thức không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, do tự nhiên sanh?
22) -- Này Hiền giả Kotthita, thức không do tự mình làm ra, thức không do người khác làm ra, thức không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, hay thức cũng không phải không do tự mình làm ra và không phải không do người khác làm ra, không do tự nhiên sanh. Thức do duyên danh sắc.
23) -- Nay chúng tôi hiểu lời nói của Hiền giả Sàriputta như sau: "Này Hiền giả Kotthita, danh sắc không do tự mình làm ra, danh sắc không do người khác làm ra, danh sắc không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, danh sắc cũng không phải không do tự mình làm ra và không phải không do người khác làm ra, không do tự nhiên sanh. Danh sắc do duyên thức".
24) Và nay chúng tôi hiểu lời nói của Hiền giả Sàriputta như sau: "Này Hiền giả Kotthita, thức không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, không do tự mình làm ra và người khác làm ra, cũng không phải không do tự mình làm ra và không phải không do người khác làm ra, không do tự nhiên sanh. Thức do duyên danh sắc".
25) Này Hiền giả Sàriputta, cần phải hiểu như thế nào ý nghĩa lời nói này?
-- Vậy này Hiền giả, tôi sẽ nêu một ví dụ. Nhờ có ví dụ, người có trí hiểu được ý nghĩa lời nói.
26) Ví như hai bó lau dựa vào nhau mà đứng. Cũng vậy, này Hiền giả, do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. Do duyên danh sắc, sáu xứ sanh khởi. Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này Hiền giả, nếu một bó lau được kéo qua một bên, bó lau kia liền rơi xuống. Nếu bó lau kia được kéo qua một bên, bó lau này được rơi xuống. Cũng vậy, này Hiền giả, do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt... (như trên)... như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.
27) -- Thật vi diệu thay, Hiền giả Sàriputta! Thật hy hữu thay, Hiền giả Sàriputta! Lời nói khéo nói này của Hiền giả Sàriputta và lời nói với ba mươi sáu sự này của Hiền giả Sàriputta, chúng tôi xin tùy hỷ.
28) -- Này Hiền giả, nếu một Tỷ-kheo thuyết pháp để nhàm chán, ly tham, đoạn diệt già chết, thời đủ để được gọi là vị Tỷ-kheo thuyết pháp. Này Hiền giả, nếu một Tỷ-kheo thực hành để nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, già chết, thời đủ để được gọi là Tỷ-kheo tùy pháp hành. Này Hiền giả, nếu một Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, vô minh được giải thoát, không có chấp thủ, thời đủ để được gọi vị Tỷ-kheo đã đạt được hiện tại Niết-bàn.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Tại sao trong giáo lý duyên khởi Đức Phật không dạy "thức duyên lục nhập" mà “thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập”? Phải chăng danh sắc mang một ý nghĩa đặc biệt hơn là “tâm thức và vật chất”? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Tại sao một số các thiền sư nhấn mạnh khả năng phân biệt danh và sắc trong sự tu tập tứ niệm xứ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Thói quen của thân và tâm có khác nhau chăng? nghiện ngập ma tuý là thói quen của thân hay của tâm? Người tu tập nên quan niệm thế nào về phương diện nầy? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Phải chăng đa số chúng ta chăm sóc thân nhiều hơn chăm sóc tâm? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 5. Thay đổi cách suy nghĩ của tâm có thay đổi cả cuộc sống? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 6. Lời dạy của tôn giả Sàriputta là thân và tâm sanh diệt do những điều kiện (duyên trợ tạo). Điều đó mang ý nghĩa gì đối với chúng ta? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 1. Tại sao trong giáo lý duyên khởi Đức Phật không dạy "thức duyên lục nhập" mà “thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập”? Phải chăng danh sắc mang một ý nghĩa đặc biệt hơn là “tâm thức và vật chất”? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Tại sao một số các thiền sư nhấn mạnh khả năng phân biệt danh và sắc trong sự tu tập tứ niệm xứ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Thói quen của thân và tâm có khác nhau chăng? nghiện ngập ma tuý là thói quen của thân hay của tâm? Người tu tập nên quan niệm thế nào về phương diện nầy? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Phải chăng đa số chúng ta chăm sóc thân nhiều hơn chăm sóc tâm? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 5. Thay đổi cách suy nghĩ của tâm có thay đổi cả cuộc sống? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 6. Lời dạy của tôn giả Sàriputta là thân và tâm sanh diệt do những điều kiện (duyên trợ tạo). Điều đó mang ý nghĩa gì đối với chúng ta? - ĐĐ Nguyên Thông
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment