Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 20/7/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 3.3
BA PHÁP CẦN PHẢI BIẾN TRI
Tayo dhammā bahukārā, tayo dhammā bhāvetabbā, tayo dhammā pariññeyyā, tayo dhammā pahātabbā, tayo dhammā hānabhāgiyā, tayo dhammā visesabhāgiyā, tayo dhammā duppaṭivijjhā, tayo dhammā uppādetabbā, tayo dhammā abhiññeyyā, tayo dhammā sacchikātabbā.
Có ba pháp có nhiều tác dụng, có ba pháp cần phải tu tập, có ba pháp cần phải biến tri, có ba pháp cần phải đoạn trừ, có ba pháp chịu phần tai hại, có ba pháp đưa đến thù thắng, ba pháp rất khó thể nhập, có ba pháp cần được sanh khởi, có ba pháp cần được thắng tri, có ba pháp cần được tác chứng.
katame P.3.275 tayo dhammā pariññeyyā? tisso vedanā — sukhā vedanā, dukkhā vedanā, adukkhamasukhā vedanā. ime tayo dhammā pariññeyyā.
iii) Thế nào là ba pháp cần phải biến tri? Ba thọ: Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ.
Thọ - vedana – là một đề tài lớn quan trọng trong Phật Pháp. Thọ là sự cảm thọ chứ không phải là “phản ứng vui buồn” như nhiều người nghĩ. (Thọ như cảm biến của radar hay sensor chứ không “xử lý” cảnh vì đó là vai trò của hành uẩn). Thọ là một trong mười hai mắt xích của giáo lý duyên khởi; cũng mang ý nghĩa quan trọng trong các chi thiền; diệt thọ thưởng được xem tầng cao nhất của thiền định, là một trong bốn niệm xứ. Dù là trên phương diện pháp học hay pháp hành thì thọ luôn là bài học lớn.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[74] Ba pháp cần biến tri (Pariññeyyā dhammā).
Đây chỉ cho ba cảm thọ (Vedanā):
1. Thọ lạc (Sukhavedanā), sự cảm thọ dễ chịu thoải mái của thân và tâm. Tức là thân lạc và tâm hỷ.
2. Thọ khổ (Dukkhavedanā), sự cảm thọ khó chịu bức xúc của thân và tâm. Tức là thân khổ và tâm ưu.
3. Thọ phi khổ phi lạc (Adukkhamasukhaveda-nā), sự cảm thọ không khổ không lạc, cảm giác không vui, buồn, sướng, khổ. Tức là thọ xả.
Đoạn kinh sau đây trích từ Tăng Chi Bộ, Chương Sáu Pháp, với Phật ngôn về cảm thọ:
5. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các cảm thọ... cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy?
Này các Tỷ-kheo, có ba cảm thọ này: lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ.
6. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sanh khởi? Xúc, này các Tỷ-kheo, là các cảm thọ sanh khởi. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sai biệt? Này các Tỷ-kheo, có các lạc thọ liên hệ đến vật chất, có các lạc thọ không liên hệ đến vật chất; có các khổ thọ liên hệ đến vật chất, có các khổ thọ không liên hệ đến vật chất; có các cảm thọ không khổ không lạc liên hệ đến vật chất, có các cảm thọ không khổ không lạc không liên hệ đến vật chất. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các cảm thọ sai biệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ dị thục? Này các Tỷ-kheo, khi nào cảm thọ cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các cảm thọ dị thục.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là các cảm thọ đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các cảm thọ đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh định. Và khi nào, này các Tỷ kheo, vị Thánh đệ tử đã biết các cảm thọ như vậy, rõ biết các cảm thọ sanh khởi như vậy, rõ biết các cảm thọ sai biệt như vậy, rõ biết các cảm thọ dị thục như vậy, rõ biết các cảm thọ đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các cảm thọ đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các cảm thọ... cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Theo Phật pháp thì có thể chăng để "lựa chọn" cảm thọ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Người ta thường chú trọng đến cảm thọ vui buồn nhưng tại sao theo Phật pháp thì cảm thọ không vui, không buồn (thọ xả) rất quan trọng để hiểu rõ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Tại sao làm phước bằng tâm thiện thọ hỷ có phước hơn tâm thiện thọ xả trong lúc trong thiền định thì tâm thiền thọ xả cao hơn tâm thiền thọ hỷ? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 5. Sự "mẫn cảm" theo Phật pháp liên quan tới thọ uẩn hay hành uẩn? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment