Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 2/7/2019
34. Kinh Thập thượng (Dasuttara sutta) 1.4
CHẤP NGÃ , MỘT PHÁP CẦN ĐƯỢC ĐOẠN TRỪ
Eko, āvuso, dhammo bahukāro, eko dhammo bhāvetabbo, eko dhammo pariññeyyo, eko dhammo pahātabbo, eko dhammo hānabhāgiyo, eko dhammo visesabhāgiyo, eko dhammo duppaṭivijjho, eko dhammo uppādetabbo, eko dhammo abhiññeyyo, eko dhammo sacchikātabbo.
Này các Hiền giả, một pháp có nhiều tác dụng, một pháp cần phải tu tập, một pháp cần phải biến tri, một pháp cần phải đoạn trừ, một pháp chịu phần tai hại, một pháp đưa đến thù thắng, một pháp rất khó thể nhập, một pháp cần được sanh khởi, một pháp cần được thắng tri, một pháp cần được tác chứng.
katamo eko dhammo pahātabbo? asmimāno. ayaṃ eko dhammo pahātabbo.
Iv) Thế nào là một pháp cần phải đoạn trừ? Ngã mạn. Ðó là một pháp cần phải đoạn trừ.
(Sớ giải: asmimānoti rūpādīsu asmīti māno)
Đoạn kinh sau đây trích từ quyển Đức Phật và Phật Pháp, Narad, bản dịch của Phạm Kim Khánh:
Trong bộ Samyutta Nikaya (Tạp A Hàm) [14], có một chương đặc biệt ghi lại những lời Đức Phật dạy Sa-di Rahula về đặc tướng vô thường của vạn pháp.
Vì Thầy Rahula xuất gia lúc tuổi còn nhỏ nên Đức Phật thường khuyên bảo và dẫn dắt Ngài trên con đường chân chính.
Kinh Sutta Nipata ghi chép rằng Đức Phật thường lặp đi nhắc lại Sa-di Rahula bài kệ sau đây [15]:
"Hãy từ bỏ dục lạc của ngũ trần - vừa êm dịu vừa đầy sức quyến rũ. Với Niềm Tin vững chắc, hãy từ bỏ gia đình để làm người chấm dứt mọi đau khổ.
Hãy tìm chỗ ở nơi xa xôi, ẩn dật, thanh vắng và an tĩnh.
Hãy tri túc trong sự độ thực.
Không luyến ái y, bát, những vật dụng cần thiết và chỗ ở.
Không nên tìm lại niềm vui thế tục này.
Hãy nghiêm trì giới luật và thu thúc lục căn.
Hãy thận trọng canh phòng nhục dục ngũ trần và yểm ly thế gian pháp.
Hãy tránh xa những hào nhoáng bề ngoài của sự vật. Hãy trau dồi tâm nhất điểm và tĩnh lặng trong sạch. Hãy phát triển những gì không nuôi dưỡng lớp mặt bề ngoài. Hãy loại trừ tánh ngã mạn ngủ ngầm trong tâm. Khi tận diệt ngã mạn như vậy, con sẽ đi xuyên qua cuộc sống trong thanh bình an lạc tuyệt đối."
Đến năm lên mười tám, nhân dịp một tư tưởng luyến ái phát sanh có liên quan đến thân hình đẹp đẽ của mình, Sa-di Rahula (La Hầu La) lại được nghe một bài Pháp thâm diệu về sự phát triển tinh thần. Ngày nọ thầy Sa-di theo Đức Phật trì bình. Phong độ oai nghiêm quý trọng của hai vị tu sĩ xem tựa hồ như thớt ngự tượng dõng dạc cùng đi với tượng con quý phái, như thiên nga của đức vua dắt con lội trên mặt hồ trong cung điện, như hổ chúa oai phong và hùm con lẫm liệt. Cả hai Ngài đều có thân hình đẹp đẽ, cả hai đều thuộc dòng mã thượng và vương tôn, cả hai đều từ ngai vàng cất bước ra đi. Trong lúc chiêm ngưỡng dung nhan Đức Thế Tôn, Sa-di Rahula (La Hầu La) nghĩ rằng: "Ta cũng đẹp đẽ như Đức Thế Tôn, cha ta. Thân hình của Đức Phật vô cùng đẹp đẽ và thân hình ta cũng vậy. [16]"
Đức Phật đọc ngay tư tưởng bất thiện ấy. đang đi, Ngài dừng chân, quay lại dạy như sau:
"Bất luận hình dáng đẹp đẽ hay xấu xa, hay thế nào đi nữa, cũng phải được quan sát như vầy: Cái này không phải của ta (N'etam mama); cái này không phải là ta (N'eso'ham' asami); cái này không phải là tự ngã của ta (Na me so atta)"
Thầy Rahula cung kính bạch với Đức Phật có phải ta chỉ nên xem hình thể như thế ấy không. Đức Phật dạy rằng ta phải xem tất cả năm uẩn (khandha) [18] như thế ấy.
Sau khi nghe lời giáo huấn của Đức Thế Tôn, Thầy Rahula xin phép không đi theo vào làng trì bình như mọi hôm. Thầy dừng lại dưới cội cây, ngồi tréo chân theo lối kiết già, thẳng mình và chú tâm hành thiền.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Thuật ngữ Ngã Chấp - asmimāna - trong bài kinh hôm nay mang ý nghĩa gì? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Xin cho thí dụ cụ thể tại sao người chấp ngã là người đau khổ nhiều nhất giữa cuộc đời này? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Tại sao niềm tự hào về bản thân là "con dao hai lưỡi"? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 5. Tu tập như thế nào để bỏ ngã chấp? - TT Pháp Đăng
Câu hỏi của Phật tử: “ Sở mạn Kiến = Ngã mạn kiến không? có thể dùng Pháp Môn Đoạn Giảm trong Trung Bộ kinh để diệt trừ nó khổng?” - TT Giác Đẳng
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment