Tuesday, July 9, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 9 tháng 7, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 9/7/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 2.1
 
CHÁNH NIỆM VÀ TỈNH GIÁC , HAI PHÁP CÓ NHIỀU TÁC DỤNG

Dve dhammā bahukārā, dve dhammā bhāvetabbā, dve dhammā pariññeyyā, dve dhammā pahātabbā, dve dhammā hānabhāgiyā, dve dhammā visesabhāgiyā, dve dhammā duppaṭivijjhā, dve dhammā uppādetabbā, dve dhammā abhiññeyyā, dve dhammā sacchikātabbā.
Này các Hiền giả, một pháp có nhiều tác dụng, một pháp cần phải tu tập, một pháp cần phải biến tri, một pháp cần phải đoạn trừ, một pháp chịu phần tai hại, một pháp đưa đến thù thắng, một pháp rất khó thể nhập, một pháp cần được sanh khởi, một pháp cần được thắng tri, một pháp cần được tác chứng.

katame dve dhammā bahukārā? sati ca sampajaññañca

      *Thế nào là hai pháp có nhiều tác dụng? Niệm và tỉnh giác
     (Sớ giải:  ime dve dhammā bahukārāti ime dve satisampajaññā dhammā                        sīlapūraṇādīsu appamādo viya sabbattha upakārakā hitāvahā.).

Bài kinh sau đây trích từ Tương Ưng Bộ, chương 36: tương ưng thọ,phần một—phẩm có kệ với định nghĩa về chánh niệm và tỉnh giác:
7. Tật Bệnh
Một thời Thế Tôn trú ở Vesālī, Ðại Lâm, tại giảng đường của Ngôi nhà có Nóc nhọn.
Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến gian phòng chữa bệnh; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:—Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải chánh niệm, tỉnh giác khi thời đã đến (khi mệnh chung). Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chánh niệm?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm. Sống quán thọ trên các cảm thọ … quán tâm trên tâm … quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chánh niệm.
Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay, đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nếm đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, im lặng đều tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải chánh niệm tỉnh giác khi thời đã đến. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống chánh niệm, tỉnh giác, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, lạc thọ khởi lên. Vị ấy tuệ tri như sau: “Lạc thọ này khởi lên nơi ta. Lạc thọ ấy có duyên, không phải không duyên. Do duyên gì? Do duyên chính thân này, nhưng thân này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do duyên thân khởi lên, và duyên này là vô thường, hữu vi, thời lạc thọ được khởi lên, làm sao thường trú được?”. Vị ấy trú, quán vô thường đối với thân và lạc thọ. Vị ấy trú, quán tiêu vong (vaya). Vị ấy trú, quán ly tham. Vị ấy trú, quán đoạn diệt. Vị ấy trú, quán từ bỏ. Do vị ấy trú, quán vô thường; do vị ấy trú, quán tiêu vong; do vị ấy trú, quán ly tham; do vị ấy trú, quán đoạn diệt; do vị ấy trú, quán từ bỏ đối với thân và lạc thọ của vị ấy, nên tham tùy miên đối với thân và lạc thọ được đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống chánh niệm, tỉnh giác, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khổ thọ khởi lên. Vị ấy tuệ tri như sau: “Khổ thọ này khởi lên nơi ta. Khổ thọ ấy có duyên, không phải không duyên. Do duyên gì? Do duyên chính thân này. Nhưng thân này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do duyên thân khởi lên, và duyên này là vô thường, hữu vi, thời khổ thọ được khởi lên, làm sao thường trú được?”. Vị ấy trú, quán vô thường đối với thân và khổ thọ. Vị ấy trú, quán tiêu vong. Vị ấy trú, quán ly tham. Vị ấy trú, quán đoạn diệt. Vị ấy trú, quán từ bỏ. Do vị ấy trú, quán vô thường; do vị ấy trú, quán tiêu vong; do vị ấy trú, quán ly tham; do vị ấy trú, quán đoạn diệt; do vị ấy trú, quán từ bỏ đối với thân và khổ thọ của vị ấy, nên sân tùy miên đối với thân và khổ thọ được đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống chánh niệm, tỉnh giác, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, bất khổ bất lạc thọ khởi lên. Vị ấy tuệ tri như sau: “Bất khổ bất lạc thọ này khởi lên nơi ta. Bất khổ bất lạc thọ ấy có duyên, không phải không duyên. Do duyên gì? Do duyên chính thân này. Nhưng thân này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do duyên thân khởi lên, và duyên này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, thời bất khổ bất lạc thọ được khởi lên làm sao sẽ thường trú được?” Vị ấy trú, quán vô thường đối với thân và bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy trú, quán tiêu vong. Vị ấy trú, quán ly tham. Vị ấy trú, quán đoạn diệt. Vị ấy trú, quán từ bỏ. Do vị ấy trú, quán vô thường; do vị ấy trú, quán tiêu vong; do vị ấy trú, quán ly tham; do vị ấy trú, quán đoạn diệt; do vị ấy trú, quán từ bỏ đối với thân và bất khổ bất lạc thọ của vị ấy, nên vô minh tùy miên đối với thân và bất khổ bất lạc thọ được đoạn diệt.
Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác lạc thọ, vị ấy tuệ tri: “Thọ ấy là vô thường”. Vị ấy tuệ tri: “Ta không chấp trước thọ ấy”. Vị ấy tuệ tri: “Ta không hoan hỷ thọ ấy”. Nếu vị ấy cảm thọ khổ thọ … Nếu vị ấy cảm thọ bất khổ bất lạc thọ, vị ấy tuệ tri: “Thọ ấy là vô thường”. Vị ấy tuệ tri: “Ta không chấp trước thọ ấy”. Vị ấy tuệ tri: “Ta không hoan hỷ thọ ấy”.
Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác lạc thọ, vị ấy cảm giác thọ ấy như người không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác khổ thọ, vị ấy cảm thọ cảm giác thọ ấy như người không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy cảm thọ cảm giác thọ ấy như người không bị trói buộc.
Khi vị ấy cảm thọ một cảm thọ cùng tận sức chịu đựng của thân, vị ấy tuệ tri: “Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của thân”. Khi vị ấy cảm thọ một cảm thọ cùng tận chịu đựng của sinh mạng, vị ấy tuệ tri: “Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của sinh mạng”. Vị ấy tuệ tri rằng: “Sau khi thân hoại mạng chung, ở đây, một cảm thọ cảm giác không có gì đáng hoan hỷ, sẽ đi đến lắng dịu”.
Ví như, này các Tỷ-kheo, do duyên dầu và do duyên tim bấc, một ngọn đèn dầu được cháy đỏ. Khi dầu và tim bấc khô cạn, cháy hết, không được tiếp nhiên liệu thêm, ngọn đèn ấy bị tắt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của thân, vị ấy tuệ tri: “Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của thân”. Khi vị ấy đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của sinh mạng, vị ấy tuệ tri: “Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của sinh mạng”. Vị ấy tuệ tri rằng: “Sau khi thân hoại mạng chung, ở đây, mọi cảm thọ không có gì đáng hoan hỷ, sẽ đi đến lắng dịu”.


ÌI Thảo Luận: TT Pháp Đăng điều hành

Thảo luận 1. Tu tập như thế nào để có chánh niệm sanh khởi? - TT Pháp Tân

Thảo luận 2. Khi ngồi thiền có dấu hiệu nào để biết trí tuệ đã sanh lên? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 3. Một người tu quán thân thì thấy niệm như thế nào, nếu thấy tuệ là thấy như thế nào? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 4. TT Pháp Đăng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment