Saturday, July 13, 2019

Bài học. Chủ Nhật ngày 14 tháng 7, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 14/7/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 2.7
 
NHÂN VÀ DUYÊN KHIẾN CHÚNG SANH Ô NHIỄM HAY THANH TỊNH, HAI PHÁP KHÔNG DỄ QUÁN TRIỆT

Dve dhammā bahukārā, dve dhammā bhāvetabbā, dve dhammā pariññeyyā, dve dhammā pahātabbā, dve dhammā hānabhāgiyā, dve dhammā visesabhāgiyā, dve dhammā duppaṭivijjhā, dve dhammā uppādetabbā, dve dhammā abhiññeyyā, dve dhammā sacchikātabbā.
Có hai pháp có nhiều tác dụng, có hai pháp cần phải tu tập, có hai pháp cần phải biến tri, có hai pháp cần phải đoạn trừ, có hai pháp chịu phần tai hại, có hai pháp đưa đến thù thắng, hai pháp rất khó thể nhập, có hai pháp cần được sanh khởi, có hai pháp cần được thắng tri, có hai pháp cần được tác chứng.
katame dve dhammā duppaṭivijjhā? yo ca hetu yo ca paccayo sattānaṃ saṃkilesāya, yo ca hetu yo ca paccayo sattānaṃ visuddhiyā. 
vii) Thế nào là hai pháp rất khó thể nhập? Nhơn và duyên làm ác nhiễm các loài hữu tình. Nhân và duyên làm thanh tịnh các loài hữu tình. Ðó là hai pháp rất khó thể nhậpkatame dve dhammā visesabhāgiyā? sovacassatā ca kalyāṇamittatā ca. 

Bài kinh sau đây trích từ Tương Ưng Bộ,  một bài kinh dạy về nhân và duyên khiến chúng sanh ô nhiễm hay thanh tịnh:
chương 22: tương ưng uẩn
i: phẩm nakulapitā
1. Nakulapitā
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn sống giữa dân chúng Bhayga, tại núi Cá Sấu, rừng Bhesaka, vườn Nai.
Rồi gia chủ Nakulapitā đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, gia chủ Nakulapitā bạch Thế Tôn:
—Bạch Thế Tôn, con đã già, tuổi lớn, trưởng lão, cao niên, đã đạt đến tuổi thọ, thân bịnh hoạn, luôn luôn ốm đau. Bạch Thế Tôn, con không được thường thấy Thế Tôn và các vị Tỷ-kheo đáng kính. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy giáo giới cho con! Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy giảng dạy cho con! Nhờ vậy, con được hạnh phúc, an lạc lâu dài.
—Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thân của Gia chủ, này Gia chủ, là bịnh hoạn, ốm đau, bị nhiễm ô che đậy. Ai mang cái thân này, này Gia chủ, lại tự cho là không bịnh, dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải là người ngu! Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập như sau: “Dầu cho thân tôi có bịnh, tâm sẽ không bị bịnh”. Như vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập.
Rồi gia chủ Nakulapitā sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, đi đến Tôn giả Sāriputta; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sāriputta rồi ngồi xuống một bên.
Tôn giả Sāriputta nói với gia chủ Nakulapitā đang ngồi một bên:
—Này Gia chủ, tịch tịnh là các căn của Gia chủ; thanh tịnh và trong sáng là sắc diện của Gia chủ. Có phải hôm nay Gia chủ đối diện với Thế Tôn, được nghe pháp thoại?
—Làm sao không thể như vậy được, thưa Tôn giả? Hôm nay, thưa Tôn giả, con được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại!
—Như thế nào, này Gia chủ, Gia chủ được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại?
—Ở đây, thưa Tôn giả, con đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thưa Tôn giả, con bạch Thế Tôn:
“—Bạch Thế Tôn, con đã già, tuổi lớn, trưởng lão, cao niên, đã đạt đến tuổi thọ, thân bịnh hoạn, luôn luôn ốm đau. Bạch Thế Tôn, con không được thường thấy Thế Tôn và các Tỷ-kheo đáng kính. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn giáo giới cho con! Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn giảng dạy cho con! Nhờ vậy con được hạnh phúc, an lạc lâu dài!”
Ðược nghe nói vậy, thưa Tôn giả, Thế Tôn nói với con:
“—Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thật sự là vậy, này Gia chủ. Thân của Gia chủ, này Gia chủ, là bịnh hoạn, ốm yếu, bị nhiễm ô che đậy. Ai mang cái thân này, này Gia chủ, lại tự cho là không bịnh, dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải là người ngu! Do vậy, này Gia chủ, Gia chủ cần phải học tập như sau: ‘Dầu thân tôi có bịnh, tâm sẽ không bị bịnh!”
Như vậy, thưa Tôn giả, con được rưới với nước bất tử, nhờ Thế Tôn giảng cho pháp thoại.
—Nhưng này Gia chủ, Gia chủ có hỏi thêm Thế Tôn như sau: “Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là thân bị bịnh và tâm cũng bị bịnh? Cho đến như thế nào là thân bị bịnh, nhưng tâm không bị bịnh không?”
—Thưa Tôn giả, con có thể đi đến thật xa để nghe tận mặt Tôn giả Sāriputta ý nghĩa của lời nói này. Lành thay, nếu được Tôn giả Sāriputta giải thích ý nghĩa của lời nói này!
—Vậy này Gia chủ, hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, ta sẽ nói.
—Thưa vâng, Tôn giả.
Gia chủ Nakulapitā vâng đáp Tôn giả Sāriputta.
Tôn giả Sāriputta nói như sau:
—Thế nào, này Gia chủ, là thân bịnh và tâm bịnh?
Ở đây, này Gia chủ, có kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Vị ấy bị ám ảnh: “Sắc là ta, sắc là của ta”. Do bị ám ảnh: “Sắc là ta, sắc là của ta.” khi sắc biến hoại, đổi khác; do sắc biến hoại, đổi khác, nên vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
Vị ấy quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ, hay thọ ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thọ. Vị ấy bị ám ảnh: “Thọ là ta, thọ là của ta”. Do bị ám ảnh: “Thọ là ta, thọ là của ta” khi thọ biến hoại, đổi khác; nên do thọ biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
Vị ấy quán tưởng như là tự ngã, hay tự ngã như là có tưởng, hay tưởng ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong tưởng. Vị ấy bị ám ảnh: “Tưởng là ta, tưởng là của ta”. Do bị ám ảnh: “Tưởng là ta, tưởng là của ta” khi tưởng biến hoại, đổi khác; nên do tưởng biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
Vị ấy quán các hành như là tự ngã hay tự ngã như là có các hành, hay các hành ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong các hành. Vị ấy bị ám ảnh: “Các hành là ta, các hành là của ta”. Do bị ám ảnh: “Các hành là ta, các hành là của ta” khi các hành biến hoại, đổi khác; do các hành biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
Vị ấy quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị ấy bị ám ảnh: “Thức là ta, thức là của ta” khi thức biến hoại, đổi khác; nên do thức biến hoại, đổi khác, vị ấy khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
Như vậy, này Gia chủ, là thân có bịnh và tâm có bịnh.
Thế nào, này Gia chủ, là thân có bịnh nhưng tâm không có bịnh?
Ở đây, này Gia chủ, vị đa văn Thánh đệ tử hiểu rõ các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, hiểu rõ các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, không quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Vị ấy không bị ám ảnh: “Sắc là ta, sắc là của ta”. Do vị ấy không bị ám ảnh: “Sắc là ta, sắc là của ta” khi sắc biến hoại, đổi khác; nên không do sắc biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
Không quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ, hay thọ ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thọ. Vị ấy không bị ám ảnh: “Thọ là ta, thọ là của ta”. Do vị ấy không bị ám ảnh: “Thọ là ta, thọ là của ta” khi thọ biến hoại, đổi khác; nên không do thọ biến hoại, đổi khác, mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
Không quán tưởng như là tự ngã, hay tự ngã như là có tưởng, hay tưởng ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong tưởng. Vị ấy không bị ám ảnh: “Tưởng là ta, tưởng là của ta”. Do vị ấy không bị ám ảnh: “Tưởng là ta, tưởng là của ta” khi tưởng biến hoại, đổi khác; nên không do tưởng biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
Không quán các hành như là tự ngã, hay tự ngã như là có hành, hay các hành ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong các hành. Vị ấy không bị ám ảnh: “Các hành là ta, các hành là của ta”. Do vị ấy không bị ám ảnh: “Các hành là ta, các hành là của ta” khi các hành biến hoại, đổi khác; nên không do các hành biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
Không quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị ấy không bị ám ảnh: “Thức là ta, thức là của ta”. Do vị ấy không bị ám ảnh: “Thức là ta, thức là của ta” khi thức biến hoại, đổi khác; nên không do thức biến hoại, đổi khác mà khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não!
Như vậy, này Gia chủ, là thân có bịnh, nhưng tâm không có bịnh.
Tôn giả Sāriputta thuyết như vậy, gia chủ Nakulapitā hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sāriputta thuyết.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận  1.  Nhân (hetu) và duyên (paccayo) trong bài kinh nầy mang ý nghĩa khác biệt thế nào? Tại sao không xáp nhập “nhân” vào trong “duyên”? - TT Tuệ Siêu 


Thảo luận 2. Phật ngôn: “Ai mang cái thân này, này Gia chủ, lại tự cho là không bịnh, dầu chỉ trong một giây phút; người ấy phải là người ngu! (yo hi, gahapati, imaṁ kāyaṁ pariharanto muhuttampi ārogyaṁ paṭijāneyya, kimaññatra bālyā) “ nên được hiểu thế nào? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 3. Bản liệt kê của sớ giải: sattānaṁ saṁkilesāya sattānaṁ visuddhiyāti ayoniso manasikāro hetu ceva paccayo ca sattānaṁ saṁkilesāya, yoniso manasikāro visuddhiyā. tathā dovacassatā pāpamittatā saṁkilesāya; sovacassatā kalyāṇamittatā visuddhiyā. tathā tīṇi akusalamūlāni; tīṇi kusalamūlāni. cattāro yogā cattāro visaṁyogā. pañca cetokhilā pañcindriyāni. cha agāravā cha gāravā. satta asaddhammā satta saddhammā. aṭṭha kusītavatthūni aṭṭha ārambhavatthūni. nava āghātavatthūni nava āghātappaṭivinayā. dasa akusalakammapathā dasa kusalakammapathāti evaṁ pabhedā ime dve dhammā duppaṭivijjhāti veditabbā. Có được xem là đầy đủ hay chỉ là những dẫn chứng tương đối về “nhân và duyên làm ác nhiễm các loài hữu tình; nhân và duyên làm thanh tịnh các loài hữu tình. ? -  TT Tuệ Siêu


Thảo luận 4. Tự cho mình thấu hiểu vấn đề vốn sâu rộng vượt tầm hiểu biết thì có vấn đề gì? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment