Monday, July 22, 2019

Bài học. Thứ Hai ngày 22 tháng 7, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng và TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 22/7/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 3.5
 
BA PHÁP CHỊU PHẦN TAI HAI

Tayo dhammā bahukārā, tayo dhammā bhāvetabbā, tayo dhammā pariññeyyā, tayo dhammā pahātabbā, tayo dhammā hānabhāgiyā, tayo dhammā visesabhāgiyā, tayo dhammā duppaṭivijjhā, tayo dhammā uppādetabbā, tayo dhammā abhiññeyyā, tayo dhammā sacchikātabbā.
Có ba pháp có nhiều tác dụng, có ba pháp cần phải tu tập, có ba pháp cần phải biến tri, có ba pháp cần phải đoạn trừ, có ba pháp chịu phần tai hại, có ba pháp đưa đến thù thắng, ba pháp rất khó thể nhập, có ba pháp cần được sanh khởi, có ba pháp cần được thắng tri, có ba pháp cần được tác chứng.
katame tayo dhammā hānabhāgiyā? tīṇi akusalamūlāni — lobho akusalamūlaṁ, doso akusalamūlaṁ, moho akusalamūlaṁ. ime tayo dhammā hānabhāgiyā.
v) Thế nào là ba pháp chịu phần tai hại? Ba bất thiện căn: Tham bất thiện căn, sân bất thiện căn, si bất thiện căn. 

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[76] Ba pháp thuộc phần hạ liệt (Hāna-bhāgiyadhamma).
Đây là ba bất thiện căn (Akusalamūla):
1. Tham bất thiện căn (Lobha akusalamūlaṃ), gốc tham ái tạo ra tâm tham muốn nhiễm đắm...
2. Sân bất thiện căn (Doso akusalamūlaṃ), gốc sân hận tạo ra tâm sân giận, thù oán...
3. Si bất thiện căn (Moho akusalamūlaṃ), gốc si mê tạo ra tất cả tâm bất thiện; đây là vô minh, là giềng mối của ác bất thiện pháp.
Sự giải thích về ba căn bất thiện sau đây được trích từ quyển Vi Diệu Pháp Toát Yếu của ngài Narada, bản dịch của cư sĩ Phạm Kim Khánh:
Căn (Mūla) hay cội rễ, nguồn gốc từ đó phát sanh. Lobha (tham), dosa (sân), và moha (si), là ba căn bất thiện. Ðối chiếu với ba căn nầy là ba căn thiện: alobha (không tham), adosa (không sân), và amoha (không si). Lobha, bắt nguồn từ "Lubh", bám chặt vào, hay cột lại, có thể được dịch là "luyến ái", hay "bám níu". Vài học giả thích dùng danh từ "khát vọng" hơn. ái dục cũng được dùng trong nghĩa tương đương với lobha.
Khi giác quan tiếp xúc với một đối tượng đáng được ưa thích, tức trần cảnh khả ái, thông thường có sự luyến ái hay bám níu phát sanh. Ngược lại, nếu đối tượng không đáng được ưa thích thì có tâm bất toại nguyện.
Trong Phạn ngữ (Pāli), sự bất toại nguyện ấy đuợc gọi là dosa hay paṭigha. Dosa xuất nguyên từ căn "dus", không bằng lòng, không vui, bất mãn, bất toại nguyện. Paṭigha do căn "paṭi", chống lại, và "gha", chạm vào, đụng, tiếp xúc. ác ý, thù hận, cũng được xem như có ý nghĩa tương đương với paṭigha.
Moha do căn "muh", lầm lạc, ảo tưởng. Ðó là trạng thái mê mờ, lầm lạc, ảo tưởng. Chính moha bao trùm đối tượng như một đám mây mờ và làm cho tâm mù quáng, không thấy rõ. Ðôi khi moha được phiên dịch là không biết, si mê.
Theo Abhidhamma, moha (si) nằm trong tất cả các loại tâm bất thiện. Lobha (tham) và dosa (sân) không phát sanh một mình mà luôn luôn phối hợp với moha (si). Còn moha (si), thì có thể khởi sanh đơn độc một mình. Do đó danh từ "momūha", si mê mạnh mẽ.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. ­Thế nào là sự khác biệt giữa tham căn , sân căn , si căn và tâm tham , tâm sân , tâm si ? - TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 2. Trong thuật ngử Phật học , từ ngử mula - căn đồng dị thế nào với từ ngử Hetu-nhân? - TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 3. Tâm thiện hiệp thế có căn si nhưng tại sao có câu “tất cả phúc hành ,phi phúc hành, bất đồng hành đều bị vô minh chi phối" ? - TT Tuệ Siêu 


Thảo luận 4. Ý thức bản thân có phiền não có đồng nghĩa với mặc cãm tội lỗi ? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận 



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment