Friday, July 31, 2020

Trung Bộ Kinh - 17. Kinh Khu Rừng - Thứ Sáu, ngày 31 tháng 7, 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  31/7/2020 

17. Kinh Khu Rừng

(Vanapattha Sutta) 



Gọi là Kinh Khu Rừng (Vanapattha sutta) vì khi nói đến trú xứ của một tỳ kheo thì khu rừng được đề cập đầu tiên, tiếp theo là làng mạc, thị trấn, kinh đô và quốc độ. Tên bài kinh có thể gây ngộ nhận khu rừng là chủ đề chính kỳ thật chỉ là đứng đầu trong danh sách.

Thuở ấy Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc) trong một pháp thoại hằng ngày cho chư tỳ kheo Ngài đã đã dạy về sáu trú xứ, bốn trường hợp, và hai quyết định nên có.

 

Sáu trú xứ

Sáu trú xứ là: khu rừng, làng mạc, thị trấn, kinh đô, quốc độ và sống chung với người nào.

Đặc điểm của bài kinh nầy cho thấy ở đâu không quan trọng mà chính là sự tiến bộ trong tu tập.

 

 

 

Bốn trường hợp

a.       Tứ sự (y phục, chỗ ở, am thất, thuốc trị bệnh) thiếu thốn mà sự tu tập cũng thối thất.

b.       Tứ sự dồi dào nhưng sự tu tập thối thất.

c.       Tứ sự thiếu thốn nhưng sự tu tập tăng tiến.

d.       Tứ sự dồi dào mà sự tu tập cũng tăng tiến

 

Hai quyết định nên có

 

a.       Nếu ở chỗ nào mà sự tu tập thối thất thì “phải từ bỏ ngôi rừng ấy, không được ở lại, trong trường hợp nhưng nhu yếu thiếu thốn thì nên ra đi lập tức dù ngay lúc ban ngày hay lúc ban đêm”.

b.       Nếu ở chỗ nào mà sự tu tập tăng tiến thì phải ở lại khu rừng ấy, không được bỏ đi. Thậm chí nên ở trọn đời nếu tứ sự có được’. Cần đọc trọn chánh kinh để có thể nắm được ý chính.

 

090. Sáu trú xứ, bốn trường hợp, và hai quyết định

 

Như vầy tôi nghe.

 

Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: "Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Người pháp môn về khu rừng. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng". --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

 

-- Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, y dược trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ: "Ta sống tại khu rừng này, Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một vị xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải từ bỏ ngôi rừng ấy, không được ở lại, ngay lúc ban ngày hay lúc ban đêm.

 

Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: "Ta sống tại khu rừng này. Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú... những vật dụng này kiếm được một cách không khó khăn. Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, không phải vì đồ ăn khất thực... không phải vì sàng tọa... không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nhưng trong khi ta ở tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú không được an trú... vô thượng an ổn khỏi các ách phược không được chứng đạt". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy chỉ với suy tính này phải từ bỏ ngôi rừng ấy, không được ở lại.

 

Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh được định tĩnh; các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt, nhưng những vật dụng cần thiết cho đời sống một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật này kiếm được một cách khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: "Ta sống tại khu rừng này. Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt... những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn. Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không phải vì món ăn khất thực... không phải vì sàng tọa... không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nhưng trong khi ta ở tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn khỏi các ách phược được chứng đạt". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy chỉ với suy tính này, phải ở lại khu rừng ấy, không được bỏ đi.

 

Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào. Tỷ-kheo sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt. Và những vật dụng cần thiết... kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: "Ta sống tại khu rừng này. Khi ta sống tại khu rừng này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách không khó khăn". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải ở lại khu rừng cho đến trọn đời, không được rời bỏ.

 

Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống tại một làng nào... Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống tại một thị trấn nào... Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống tại một đô thị nào... Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống tại một quốc gia nào...

 

Chư Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: "Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn". Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy ngay trong phần đêm ấy hay ngay trong phần ngày ấy, không phải xin phép, cần phải bỏ ngay người ấy mà đi, không cần theo sát người ấy.

 

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người ấy, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt. Nhưng những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: "Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt. Nhưng những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách không khó khăn. Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... không phải vì đồ ăn khất thực... không phải vì sàng tọa... không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Và khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú không được an trú... không được chứng đạt". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, chỉ với ước tính này, cần phải bỏ người ấy mà đi, không có xin phép, không có theo sát.

 

Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người ấy, các niệm chưa được an trú được an trú... được chứng đạt. Những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: "Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú được an trú... được chứng đạt. Những vật dụng này cần thiết... kiếm được một cách khó khăn. Nhưng không phải vì y phục mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... không phải vì đồ ăn khất thực... không phải vì sàng tọa... không phải vì dược phẩm trị bệnh mà ta xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Và khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú được an trú... vô thượng an ổn khỏi các ách phược được chứng đạt". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, chỉ với suy tính này, cần phải theo sát người ấy, không được bỏ đi.

 

Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống gần một người nào. Tỷ-kheo sống gần người ấy, các niệm chưa được an trú được an trú, tâm không định tĩnh được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị người bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách không khó khăn. Chư Tỷ- kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy tư như sau: "Ta sống gần người này. Khi ta sống gần người này, các niệm chưa được an trú được an trú, tâm chưa được định tĩnh được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ, và vô thượng an ổn, khỏi ách phược chưa được thành đạt được thành đạt. Và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một vị xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách dễ dàng". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải trọn đời theo sát người này, không được bỏ đi, dầu cho có bị xua đuổi.

 

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Những Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn.

 

.

 

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

 

-ooOoo-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kinh số 17 [tóm tắt]

Kinh Khu Rừng

(Vanapattha Sutta)

(M.i, 104)

 

Đức Phật dạy một Tỷ-kheo sống tại một khu rừng nào, tại một làng nào, tại một thị trấn nào, tại một quốc độ nào, sống gần một người nào:

 

1/ Nếu các niệm chưa an trú, không được an trú; nếu tâm tư chưa được định tĩnh, không được định tĩnh; các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ, không được đoạn trừ; vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt, không được chứng đạt; các vật dụng kiếm được một cách khó khăn, thời Tỷ-kheo ấy phải bỏ ngay người ấy mà đi, bất luận ngày đêm.

 

2/ Nếu các niệm chưa an trú, không được an trú; nếu tâm tư chưa được định tĩnh, không được định tĩnh; nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, không được đoạn trừ; nếu vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt, không được chứng đạt; nhưng các vật dụng tìm được không có khó khăn, thời Tỷ-kheo ấy, với suy tính này, cần phải bỏ người ấy.

 

3/ Nếu các niệm chưa an trú, được an trú; nếu tâm tư chưa được định tĩnh, được định tĩnh; nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, được đoạn trừ; nếu vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt, được chứng đạt; nhưng các vật dụng tìm được có khó khăn, vị Tỷ- kheo ấy phải nghĩ rằng vị ấy xuất gia không phải vì mục đích được các vật dụng, nên với suy tính này cần phải ở lại với người ấy.

 

4/ Nếu các niệm chưa an trú, được an trú; nếu tâm tư chưa được định tĩnh, được định tĩnh; nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, được đoạn trừ; nếu vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt, được chứng đạt; và nếu các vật dụng tìm được không có khó khăn, thời vị ấy cần phải trọn đời ở một bên người ấy không được rời bỏ, dù có bị xua đuổi.

 

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

 

-ooOoo-

 

 

Kinh số 17 [dàn ý]

Kinh Khu Rừng

(Vanapattha Sutta)

(M.i, 104)

 

A. Duyên khởi:

 

Thế Tôn tuyên bố sẽ giảng pháp môn về khu rừng cho các Tỷ-kheo và Ngài thuyết giảng.

 

B. Chánh kinh:

 

Thế Tôn trình bày 4 loại khu rừng, và loại nào nên bỏ đi, loại nào nên ở lại.

 

I. Loại rừng thứ nhất: Không đưa đến giải thoát, không có đủ 4 loại vật dụng: nên bỏ đi tức khắc.

 

II. Loại rừng thứ hai: Không đưa đến giải thoát, nhưng 4 món cúng dường vật dụng đầy đủ: nên từ bỏ ngôi rừng này.

 

III. Loại rừng thứ ba: Đưa đến giải thoát, không đầy đủ 4 món cúng dường: phải ở lại ngôi rừng này, không được bỏ đi.

 

IV. Loại rừng thứ tư: Đủ điều kiện đưa đến giải thoát và 4 sự cúng dường đầy đủ: cần phải ở lại cho đến trọn đời, không được rời bỏ.

 

V. Đối với làng, thị trấn, quốc gia hay một người nào cũng theo đúng 4 tiêu chuẩn trên.

 

1. Không đưa đến giải thoát, không được các vật dụng một cách dễ dàng: bỏ ngay.

 

2. Không đưa đến giải thoát, tuy vật dụng đầy đủ: cũng phải bỏ đi.

 

3. Đưa đến giải thoát, vật dụng không đầy đủ: phải ở lại, không được bỏ đi.

 

4. Đưa đến giải thoát, và vật dụng đầy đủ: phải ở lại trọn đời.

C. Kết luận:

 

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

 

-ooOoo-

 

Kinh số 17 [toát yếu]

Kinh Khu Rừng

(Vanapattha Sutta)

(M.i, 104)

 

I. Toát yếu

 

Vanapattha Sutta - jungle thickets.

 

A discourse on the conditions under which a meditative monk should remain living in a jungle thicket and the conditions under which he should go elsewhere.

 

Khu rừng rậm.

 

Một bài giảng về những điều kiện nào một tỳ kheo thiền định nên tiếp tục sống tại một khu rừng, điều kiện nào nên bỏ đi chỗ khác.

 

II. Tóm tắt

 

Chỗ tỳ kheo nên cư trú trọn đời (dù đấy là khu rừng, làng mạc, thị trấn, quốc gia, hay gần một người nào) phải hội đủ hai điều kiện, tinh thần và vật chất. Về tinh thần, phải tăng trưởng niệm, định, tuệ (niệm chưa an trú được an trú; tâm chưa định tĩnh được định tĩnh; lậu hoặc chưa đoạn trừ được đoạn trừ khiến tỳ kheo được vô thượng an ổn khỏi các khổ ách - tức chứng quả A-la-hán). Về vật chất, dễ kiếm bốn nhu yếu về ăn mặc ở bệnh. Nếu được cả hai, nên nương ở trọn đời. Nếu chỉ được điều kiện tinh thần, đời sống vật chất khó khăn, tỳ kheo cũng nên ở với ý niệm rằng mình xuất gia không phải để mưu cầu vật chất.

 

Nếu ở nơi nào (khu rừng, làng mạc, ... hay gần người nào) mà tinh thần thiếu - không tăng trưởng niệm định tuệ - mặc dù vật chất đầy đủ, tỳ kheo nên bỏ đi chỗ khác sau khi nghĩ rằng xuất gia không để mưu cầu vật chất. Nếu ở

nơi nào thiếu cả hai điều kiện, tỳ kheo nên bỏ đi ngay lập tức.

 

III. Chú giải

 

Có thể tóm gọn bốn trường hợp, hai đi và hai ở như sau:

 

Tu không tiến, tứ sự hiếm: –> đi; Tu không tiến, tứ sự dồi dào: –> đi;

 

Tu tiến, tứ sự hiếm: –> ở; Tu tiến, tứ sự dồi dào: –> ở.

 

IV. Pháp số

 

Ba pháp cần tăng trưởng là: niệm, định, tuệ (diệt trừ lậu hoặc).

 

Bốn vật dụng

 

V. Kệ tụng

 

Tỳ kheo ở nơi nào
Hay gần một người nào

Cần phải thành tựu được

Những điều kiện như sau.

Về tinh thần có ba:

Niệm phải được an trú

Tâm phải được định tĩnh

Ô nhiễm được đoạn trừ,

Về vật chất có bốn:
Y phục và ẩm thực
Chỗ ở và dược phẩm

Bốn sự không thiếu thốn.

Nếu ở một nơi nào
Cả tinh thần vật chất
Điều thiếu thốn mọi đường

Bỏ ngay không vấn vương.

Nếu vật chất đầy đủ

Mà tinh thần không tiến

Hãy từ bỏ nơi ấy
Đừng vì tham, lưu luyến.

Tỳ kheo ở nơi nào
Tu tiến, vật chất hiếm

Hãy ở với tâm niệm

Ta vì cơm áo sao?

Tỳ kheo ở một nơi
Tu hành đã dễ tiến
Vật chất không khó kiếm

Hãy nương ở trọn đời.

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

 

-ooOoo-

 

17. Vanapatthasuttaṃ [Mūla]

 

190. Evaṃ   me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''vanapatthapariyāyaṃ vo, bhikkhave, desessāmi, taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasikarotha, bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhanteti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca :

 

191. ''Idha, bhikkhave, bhikkhu aññataraṃ vanapatthaṃ upanissāya viharati. Tassa taṃ vanapatthaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati na upaṭṭhāti, asamāhitañca  cittaṃ na samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā na parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ nānupāpuṇāti. Ye ca kho ime pabbajitena jīvitaparikkhārā samudānetabbā : cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārā : te kasirena samudāgacchanti. Tena, bhikkhave, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ  : 'ahaṃ kho imaṃ vanapatthaṃ upanissāya viharāmi, tassa me imaṃ vanapatthaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati na upaṭṭhāti, asamāhitañca cittaṃ na samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā na parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ nānupāpuṇāmi. Ye ca kho ime pabbajitena jīvitaparikkhārā  samudānetabbā : cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārā : te kasirena samudāgacchantīti. Tena, bhikkhave, bhikkhunā rattibhāgaṃ vā divasabhāgaṃ vā tamhā vanapatthā pakkamitabbaṃ, na vatthabbaṃ.

 

192. ''Idha pana, bhikkhave, bhikkhu aññataraṃ vanapatthaṃ upanissāya viharati. Tassa taṃ vanapatthaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati na upaṭṭhāti, asamāhitañca cittaṃ na samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā na parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ nānupāpuṇāti. Ye ca kho ime pabbajitena jīvitaparikkhārā samudānetabbā : cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārā : te appakasirena samudāgacchanti. Tena , bhikkhave, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ : 'ahaṃ kho imaṃ vanapatthaṃ upanissāya viharāmi. Tassa me imaṃ vanapatthaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati na upaṭṭhāti asamāhitañca cittaṃ na samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā na parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ nānupāpuṇāmi. Ye ca kho ime pabbajitena jīvitaparikkhārā samudānetabbā : cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārā : te appakasirena samudāgacchanti. Na kho panāhaṃ cīvarahetu agārasmā anagāriyaṃ pabbajito na piṇḍapātahetu - pe - na senāsanahetu - pe - na gilānappaccayabhesajjaparikkhārahetu agārasmā anagāriyaṃ pabbajito. Atha ca pana me imaṃ  vanapatthaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati na upaṭṭhāti, asamāhitañca cittaṃ na samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā na parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ nānupāpuṇāmīti. Tena, bhikkhave, bhikkhunā saṅkhāpi tamhā vanapatthā pakkamitabbaṃ, na vatthabbaṃ.

 

193. ''Idha  pana, bhikkhave, bhikkhu aññataraṃ vanapatthaṃ upanissāya viharati. Tassa taṃ vanapatthaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati upaṭṭhāti, asamāhitañca cittaṃ samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ anupāpuṇāti. Ye ca kho ime pabbajitena jīvitaparikkhārā samudānetabbā : cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārā, te kasirena samudāgacchanti. Tena, bhikkhave, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ  : 'ahaṃ kho imaṃ vanapatthaṃ upanissāya viharāmi. Tassa me imaṃ vanapatthaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati upaṭṭhāti asamāhitañca cittaṃ samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ anupāpuṇāmi. Ye ca kho ime pabbajitena jīvitaparikkhārā samudānetabbā : cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārā : te kasirena samudāgacchanti. Na kho panāhaṃ cīvarahetu agārasmā anagāriyaṃ pabbajito, na piṇḍapātahetu - pe - na senāsanahetu - pe - na gilānappaccayabhesajjaparikkhārahetu agārasmā anagāriyaṃ pabbajito . Atha ca pana me imaṃ vanapatthaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati upaṭṭhāti, asamāhitañca cittaṃ samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ anupāpuṇāmīti. Tena, bhikkhave, bhikkhunā saṅkhāpi tasmiṃ vanapatthe vatthabbaṃ, na pakkamitabbaṃ.

 

194. ''Idha  pana, bhikkhave, bhikkhu aññataraṃ vanapatthaṃ upanissāya viharati. Tassa taṃ vanapatthaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati upaṭṭhāti, asamāhitañca cittaṃ samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ anupāpuṇāti. Ye ca kho ime pabbajitena jīvitaparikkhārā samudānetabbā : cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārā : te appakasirena samudāgacchanti. Tena, bhikkhave, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ : 'ahaṃ kho imaṃ vanapatthaṃ upanissāya viharāmi. Tassa me imaṃ vanapatthaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati upaṭṭhāti asamāhitañca cittaṃ samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ anupāpuṇāmi. Ye ca kho ime pabbajitena jīvitaparikkhārā samudānetabbā : cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārā : te appakasirena samudāgacchantīti . Tena, bhikkhave, bhikkhunā yāvajīvampi tasmiṃ vanapatthe vatthabbaṃ, na pakkamitabbaṃ.

 

195. ''Idha, bhikkhave, bhikkhu aññataraṃ gāmaṃ upanissāya viharati  - pe - aññataraṃ nigamaṃ upanissāya viharati - pe - aññataraṃ nagaraṃ upanissāya viharati - pe - aññataraṃ janapadaṃ upanissāya viharati - pe - aññataraṃ puggalaṃ upanissāya viharati. Tassa taṃ puggalaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati na upaṭṭhāti, asamāhitañca cittaṃ na samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā na parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ nānupāpuṇāti. Ye ca kho ime pabbajitena jīvitaparikkhārā samudānetabbā : cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārā : te kasirena samudāgacchanti. Tena, bhikkhave, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ : 'ahaṃ kho imaṃ puggalaṃ upanissāya viharāmi. Tassa me imaṃ puggalaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati na upaṭṭhāti, asamāhitañca cittaṃ na samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā na parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ nānupāpuṇāmi. Ye ca kho ime pabbajitena jīvitaparikkhārā samudānetabbā : cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārā : te kasirena samudāgacchantīti. Tena, bhikkhave, bhikkhunā rattibhāgaṃ vā divasabhāgaṃ vā so puggalo anāpucchā pakkamitabbaṃ, nānubandhitabbo.

 

196. ''Idha pana, bhikkhave, bhikkhu aññataraṃ puggalaṃ upanissāya viharati. Tassa taṃ  puggalaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā  ceva sati na upaṭṭhāti, asamāhitañca cittaṃ na samādhiyati, aparikkhīṇā ca  āsavā na parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ nānupāpuṇāti. Ye ca kho ime pabbajitena jīvitaparikkhārā samudānetabbā : cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārā, te appakasirena samudāgacchanti. Tena, bhikkhave, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ : 'ahaṃ kho imaṃ puggalaṃ upanissāya viharāmi. Tassa me imaṃ puggalaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati na upaṭṭhāti, asamāhitañca cittaṃ na samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā na parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ nānupāpuṇāmi. Ye ca kho ime pabbajitena jīvitaparikkhārā samudānetabbā : cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārā  : te appakasirena samudāgacchanti. Na kho panāhaṃ cīvarahetu agārasmā anagāriyaṃ pabbajito, na piṇḍapātahetu - pe - na senāsanahetu - pe - na gilānappaccayabhesajjaparikkhārahetu agārasmā anagāriyaṃ pabbajito. Atha ca pana me imaṃ puggalaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati na upaṭṭhāti, asamāhitañca cittaṃ na samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā na parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ nānupāpuṇāmīti. Tena, bhikkhave, bhikkhunā saṅkhāpi so puggalo āpucchā pakkamitabbaṃ, nānubandhitabbo.

 

197. ''Idha pana, bhikkhave, bhikkhu aññataraṃ puggalaṃ upanissāya viharati. Tassa taṃ puggalaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati upaṭṭhāti, asamāhitañca  cittaṃ samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ anupāpuṇāti. Ye ca kho ime pabbajitena jīvitaparikkhārā samudānetabbā : cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārā : te kasirena samudāgacchanti. Tena, bhikkhave, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ : 'ahaṃ kho imaṃ puggalaṃ upanissāya viharāmi. Tassa me imaṃ puggalaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati upaṭṭhāti, asamāhitañca cittaṃ samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ anupāpuṇāmi. Ye ca kho ime pabbajitena jīvitaparikkhārā samudānetabbā : cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārā : te kasirena samudāgacchanti. Na kho panāhaṃ cīvarahetu agārasmā anagāriyaṃ pabbajito, na piṇḍapātahetu - pe - na senāsanahetu - pe - na gilānappaccayabhesajjaparikkhārahetu agārasmā  anagāriyaṃ pabbajito. Atha ca pana me imaṃ puggalaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati upaṭṭhāti, asamāhitañca cittaṃ samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ anupāpuṇāmīti. Tena, bhikkhave, bhikkhunā saṅkhāpi so puggalo anubandhitabbo, na pakkamitabbaṃ.

 

198. ''Idha pana, bhikkhave, bhikkhu aññataraṃ puggalaṃ upanissāya viharati. Tassa taṃ puggalaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati  upaṭṭhāti, asamāhitañca cittaṃ samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā parikkhayaṃ gacchanti , ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ anupāpuṇāti. Ye ca kho ime pabbajitena jīvitaparikkhārā samudānetabbā : cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārā : te appakasirena samudāgacchanti. Tena, bhikkhave, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṃ : 'ahaṃ kho imaṃ puggalaṃ upanissāya viharāmi . Tassa me imaṃ puggalaṃ upanissāya viharato anupaṭṭhitā ceva sati upaṭṭhāti, asamāhitañca cittaṃ samādhiyati, aparikkhīṇā ca āsavā parikkhayaṃ gacchanti, ananuppattañca anuttaraṃ yogakkhemaṃ anupāpuṇāmi. Ye ca kho ime pabbajitena jīvitaparikkhārā samudānetabbā : cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārā : te appakasirena samudāgacchantīti. Tena, bhikkhave, bhikkhunā yāvajīvampi so puggalo anubandhitabbo, na pakkamitabbaṃ, api panujjamānenapīti [api paṇujjamānenāti (?)].

 

Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

 

Vanapatthasuttaṃ niṭṭhitaṃ sattamaṃ.

 

-ooOoo-

  

17. Vanapatthapariyāyasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

 

190. Evaṃ me sutanti vanapatthapariyāyaṃ. Tattha vanapatthapariyāyanti vanapatthakāraṇaṃ, vanapatthadesanaṃ vā.

 191. Vanapatthaṃ upanissāya viharatīti manussūpacārātikkantaṃ vanasaṇḍasenāsanaṃ nissāya samaṇadhammaṃ karonto viharati. Anupaṭṭhitātiādīsu pubbe anupaṭṭhitā sati taṃ upanissāya viharatopi na upaṭṭhāti, pubbe asamāhitaṃ cittaṃ na samādhiyati, pubbe aparikkhīṇā āsavā na parikkhayaṃ gacchanti, pubbe ananuppattaṃ anuttaraṃ yogakkhemasaṅkhātaṃ arahattañca na pāpuṇātīti attho. Jīvitaparikkhārāti jīvitasambhārā. Samudānetabbāti samāharitabbā. Kasirena samudāgacchantīti dukkhena uppajjanti. Rattibhāgaṃ vā divasabhāgaṃ vāti rattikoṭṭhāse vā divasakoṭṭhāse vā. Ettha ca rattibhāge paṭisañcikkhamānena ñatvā rattiṃyeva pakkamitabbaṃ, rattiṃ caṇḍavāḷādīnaṃ paribandhe sati aruṇuggamanaṃ āgametabbaṃ. Divasabhāge ñatvā divāva pakkamitabbaṃ, divā paribandhe sati sūriyatthaṅgamanaṃ āgametabbaṃ.

 192. Saṅkhāpīti evaṃ samaṇadhammassa anipphajjanabhāvaṃ jānitvā. Anantaravāre pana saṅkhāpīti evaṃ samaṇadhammassa nipphajjanabhāvaṃ jānitvā.

194. Yāvajīvanti yāva jīvitaṃ pavattati, tāva vatthabbameva.

 195. So puggaloti padassa nānubandhitabboti iminā sambandho. Anāpucchāti idha pana taṃ puggalaṃ anāpucchā pakkamitabbanti attho.

 197. Saṅkhāpīti evaṃ samaṇadhammassa anipphajjanabhāvaṃ ñatvā so puggalo nānubandhitabbo, taṃ āpucchā pakkamitabbaṃ.

 198. Api panujjamānenāpīti api nikkaḍḍhīyamānenāpi. Evarūpo hi puggalo sacepi dārukalāpasataṃ vā udakaghaṭasataṃ vā vālikambaṇasataṃ vā daṇḍaṃ āharāpeti, mā idha vasīti nikkaḍḍhāpeti vā, taṃ taṃ khamāpetvā yāvajīvaṃ vatthabbamevāti.

 Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

 Vanapatthapariyāyasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

 -ooOoo-

 



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành


         Thảo luận 1: Phải chăng lượng định sự tiến bộ hay suy giảm về phương diện tu tâp bản thân không phải là điều dễ dàng? - TT Pháp Đăng 

       Thảo luận 2: Qua bài kinh nầy phải chăng Đức Phật dạy rằng bốn nhu yếu của đời sống thật ra không quan trọng? - ĐĐ Nguyên Thông

      Thảo luận 3. Một vị xuất gia muốn thay đổi chỗ ở có thể tự ý quyết định chăng? - TT Tuệ Quyền

      Thảo luận 4TT Giác Đẳng đúc kết bài học


 III Trắc Nghiệm