Thắng Pháp Abhidhamma
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Giáo trình Thắng Pháp
Abhidhamma
Ngày 16.7.2020
Bài 9
Chân Đế (Paramatthasacca)
Chân đế (parmatthasacca) có nghĩa là “sự thật của
sự thật” đối ngược lại tục đế là sự thật thường thức. Đây là lãnh vực đặc biệt được
giảng dạy bởi Thắng Pháp Abhidhamma. Những
thực tính nầy được hiểu “quá khứ thế nào thì tương lai và hiện tại cũng không
thay đổi”. Nói cách khác là không bị chi phối bởi văn hóa, không gian, thời
gian như sự thi thiết của ngôn ngữ.
Thuật ngữ paramatthasacca còn được dịch là “đệ
nhất nghĩa đế” có nghĩa là sự thật uyên
nguyên của các pháp thí dụ như vàng là kim loại để chế tác ra những món trang sức
mang tên khác nhau như nhẫn, dây chuyền….
Ngài Tịnh Sự dịch là “siêu lý” mang ý nghĩa cảnh giới của trí tuệ cao. Điều
nầy giống như sự trình bày cơ thể con người qua ngành tế bào DNA khác với sự giảng
dạy về thân thể theo sinh vật học bình thường.
Phương cách nhận thức các pháp theo chân đế là cái
nhìn vĩ mô khác với cái nhìn đại loại thường tìm thấy ở Luật Tạng và Kinh Tạng.
Ở đây những ý niệm thiện, ác, nhân quả, năng sở được nói tới với mức độ tế nhị
khó tưởng tượng. Người học Thắng Pháp cần phân biệt rõ cách nói vĩ mô và cách nói
đại loại để tránh những nhầm lẫn chồng lấn thí dụ khi nói về tiến trình tâm thức
với triệu triệu sát na sanh khởi trong khoảnh khắc thì không cách nào can thiệp
chuyển hoá nhưng đối với những luồng tâm thức được mô tả là “tà tư duy” thì có
thể áp chế theo cách nói đại loại.
Có hai cách phân chia pháp chân đế: theo hai pháp
hoặc bốn pháp.
Chân đế được tính có hai:
hữu vi và vô vi
Pháp hữu vi là pháp được tác thành do
nhân do duyên bao gồm tâm thức và vật chất. Sự trình bày về pháp hữu vi gần như
chiếm toàn bộ giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma.
Pháp vô vi là là pháp không do nhân duyên
tác thành chỉ cho niết bàn. Đây điểm khó lãnh hội nhất trong Phật học. Thắng Pháp
Abhidhamma cho thấy những góc nhìn tại sao niết bàn là cảnh của tâm mà không phải
là pháp được tạo thành do tuệ giác.
…
Chân đế được tính có bốn:
tâm, thuộc tánh, vật chất và niết bàn
Cách phân chia nầy rất phổ thông mang tánh
cách giảng dạy của giáo trình. Ở đây tâm, thuộc tánh và vật chất nằm trong pháp
hữu vi. Nói tổng quát thì sự trình bày về tâm thức và những ý nghĩa liên hệ tâm
thức chiếm phần lớn giáo trình Thắng Pháp nên nhiều người gọi đây là một tâm lý
học Phật giáo (dù thực tế không hẳn vậy).
Tâm, thuộc tánh, vật chất và niết bàn
thường được trình bày như bốn pháp chân đế theo hình thức giảng dạy nhưng hoàn
toàn không đối xứng trên phương diện ý nghĩa. Nói rõ hơn là pháp chân đế có hai
là hữu vi và vô vi; pháp hữu vi có hai là danh pháp và sắc pháp; danh pháp có
hai là tâm và thuộc tánh.
Mặc dù Thắng Pháp Abhidhamma trình bày thật nhiều về tâm thức
nhưng không phải là “Duy Thức”. Điểm nầy tạo nên sự khác biệt sâu sắc giữa Phật
giáo Đại Thừa và Phật giáo Nguyên Thuỷ. Phải đi sâu vào giáo trình để có thể nhận
ra điều nầy và tại sao là điều quan trọng nên biết.
nền văn minh cổ xưa ở Châu Mỹ như văn hoá Maya vốn tách
biệt hẳn với các châu lục khác nhưng những kiến trúc, tín ngưỡng, cơ cấu xã hội….
có rất nhiều điểm tương đồng các nền văn minh khác của nhân loại bởi vì đó là
những sản phẩm của tâm thức. Khi vui thì cười, khi buồn khổ thì khóc, phiền não
thì tạo nghiệp bất thiện… đó là những sự trạng mà thời nào, quốc độ nào cũng tương
đồng. Pháp chân đế có thể hiểu là những pháp như vậy.
Chân đế là sự thật của sự thật hay pháp bản thể.
Chân đế có thể chia thành hai là pháp hữu vi và vô vi.
Chân đế có trình bày với bốn là tâm, thuộc tánh, vật chất và
niết bàn
Chân đế trong biểu đồ chư pháp:
Bài học tiếp theo sẽ là: Tâm
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Xin cho vài thí dụ tại sao khi nói về duyên, về nghiệp nói theo pháp chân đế có khác với cách nói thường thức thường tìm thấy trong Kinh Tạng? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Khi đi vào ý nghĩa các pháp chân đế, Thắng Pháp Abhidhamma dạy những khái niệm rất mới mẻ đôi khi xa lạ với nhiều người. Điều nầy có là trở ngại cho người học Phật? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 3. Có những điều thường được xem là tốt theo thường thức như sự bất bình trước bất công, sự ăn năn khi lầm lỗi, sự hoài nghi đối với tín lý mơ hồ nhưng trong Thắng Pháp Abhidham thì sân, hối, nghi hoặc đều là thuộc tánh bất thiện.Điều nầy nên được giải thích thế nào? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment