Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 27/7/2020
14. Tiểu Kinh Khổ
Uẩn
(Cūḷadukkhakkhanda
Sutta)
Đây cũng là bài kinh mà Đức Thế Tôn dạy
về khổ và cũng có phần so sánh với ngoại giáo về ý nghĩa nầy. So với bài kinh
trước thì bài nầy ngắn hơn nên có tên là Tiểu kinh Khổ uẩn (Cùladukkhakkhanda
sutta)
Thuở ấy Đức Thế Tôn trú ở Kapilavatthu.
Hoàng thân Mahànàma đến đãnh lễ diện kiến và bạch rằng mặc dù được nghe và hiểu tham, sân, si là uế nhiễm nhưng
nội tâm vẫn còn tham, sân, si.
Đức Phật dạy sở dĩ Mahànàma tuy hiểu
tham, sân, si là uế trược nhưng tâm vẫn còn ba thứ phiền não ấy vì vẫn còn
hưởng thụ dục lạc của đời sống gia đình.
Rồi Ngài tiếp tục giảng về ý nghĩa tại
sao gọi: các dục vui ít, khổ nhiều, nguy hiểm nhiều hơn.
Đức Thế Tôn cũng đề cập đến một quan điểm
cực đoan ngược lại là tự làm khổ bản thân với ý nghĩ diệt dục, và thoát khổ.
Đức Phật kể lại cuộc đối thoại giữa Ngài và các tu sĩ Nigantha (Ni Kiền Tử) mà
ngày nay gọi là Đạo Jain.
Con đường diệt khổ trong Phật Pháp là con
đường trung đạo.
078. Khổ thì biết khổ, mê thì vẩn mê
Một hoàng gia sống trong nhung lụa tuy hiểu
về phiền não nhưng không vượt khỏi cương toả của phiền não. Tuy vậy trước Đấng Đại
Giác vị nầy trãi lòng một cách thành thật:
Bài học ngày 26 /7/2020
Như vầy tôi
nghe.
Một thời, Thế
Tôn sống giữa giòng họ Sakka (Thích-ca), trong thành Kapilavatthu
(Ca-tỳ-la-vệ) tại vườn Nigrodha (Ni-câu-luật Viên).
Lúc ấy, có
người Sakka tên Mahānāma đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến xong, đảnh
lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Mahānāma,
dòng họ Sakka bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế
Tôn, đã lâu rồi, con đã hiểu như thế này lời dạy Thế Tôn:
"Tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, si là cấu uế
của tâm". Bạch Thế Tôn, con đã hiểu như thế này lời dạy Thế
Tôn: "Tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, si là
cấu uế của tâm". Tuy vậy, đôi lúc các tham pháp chiếm cứ tâm
con và an trú, các sân pháp chiếm cứ tâm con và an trú, các si pháp
chiếm cứ tâm con và an trú. Bạch Thế Tôn, con tự suy nghĩ:
"Pháp nào tự trong ta không đoạn trừ được, do vậy các tham pháp
xâm nhập tâm ta và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm ta và an trú,
các si pháp xâm nhập tâm ta và an trú?"
Màhànàma là hoàng
thân dòng Thích Ca. Anh em chú bác với Đức Phật. Vị nầy là anh ruột của Tôn giả
Anuruddha (A Nậu Đà La). Theo Sớ giải Samantapāsādikā thì Mahànàma là một thánh
cư sĩ Tư Đà Hàm (Nhất lai).
Đức Phật đã dạy
gì về dục lạc là “vui ít, khổ nhiều, nguy hại nhiều hơn (Appassādā kāmā
bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo’ti)
079. Đối với dục
lạc phải nhìn toàn diện
Này Mahānāma,
có một pháp trong Ông chưa được đoạn trừ, do vậy các tham pháp xâm
nhập tâm Ông và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm Ông và an trú,
các si pháp xâm nhập tâm Ông và an trú. Và này Mahānāma, pháp ấy
trong Ông có thể đoạn trừ được, nếu Ông không sống trong gia đình,
nếu Ông không thụ hưởng các dục vọng. Và này Mahānāma, vì pháp ấy
trong Ông chưa được đoạn trừ, nên Ông sống trong gia đình và thụ
hưởng các dục vọng.
Các dục vọng,
vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn.
Này Mahānāma, nếu một vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như
thật chánh trí tuệ, nhưng nếu vị này chưa chứng được hỷ lạc do ly
dục, ly ác bất thiện pháp sanh, hay một pháp nào khác cao thượng
hơn, như vậy vị ấy chưa khỏi bị các dục chi phối. Này Mahānāma, khi
nào vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ:
"Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều. Sự nguy hiểm ở đây lại
nhiều hơn", và vị này chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất
thiện pháp sanh hay một pháp nào cao thượng hơn, như vậy vị ấy
không bị các dục chi phối.
Này Mahānāma, thuở
xưa, khi Ta còn là Bồ-tát, chưa chứng được Bồ-đề, chưa thành
Chánh Ðẳng Chánh Giác, Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ:
"Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại
nhiều hơn", dầu Ta có thấy với như thật chánh trí tuệ như
vậy, nhưng Ta chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện
pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn. Và như vậy Ta biết
rằng, Ta chưa khỏi bị các dục chi phối. Và này Mahānāma, khi nào Ta
khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục, vui ít, khổ
nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", và Ta
chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp
nào khác cao thượng hơn, như vậy Ta khỏi bị các dục chi phối.
Và này Mahānāma,
thế nào là vị ngọt các dục? Này Mahānāma, có năm pháp tăng trưởng
các dục này: Các sắc pháp do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả
ý, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận
thức...; các hương do mũi nhận thức...; các vị do lưỡi nhận
thức...; các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả lạc, khả hỷ,
tương ưng với dục, hấp dẫn. Này Mahānāma, có năm pháp tăng trưởng
các dục như vậy. Này Mahānāma, y cứ vào năm pháp tăng trưởng các
dục này, có lạc và hỷ khởi lên, như vậy là vị ngọt các dục.
Và này Mahānāma,
thế nào là sự nguy hiểm các dục? Ở đây, này Mahānāma, có thiện nam
tử nuôi sống với nghề nghiệp, như đếm ngón tay, như tính toán, như
ước toán, như làm ruộng, như buôn bán, như chăn bò, như bắn cung,
như làm công cho vua, như làm một nghề nào khác. Người ấy phải
chống đỡ lạnh, phải chống đỡ nóng, phải chịu đựng sự xúc chạm của
ruồi, muỗi, gió, sức nóng, mặt trời, các loài bò sát, bị chết đói
chết khát. Này Mahānāma, như vậy là sự nguy hiểm các dục, thiết
thực hiện tại, thuộc khổ uẩn, lấy dục làm nhân, lấy dục làm
duyên, là nguồn gốc của dục, là nguyên nhân của dục.
Này Mahānāma,
nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như
vậy, nhưng các tài sản ấy không được đến tay mình, vị ấy than
vãn, buồn phiền khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: "Ôi! Sự
nỗ lực của ta thật sự là vô ích, sự tinh cần của ta thật sự không
kết quả". Này Mahānāma, như vậy, là sự nguy hiểm các dục...
(như trên)... là nguyên nhân của dục.
Này Mahānāma,
nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như
vậy, và các tài sản ấy được đến tay mình, vì phải hộ trì các
tài sản ấy, vị ấy cảm thọ sự đau khổ, ưu tư: "Làm sao các vua
chúa khỏi cướp đoạt chúng, làm sao trộm cướp khỏi cướp đoạt
chúng, làm sao lửa khỏi đốt cháy, nước khỏi cuốn trôi, hay các kẻ
thừa tự không xứng đáng khỏi cướp đoạt chúng?" Dầu vị ấy hộ
trì như vậy, giữ gìn như vậy, vua chúa vẫn cướp đoạt các tài sản
ấy, trộm cướp vẫn cướp đoạt, lửa vẫn đốt cháy, nước vẫn cuốn
trôi hay các kẻ thừa tự không xứng đáng vẫn cướp đoạt chúng. Vị
ấy than vãn, buồn phiền, khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh:
"Cái đã thuộc của ta, nay ta không có nữa". Này Mahānāma, như
vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của
dục.
Lại nữa, này Mahānāma,
do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính
dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua, Sát-đế-lị tranh đoạt với
Sát-đế-lị, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-la- môn, gia chủ tranh đoạt
với gia chủ, mẹ tranh đoạt với con, con tranh đoạt với mẹ, cha tranh
đoạt với con, con tranh đoạt với cha, anh em tranh đoạt với anh em, anh
tranh đoạt với chị, chị tranh đoạt với anh, bạn bè tranh đoạt với
bạn bè. Khi họ đã dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt;
họ công phá nhau bằng tay; họ công phá nhau bằng đá; họ công phá
nhau bằng gậy; họ công phá nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong,
đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahānāma, như vậy là sự nguy
hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahānāma,
do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẫn, họ
đeo cung và tên, họ dàn trận hai mặt, và tên được nhắm bắn nhau, đao
được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Họ bắn đâm nhau bằng
tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây
họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahānāma, như
vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là nguyên nhân của
dục.
Lại nữa, này Mahānāma,
do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẩn, họ
đeo cung và tên, họ công phá thành quách mới trét vôi hồ và tên được
nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Ở
đây, họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ đổ
nước phân sôi, họ đè bẹp nhau bằng đá, họ chặt đầu nhau bằng
kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong.
Này Mahānāma, như vậy là sự nguy hiểm các dục... (như trên)... là
nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahānāma,
do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ đột nhập nhà cửa, họ
cướp giật đồ đạc, họ hành động như kẻ cướp, họ phục kích các
đường lớn, họ đi đến vợ người. Các vua chúa khi bắt được một
người như vậy liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng
roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt
chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt
mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình
(xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt la hầu khẩu
hình... Hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa)... chúc thủ hình
(đốt tay)... khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt)... bì y
hình (lấy vỏ cây làm áo)... linh dương hình (hình phạt con dê
núi)... câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt)... tiền hình (cắt
thịt thành hình đồng tiền)... khối trấp hình... chuyển hình... cao
đạp đài... họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc
những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Ở đây họ đi đến tử vong,
đi đến sự đau khổ gần như tử vong.Này Mahānāma, như vậy là sự nguy hiểm của dục...
(như trên)... là nguyên nhân của dục.
Lại nữa, này Mahānāma,
do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ sống làm các ác hạnh
về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý. Do
họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói,
làm các ác hạnh về ý, khi thân hoại mạng chung, họ sanh vào cõi
dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này Mahānāma, như vậy là sự nguy
hiểm các dục, đưa đến đau khổ tương lai, là khổ uẩn, do dục làm
nhân, do dục làm duyên, do dục làm nhân duyên, do chính dục làm
nhân.
Những hệ luỵ do
ham muốn dục lạc tạo nên (như trong bài kinh trước):
a. phải làm lụng cực khổ vì mưu cầu dục lạc
b. Mưu cầu như không như ý sanh đau khổ
c. Có được mà giữ được lại là một gánh nặng
khác
d. Danh lợi là nguyên nhân của tranh chấp
nên cũng là một nguy hiểm của dục lạc
e. Dục tham dẫn đến chiến tranh
f. Dục tham dẫn đến tội ác và trả giá bằng
sự trừng phạt của luật pháp
g. Dục tham khiến chúng sanh tạo ác nghiệp
để rồi từ đó dẫn đến tái sanh vào khổ cảnh
080. Bị khổ hay tự
chuốc khổ không có nghĩ là vì thế liễu tri khổ
Hưởng thụ dục lạc
hay lợi dưỡng là một cực đoan thì khổ hạnh hành xác cũng là một cực đoan.
Đức Phật đã kể kể
lại cuộc đối thoại giữa Ngài và các du sĩ ngoại đạo Nigantha tại sườn núi Isigili, trên Kalasila
(Hắc Nham) . Những tu sĩ nầy đưa ra ba luận điểm về vui khổ:
a. Hành xác là các “trả nợ nhanh chóng”
những gì đã vay trong quá khứ. (Nếu xưa kia có làm ác nghiệp, hãy làm cho
nghiệp ấy tiêu mòn bằng khổ hạnh khốc liệt này).
b. Do không tạo nghiệp mới nên sẽ không có
khổ trong tương lai.
c. Khổ đau được tận diệt do không tạo nghiệp
(nghiệp được diệt trừ, khổ được diệt trừ; do khổ được diệt trừ, cảm thọ được
diệt trừ; do cảm thọ được diệt trừ, tất cả khổ đau sẽ được tiêu mòn
Này Mahānāma, một
thời Ta ở tại Rājagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakūṭa (Linh Thứu).
Lúc bấy giờ, rất nhiều Nigaṇṭha (Ni-kiền Tử) tại sườn núi Isigili,
trên Kalasila (Hắc Nham), đứng thẳng người, không chịu ngồi và cảm
giác những cảm thọ thống thiết, khổ đau, khốc liệt, bén nhạy. Này
Mahànàma, rồi Ta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi
đến sườn núi Isigili, tại Kalasila chỗ các Nigaṇṭha ấy ở, khi đến
nơi Ta nói với các Nigantha ấy: "Chư Hiền, tại sao các Ngươi
lại đứng thẳng người, không chịu ngồi xuống và cảm giác những cảm
thọ thống thiết, khổ đau, khốc liệt, bén nhạy như vậy?"
Này Mahānāma, được
nói vậy các Nigaṇṭha ấy trả lời Ta như sau: "Này Hiền giả, Nigaṇṭha
Nātaputta - là bậc toàn tri, toàn kiến, tự xưng là có tri kiến toàn
diện như sau: 'Dầu ta có đi, có đứng, có ngủ và có thức, tri kiến
luôn luôn được tồn tại liên tục ở nơi ta'. Vị ấy nói như sau:
'Này các Nigaṇṭha, nếu xưa kia Ngươi có làm ác nghiệp, hãy làm cho
nghiệp ấy tiêu mòn bằng khổ hạnh khốc liệt này. Sự không làm ác
nghiệp trong tương lai chính do sự hộ trì về thân, sự hộ trì về
lời nói, sự hộ trì về ý ngay trong hiện tại, ở tại nơi đây. Như
vậy chính nhờ sự thiêu đốt, sự chấm dứt các nghiệp quá khứ, sự
không làm các nghiệp mới, mà không có sự tiếp tục trong tương lai.
Do sự không tiếp tục trong tương lai, các nghiệp được diệt trừ; do
nghiệp được diệt trừ, khổ được diệt trừ; do khổ được diệt trừ,
cảm thọ được diệt trừ; do cảm thọ được diệt trừ, tất cả khổ đau
sẽ được tiêu mòn'. Và vì chúng tôi chấp nhận điều ấy, và chúng
tôi kham nhẫn điều ấy, nên chúng tôi được hoan hỷ."
Này Mahānāma, khi
được nói vậy Ta nói với các Nigaṇṭha ấy như sau: "Chư Hiền Nigaṇṭha,
các Ngươi có biết chăng, trong quá khứ, các Ngươi có mặt hay các
Ngươi không có mặt?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không
biết." --" Chư Hiền Nigaṇṭha, các Ngươi có biết chăng, trong
quá khứ, các Ngươi không làm ác nghiệp hay có làm ác nghiệp?"
--"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --"Chư Hiền
Nigaṇṭha, các Ngươi có biết chăng, các Ngươi không làm các nghiệp
như thế này hay như thế kia?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi
không biết." --"Chư Hiền Nigaṇṭha, các Ngươi có biết chăng:
Mức độ đau khổ như thế này đã trừ diệt, mức độ đau khổ như thế
này cần phải trừ diệt? Hay, khi mức độ đau khổ như thế này đã
được trừ diệt, thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt?"
--"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --"Chư Hiền Nigaṇṭha,
các Ngươi có biết chăng, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện
pháp và sự thành tựu các thiện pháp?" --"Thưa Hiền giả,
chúng tôi không biết."
--"Chư
Hiền, theo các Ngươi nói, Nigaṇṭha, các Ngươi không biết: Trong quá khứ
các Ngươi có mặt hay các Ngươi không có mặt; các Ngươi không
biết, trong quá khứ các Ngươi không làm các ác nghiệp hay có làm
các ác nghiệp; các Ngươi không biết các Ngươi không làm ác
nghiệp như thế này hay như thế kia; các Ngươi không biết, mức độ
đau khổ như thế này đã được trừ diệt, mức độ đau khổ như thế này
cần phải trừ diệt; mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt
thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt; các Ngươi không biết, sự
đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện pháp và sự thành tựu
các thiện pháp. Chư Hiền Nigaṇṭha, sự kiện là như vậy thì những kẻ săn
bắn ở đời, với bàn tay đẫm máu, làm các nghiệp hung dữ, được tái
sanh trong loài người, những hạng ấy có xuất gia trong hàng ngũ Nigaṇṭha,
các Ngươi không?"
Tin ở nghiệp báo
không hẳn đã sống đúng với lý nhân quả
Nghiệp là một
định lý phức tạp. Nhiều người tin nhưng ít người hiểu rõ. Đức Phật đã hỏi các
tu sĩ Nigantha và các câu trả lời là thí dụ điển hình về điểm đó
Không thể không tạo nghiệp với chủ trương
không làm gì hết
Cuộc sống là một
dòng chảy của những yếu tố duyên khởi. Sự tạo tác không đơn giản nằm ở ý muốn
làm hay không làm. Phải hiểu ý chí chỉ là một mắc xích chứ không là tất cả.
Con đường giới,
định, tuệ không phải để trả hết quả nghiệp
Chúng sanh không
hiểu hết guồng máy phức tạp của nghiệp báo và cũng không bao giờ có thể trả hết
những nghiệp đã tạo. Con đường tu tập mà Đức Phật dạy là phương cách dẫn đến
giác ngộ, vượt thoát sanh tử, không tiếp tục lẩn quẩn trong vòng xoay của
nghiệp, quả, phiền não.
Ba pháp chánh ngữ,
chánh nghiệp, chánh mạng có liên quan tới sự tạo nghiệp nhưng chánh yếu vẫn là
tạo nên một lối sống hiền thiện thuận hợp cho sự tu tập nội tại.
081. Một ý niệm
về hạnh phúc thật sự trong đời sống hằng ngày
Hạnh phúc trong
khái niệm gần gủi nhất là khả năng duy trì sự an tịnh không phiền não một cách
bền bĩ. Còn bị động tức là chưa đưa hạnh phúc
Hiền giả
Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc. Hạnh phúc
phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả Gotama, nếu hạnh phúc có thể
thành tựu nhờ hạnh phúc thì vua Magadha Seniya Bimbisāra (Tần-bà-ta-la)
có thể đạt được hạnh phúc, và vua Magadha Seniya Bimbisāra sống hạnh
phúc hơn Tôn giả Gotama.
"Lời nói
này thật sự đã được các Tôn giả Nigaṇṭha nói lên một cách hấp
tấp, không có suy tư. Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành
tựu nhờ hạnh phúc. Hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả
Gotama, nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc, thời vua
Magadha Seniya Bimbisāra có thể đạt được hạnh phúc; và vua Magadha
Seniya Bimbisāra sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama. Và chính ta ở đây
cần phải được hỏi như sau: 'Giữa các bậc Tôn Giả, ai sống hạnh
phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisāra hay Tôn giả Gotama?'
"Hiền giả
Gotama, lời nói này thật sự đã được chúng tôi nói lên một cách
hấp tấp, không có suy tư: Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể
thành tựu nhờ hạnh phúc, thời vua Magadha Seniya Bimbisāra có thể đạt
được hạnh phúc; và vua Magadha Seniya Bimbisāra sống hạnh phúc hơn
Tôn giả Gotama. Hãy để yên sự việc như vậy. Nay chúng tôi hỏi Tôn
giả Gotama: 'Giữa quý vị Tôn giả, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha
Seniya Bimbisāra hay Tôn giả Gotama?'
--"Chư
Hiền Nigantha, nay Ta sẽ hỏi các Ngươi một câu, cũng vấn đề này.
Nếu các Ngươi vui lòng, hãy trả lời câu hỏi ấy. Chư Hiền Nigaṇṭha,
các Ngươi nghĩ thế nào? Vua
Magadha Seniya Bimbisāra có thể không di động thân thể, không nói lên
một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn bảy ngày bảy đêm
có được không?
--"Này
Hiền giả, không thể được.
--"Chư
Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisāra có
thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác
thuần túy lạc thọ luôn sáu ngày sáu đêm, luôn năm ngày năm đêm,
luôn bốn ngày bốn đêm, luôn ba ngày ba đêm, luôn hai ngày hai đêm,
luôn một ngày một đêm không?
--"Này
Hiền giả, không thể được.
--"Chư
Hiền Nigaṇṭha, Ta có thể không di động thân thể, không nói lên một
lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong một ngày một đêm.
Chư Hiền Nigantha, Ta có thể không di động thân thể , không nói lên
một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong hai ngày hai
đêm, luôn trong ba ngày ba đêm, luôn trong bốn ngày bốn đêm, luôn
trong năm ngày năm đêm, luôn trong sáu ngày sáu đêm, luôn trong bảy
ngày bảy đêm. Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện
là như vậy, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Ta?
--"Sự kiện
là như vậy, Tôn giả Gotama sống hạnh phúc hơn vua Magadha Seniya
Bimbisāra."
Thế Tôn thuyết
giảng như vậy. Mahānāma thuộc giòng họ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời
dạy của Thế Tôn.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo
Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 14 [tóm tắt]
Tiểu Kinh Khổ Uẩn
(Cūḷadukkhakkhandha Sutta)
(M.i, 91)
Mahānāma hỏi đức Phật: Dù
đã hiểu đức Phật dạy tham, sân, si là cấu uế của tâm, nhưng tham,
sân, si vẫn chiếm cứ tâm và an trú, vậy do pháp nào trong tự mình
chưa đoạn trừ được? Đức Phật trả lời là do Mahānāma còn là cư
sĩ và thọ hưởng các dục. Lại dù một Thánh đệ tử có khéo thấy
như thật chánh quán các dục là vui ít, khổ nhiều, nhưng chưa chứng
được hỷ lạc do các thiền đưa đến, thời chưa khỏi bị dục chi phối.
Rồi đức Phật giảng về vị
ngọt các dục và nguy hiểm các dục (như đã được trình bày trong Kinh
Đại Khổ Uẩn số 13). Cuối cùng đức Phật kể lại cuộc gặp gỡ của
đức Phật với các Ni-kiền-tử đang tu khổ hạnh ở Vương Xá. Những vị
này đứng thẳng không chịu ngồi nên cảm thọ những cảm giác khổ đau
khốc liệt. Khi đức Phật hỏi vì sao lại làm như vậy, các Ni-kiền-tử
trả lời, Nātaputta, Giáo chủ của các Ni- kiền-tử, là bậc toàn tri,
toàn kiến, toàn diện, dù có đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, thức, tri
kiến luôn luôn được tồn tại. Vị này dạy rằng do quá khứ làm ác
nghiệp nên nay phải khổ hạnh để tiêu mòn các nghiệp quá khứ. Hiện
tại, sống chế ngự thân, lời nói và ý để không làm ác nghiệp trong
tương lai. Như vậy, nhờ thiêu đốt các nghiệp quá khứ, nhờ không
làm các nghiệp mới nên không có sự tiếp tục trong tương lai. Nhờ
vậy các nghiệp được diệt trừ, khổ được diệt trừ, cảm thọ được
diệt trừ, khổ đau được diệt trừ. Đức Phật liền đặt một
số câu hỏi, sáu câu tất cả, và câu nào các Ni-kiền-tử cũng trả
lời “Không biết”. Cuối cùng các Ni-kiền-tử tuyên bố, hạnh phúc do
đau khổ đem lại và Vua Bimbisāra nước Magadha sống hạnh phúc hơn
Sa-môn Gotama.
Bị đức Phật chất vấn, các
Ni-kiền-tử rút lui lời tuyên bố này, và cuối cùng đức Phật chứng
minh rằng, đức Phật sống hạnh phúc hơn Vua Bimbisāra, vì Ngài có
thể nhập định luôn bảy ngày bảy đêm không di động, còn Vua
Bimbisāra thì không thể được như vậy.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 14 [dàn ý]
Tiểu Kinh Khổ
Uẩn
(Cḷadukkhakkhandha
Sutta)
(M.i, 91)
A.
Duyên khởi:
Mahānāma hỏi Thế Tôn vì sao dầu hiểu được lời Thế
Tôn dạy tham, sân, si là cấu uế của tâm, tuy vậy, tham, sân, si vẫn khởi lên. Đức
Phật trả lời với bài kinh này.
B.
Chánh kinh:
I. Đức Phật trả
lời, pháp còn tồn tại khiến tham sân si khởi lên là lòng dục, và các dục chỉ có
thể do như thật chánh quán các dục và do thiền định mới được trừ diệt. Đây cũng
là kinh nghiệm của Đức Phật, khi Ngài chưa thành đạo.
II. Đức Phật giải
thích về vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các dục.
III. Cuộc đàm
thoại giữa Sa-môn Gotama và các Ni-kiền-tử.
1. Quan điểm diệt
khổ của Nātaputta.
2. Hạnh phúc
không thể thành tựu nhờ khổ, cũng không thể thành tựu nhờ hạnh phúc, trong
nghĩa thọ hưởng các dục, chính phải nhờ thiền để đoạn trừ các dục.
3. Sa-môn Gotama
sống hạnh phúc hơn vua Bimbisāra vì Ngài trú ở thiền định.
C. Kết
luận:
Thế Tôn thuyết
giảng như vậy, Mahānāma thuộc dòng họ Sakka hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 14 [toát yếu]
Tiểu Kinh Khổ
Uẩn
(Cḷadukkhakkhandha
Sutta)
(M.i, 91)
I. Toát yếu
Cūladukkhakkhandha Sutta - The
shorter discourse on the mass of suffering.
A variation of the preceding,
ending in a discussion with Jain ascetics on the nature of pleasure and pain. Bản kinh ngắn về đống
khổ.
Một dạng như kinh số 13, kết
thúc bằng một cuộc đàm luận với những người Kỳ-na giáo tu khổ
hạnh, về bản chất của lạc và khổ.
II. Tóm tắt
Mahānāma hỏi Phật, vì nguyên nhân gì thỉnh
thoảng ông vẫn bị tham sân si xâm chiếm mặc dù đã biết đấy là cấu
uế của tâm, và hỏi có pháp nào trong ông chưa đoạn khiến ông vẫn
bị tham sân si chi phối. Phật dạy, pháp ấy chính là dục. Vì ông
chưa đoạn dục, để cho dục lèo lái ông nên ông vẫn sống trong gia
đình, thụ hưởng các dục. Phật cho biết dục vui ít, khổ não nhiều,
nguy hiểm lại còn nhiều hơn. Về dục, nên biết rõ vị ngọt, nguy
hiểm và sự xuất ly. Nhưng nếu thấy rõ như vậy với trí tuệ chân
chính, mà chưa chứng được hỷ lạc thiền định hay các pháp thù
thắng hơn, thì vẫn còn bị dục chi phối. Đó là kinh nghiệm bản thân
của Phật.
Kế tiếp, Phật kể cho Maahānāma nghe mẩu đối
thoại của Ngài với những người theo phái Ni-kiền Tử thực hành
nhiều khổ hạnh, cảm thọ những đau khổ khốc liệt để chuộc tội lỗi
quá khứ, vì tin như vậy sẽ được giải thoát.
Phật hỏi họ năm điều: Họ có biết được
trong quá khứ họ có hiện hữu hay không? Trong quá khứ, họ có làm
ác nghiệp hay không? Trong quá khứ, họ đã làm những ác nghiệp gì?
Họ có biết đã trừ được bao nhiêu đau khổ, còn lại bao nhiêu đau
khổ chưa trừ không? Họ có biết đoạn trừ ngay trong hiện tại những
bất thiện và hoàn thành các thiện pháp không? Các người đệ tử
theo phái khổ hạnh đều không biết. Nhưng vì họ tin nhân quả nghiệp
báo, Phật kết luận: "Vậy thì những người xuất gia trong Ni-kiền
Tử phải từng là những kẻ ác ôn ghê gớm" (cho nên mới phải
hành thân hoại thể để chuộc tội).
Nhưng người Ni-kiền Tử lại nói: "Hạnh
phúc thành tựu nhờ đau khổ. Nếu hạnh phúc thành tựu nhờ hạnh phúc,
thì vua Bình sa (Bimbisāra) sẽ hơn tôn giả Gotama, vì vua đang sống
hạnh phúc hơn tôn giả Gotama." Ni-kiền Tử lầm lạc khoái lạc
giác quan là hạnh phúc, nên khi Phật hỏi liệu vua Bình sa có thể
làm như Ngài, ngồi yên bất động trong nhiều ngày mà vẫn cảm thấy
thuần túy lạc thọ, thì Ni-kiền Tử phải công nhận Phật sống hạnh
phúc hơn vua.
III. Chú giải
Mahānāma có họ với Phật, ông là anh
của Anuruddha và Ānanda. Theo Sớ giải, ông đã chứng quả Bất hoàn,
nghĩa là chỉ có suy giảm tham sân si chứ chưa đoạn tận. Vì ông lầm
tưởng khi vào đạo lộ Bất hoàn là đã đoạn tận tham sân si, nên mới
ngạc nhiên khi thấy trong tâm ông thỉnh thoảng chúng lại sinh khởi.
Phật đưa vào đây câu chuyện về khổ hạnh
cốt để nói, giáo lý Ngài là Trung đạo, tránh xa hai cực đoan hưởng
thụ và ép xác.
IV. Pháp số
Ba độc: tham, sân, si.
Ba pháp: vị ngọt, nguy hiểm, xuất ly.
Bốn thiền
V. Kệ tụng
A. Nguyên nhân của cấu uế là dục
Từ lâu con đã hiểu
Lời dạy của Thế Tôn
Lời dạy của Thế Tôn
Tham sân si cấu uế
Vẫn xâm chiếm tâm con.
Vẫn xâm chiếm tâm con.
"Pháp nào con chưa đoạn
Khiến cấu uế xâm nhập
Và chiếm cứ tâm con
Xin Thế Tôn chỉ dạy."
Này Ma-ha-na-ma
Vương tử dòng Thích ca
Này Ma-ha-na-ma
Vương tử dòng Thích ca
Dục trong người chưa đoạn
Do đời sống tại gia.
B. Thay dục lạc bằng thiền lạc
"Dục vui ít khổ nhiều
Nguy hiểm càng nhiều hơn
Nguy hiểm càng nhiều hơn
Dù tuệ tri như vậy
Và chí muốn xuất ly
Nhưng chưa chứng thiền lạc
Và chí muốn xuất ly
Nhưng chưa chứng thiền lạc
Hoặc pháp thù thắng hơn
Thì dục vẫn chi phối
Và xâm chiếm tâm ngươi."
Và xâm chiếm tâm ngươi."
C. Khổ hạnh vô ích
Phật bác Ni-kiền Tử
Để hiển thị Trung đạo
Lìa xa hai cực đoan
Hưởng lạc và ép xác.
Ni-kiền Tử chủ trương
Cần hành hạ thân xác
Chuộc tội lỗi quá khứ
Đời sau được an lạc.
Nhưng vì không thể biết
Đời trước làm tội gì
Đã chuộc được bao nhiêu
Còn bao nhiêu chưa chuộc.
Nếu thực sự khổ đau
Do ác nghiệp về trước
Do ác nghiệp về trước
Thì chắc Ni-kiền Tử
Đã tạo nhiều phi phước.
Đã tạo nhiều phi phước.
"Dù có nói thế nào
Hạnh phúc không thể đạt
Hạnh phúc không thể đạt
Nhờ con đường hưởng lạc
Mà phải nhờ ép xác.
Nếu hiện tại hưởng lạc
Nếu hiện tại hưởng lạc
Mà tạo được nhiều phúc
Thì Tần bà sa la
Sẽ hạnh phúc hơn Phật."
Phật hỏi Ni-kiền Tử
"Phải chăng người đã nghĩ
"Phải chăng người đã nghĩ
Vua Tần bà sa la
Đang hạnh phúc hơn ta?"
Đang hạnh phúc hơn ta?"
"Thưa Cồ-đàm, chính phải
Hay là như thế nào
Thực tình, tôi không rõ
Thực tình, tôi không rõ
Xin Ngài làm sáng tỏ."
"Này ngươi Ni-kiền Tử
Vua có ngồi một mình
Với thuần túy lạc thọ
Suốt ngày đêm được chăng?"
"Không, có lẽ là không."
"Ta có thể nhiều ngày
Im lặng, thân bất động
"Ta có thể nhiều ngày
Im lặng, thân bất động
Vẫn hoàn toàn hạnh phúc."
Ni-kiền Tử kết luận
"Nếu sự tình là vậy
Thì Thế Tôn hạnh phúc
"Nếu sự tình là vậy
Thì Thế Tôn hạnh phúc
Hơn Tần bà sa la."
Và Ma-ha-na-ma
Tin nhận lời Thế Tôn
Tin nhận lời Thế Tôn
Rằng hỷ lạc thiền định
Thù thắng hơn dục lạc.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
14.
Cūḷadukkhakkhandhasuttaṃ [Mūla]
175. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā
sakkesu viharati kapilavatthusmiṃ nigrodhārāme. Atha kho mahānāmo sakko yena Bhagavā
tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ
nisinno kho mahānāmo sakko bhagavantaṃ etadavoca : ''dīgharattāhaṃ, bhante,
bhagavatā evaṃ dhammaṃ desitaṃ ājānāmi : 'lobho cittassa upakkileso, doso
cittassa upakkileso, moho cittassa upakkilesoti. Evañcāhaṃ [evaṃpāhaṃ (ka.)],
bhante, bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi : 'lobho cittassa upakkileso, doso
cittassa upakkileso, moho cittassa upakkilesoti. Atha ca pana me ekadā
lobhadhammāpi cittaṃ pariyādāya tiṭṭhanti, dosadhammāpi cittaṃ pariyādāya tiṭṭhanti,
mohadhammāpi cittaṃ pariyādāya tiṭṭhanti. Tassa mayhaṃ, bhante, evaṃ hoti :
'kosu nāma me dhammo ajjhattaṃ appahīno yena me ekadā lobhadhammāpi cittaṃ
pariyādāya tiṭṭhanti, dosadhammāpi cittaṃ pariyādāya tiṭṭhanti, mohadhammāpi
cittaṃ pariyādāya tiṭṭhantīti.
176. ''So eva kho te, mahānāma,
dhammo ajjhattaṃ appahīno yena te ekadā lobhadhammāpi cittaṃ pariyādāya tiṭṭhanti,
dosadhammāpi cittaṃ pariyādāya tiṭṭhanti, mohadhammāpi cittaṃ pariyādāya tiṭṭhanti.
So ca hi te, mahānāma, dhammo ajjhattaṃ pahīno abhavissa, na tvaṃ agāraṃ
ajjhāvaseyyāsi, na kāme paribhuñjeyyāsi. Yasmā ca kho te, mahānāma, so eva
dhammo ajjhattaṃ appahīno tasmā tvaṃ agāraṃ ajjhāvasasi, kāme paribhuñjasi.
177. '''Appassādā kāmā bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo
[bahūpāyāsā (sī. syā. pī.)] ettha bhiyyoti : iti cepi, mahānāma, ariyasāvakassa
yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ hoti, so ca [sova (ka.)] aññatreva kāmehi
aññatra akusalehi dhammehi pītisukhaṃ nādhigacchati, aññaṃ vā tato santataraṃ
atha kho so neva tāva anāvaṭṭī kāmesu hoti. Yato ca kho, mahānāma,
ariyasāvakassa 'appassādā kāmā bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyoti : evametaṃ yathābhūtaṃ
sammappaññāya sudiṭṭhaṃ hoti, so ca
aññatreva kāmehi aññatra akusalehi dhammehi pītisukhaṃ adhigacchati aññaṃ vā
tato santataraṃ atha kho so anāvaṭṭī kāmesu hoti. ''Mayhampi kho, mahānāma ,
pubbeva sambodhā, anabhisambuddhassa bodhisattasseva sato, 'appassādā kāmā
bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyoti : evametaṃ yathābhūtaṃ
sammappaññāya sudiṭṭhaṃ hoti, so ca aññatreva kāmehi aññatra akusalehi dhammehi
pītisukhaṃ nājjhagamaṃ, aññaṃ vā tato santataraṃ atha khvāhaṃ neva tāva anāvaṭṭī
kāmesu paccaññāsiṃ. Yato ca kho me, mahānāma, 'appassādā kāmā bahudukkhā
bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyoti : evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhaṃ
ahosi, so ca [sova (ka.)] aññatreva kāmehi aññatra akusalehi dhammehi pītisukhaṃ
ajjhagamaṃ, aññaṃ vā tato santataraṃ athāhaṃ anāvaṭṭī kāmesu paccaññāsiṃ.
178. ''Ko ca, mahānāma, kāmānaṃ
assādo? pañcime, mahānāma, kāmaguṇā. Katame pañca? cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā
kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā sotaviññeyyā saddā - pe -
ghānaviññeyyā gandhā... jivhāviññeyyā rasā... kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā
kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā : ime kho, mahānāma, pañca kāmaguṇā.
Yaṃ kho, mahānāma, ime pañca kāmaguṇe paṭicca uppajjati sukhaṃ somanassaṃ : ayaṃ
kāmānaṃ assādo. ''Ko ca, mahānāma, kāmānaṃ ādīnavo? idha, mahānāma, kulaputto
yena sippaṭṭhānena jīvikaṃ kappeti : yadi muddāya yadi gaṇanāya yadi saṅkhānena
yadi kasiyā yadi vaṇijjāya yadi gorakkhena yadi issatthena yadi rājaporisena
yadi sippaññatarena, sītassa purakkhato uṇhassa purakkhato ḍaṃsamakasavātātapasarīṃsapasamphassehi
rissamāno khuppipāsāya mīyamāno ayampi, mahānāma, kāmānaṃ ādīnavo sandiṭṭhiko
dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ
kāmānameva hetu. ''Tassa ce mahānāma
kulaputtassa evaṃ uṭṭhahato ghaṭato vāyamato te bhogā nābhinipphajjanti, so
socati kilamati paridevati urattāḷiṃ kandati sammohaṃ āpajjati 'moghaṃ vata me uṭṭhānaṃ, aphalo vata me vāyāmoti.
Ayampi, mahānāma, kāmānaṃ ādīnavo sandiṭṭhiko dukkhakkhandho kāmahetu
kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu. ''Tassa ce, mahānāma, kulaputtassa
evaṃ uṭṭhahato ghaṭato vāyamato te bhogā abhinipphajjanti. So tesaṃ bhogānaṃ
ārakkhādhikaraṇaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvedeti : 'kinti me bhoge neva
rājāno hareyyuṃ, na corā hareyyuṃ, na aggi daheyya, na udakaṃ vaheyya, na
appiyā vā dāyādā hareyyunti. Tassa evaṃ ārakkhato gopayato te bhoge rājāno vā
haranti, corā vā haranti, aggi vā dahati, udakaṃ vā vahati, appiyā vā dāyādā
haranti. So socati kilamati paridevati urattāḷiṃ kandati sammohaṃ āpajjati :
'yampi me ahosi tampi no natthīti. Ayampi, mahānāma, kāmānaṃ ādīnavo sandiṭṭhiko
dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu. ''Puna
caparaṃ, mahānāma, kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu rājānopi
rājūhi vivadanti, khattiyāpi khattiyehi vivadanti, brāhmaṇāpi brāhmaṇehi
vivadanti, gahapatīpi gahapatīhi vivadanti, mātāpi puttena vivadati, puttopi
mātarā vivadati, pitāpi puttena vivadati, puttopi pitarā vivadati, bhātāpi
bhātarā vivadati, bhātāpi bhaginiyā vivadati, bhaginīpi bhātarā vivadati,
sahāyopi sahāyena vivadati. Te tattha kalahaviggahavivādāpannā aññamaññaṃ pāṇīhipi
upakkamanti, leḍḍūhipi upakkamanti, daṇḍehipi upakkamanti, satthehipi upakkamanti.
Te tattha maraṇampi nigacchanti, maraṇamattampi dukkhaṃ . Ayampi, mahānāma,
kāmānaṃ ādīnavo sandiṭṭhiko dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ
kāmānameva hetu. ''Puna caparaṃ, mahānāma, kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ
kāmānameva hetu asicammaṃ gahetvā, dhanukalāpaṃ sannayhitvā, ubhatobyūḷhaṃ saṅgāmaṃ
pakkhandanti usūsupi khippamānesu, sattīsupi khippamānāsu, asīsupi
vijjotalantesu. Te tattha usūhipi vijjhanti, sattiyāpi vijjhanti, asināpi sīsaṃ chindanti. Te tattha maraṇampi nigacchanti,
maraṇamattampi dukkhaṃ. Ayampi, mahānāma, kāmānaṃ ādīnavo sandiṭṭhiko
dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu. ''Puna
caparaṃ, mahānāma, kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu asicammaṃ gahetvā, dhanukalāpaṃ sannayhitvā,
addāvalepanā upakāriyo pakkhandanti usūsupi khippamānesu, sattīsupi
khippamānāsu, asīsupi vijjotalantesu. Te tattha usūhipi vijjhanti, sattiyāpi
vijjhanti, chakaṇakāyapi osiñcanti, abhivaggenapi omaddanti, asināpi sīsaṃ
chindanti. Te tattha maraṇampi nigacchanti, maraṇamattampi dukkhaṃ. Ayampi,
mahānāma, kāmānaṃ ādīnavo sandiṭṭhiko dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṃ
kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu. ''Puna caparaṃ, mahānāma, kāmahetu kāmanidānaṃ
kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu sandhimpi chindanti, nillopampi haranti,
ekāgārikampi karonti, paripanthepi tiṭṭhanti,
paradārampi gacchanti. Tamenaṃ rājāno gahetvā vividhā kammakāraṇā kārenti :
kasāhipi tāḷenti, vettehipi tāḷenti, aḍḍhadaṇḍakehipi tāḷenti hatthampi
chindanti, pādampi chindanti, hatthapādampi chindanti, kaṇṇampi chindanti,
nāsampi chindanti, kaṇṇanāsampi chindanti bilaṅgathālikampi karonti, saṅkhamuṇḍikampi
karonti, rāhumukhampi karonti, jotimālikampi karonti, hatthapajjotikampi
karonti, erakavattikampi karonti, cīrakavāsikampi karonti, eṇeyyakampi karonti,
baḷisamaṃsikampi karonti, kahāpaṇikampi karonti, khārāpatacchikampi karonti,
palighaparivattikampi karonti, palālapīṭhakampi karonti, tattenapi telena
osiñcanti, sunakhehipi khādāpenti, jīvantampi sūle uttāsenti, asināpi sīsaṃ
chindanti. Te tattha maraṇampi nigacchanti, maraṇamattampi dukkhaṃ. Ayampi,
mahānāma, kāmānaṃ ādīnavo sandiṭṭhiko dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṃ
kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu. ''Puna caparaṃ, mahānāma, kāmahetu kāmanidānaṃ
kāmādhikaraṇaṃ kāmānameva hetu kāyena duccaritaṃ caranti, vācāya duccaritaṃ
caranti, manasā duccaritaṃ caranti. Te kāyena duccaritaṃ caritvā, vācāya
duccaritaṃ caritvā, manasā duccaritaṃ caritvā, kāyassa bhedā paraṃ maraṇā,
apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjanti. Ayampi, mahānāma, kāmānaṃ
ādīnavo samparāyiko , dukkhakkhandho kāmahetu kāmanidānaṃ kāmādhikaraṇaṃ
kāmānameva hetu.
179. ''Ekamidāhaṃ, mahānāma,
samayaṃ rājagahe viharāmi gijjhakūṭe pabbate. Tena kho pana samayena sambahulā
nigaṇṭhā [niganthā (syā. ka.)] isigilipasse kāḷasilāyaṃ ubbhaṭṭhakā honti āsanapaṭikkhittā,
opakkamikā dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedayanti. Atha khvāhaṃ, mahānāma,
sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yena isigilipasse kāḷasilā yena te nigaṇṭhā tenupasaṅkamiṃ upasaṅkamitvā te nigaṇṭhe
etadavocaṃ : 'kinnu tumhe, āvuso, nigaṇṭhā ubbhaṭṭhakā āsanapaṭikkhittā,
opakkamikā dukkhā tibbā kharā kaṭukā vedanā vedayathāti? evaṃ vutte, mahānāma,
te nigaṇṭhā maṃ etadavocuṃ : 'nigaṇṭho, āvuso, nāṭaputto [nāthaputto (sī. pī.)]
sabbaññū sabbadassāvī aparisesaṃ ñāṇadassanaṃ paṭijānāti : ''carato ca me tiṭṭhato
ca suttassa ca jāgarassa ca satataṃ
samitaṃ ñāṇadassanaṃ paccupaṭṭhitanti. So evamāha : ''atthi kho vo [atthi kho
bho (syā. ka.)], nigaṇṭhā, pubbe pāpakammaṃ kataṃ, taṃ imāya kaṭukāya
dukkarakārikāya nijjīretha [nijjaretha (sī. syā. pī.)] yaṃ panettha [mayaṃ
panettha (ka.)] etarahi kāyena saṃvutā vācāya saṃvutā manasā saṃvutā taṃ āyatiṃ
pāpassa kammassa akaraṇaṃ iti purāṇānaṃ kammānaṃ tapasā byantibhāvā, navānaṃ
kammānaṃ akaraṇā, āyatiṃ anavassavo āyatiṃ anavassavā kammakkhayo, kammakkhayā
dukkhakkhayo, dukkhakkhayā vedanākkhayo, vedanākkhayā sabbaṃ dukkhaṃ nijjiṇṇaṃ
bhavissatīti. Tañca panamhākaṃ ruccati ceva khamati ca, tena camha attamanāti.
180. ''Evaṃ vutte, ahaṃ, mahānāma, te nigaṇṭhe etadavocaṃ
: 'kiṃ pana tumhe, āvuso nigaṇṭhā, jānātha : ahuvamheva mayaṃ pubbe na
nāhuvamhāti? 'no hidaṃ, āvuso. 'Kiṃ pana tumhe, āvuso nigaṇṭhā, jānātha :
akaramheva mayaṃ pubbe pāpakammaṃ na nākaramhāti? 'no hidaṃ, āvuso. 'Kiṃ pana
tumhe, āvuso nigaṇṭhā, jānātha : evarūpaṃ vā evarūpaṃ vā pāpakammaṃ akaramhāti?
'no hidaṃ, āvuso. 'Kiṃ pana tumhe, āvuso nigaṇṭhā, jānātha : ettakaṃ vā dukkhaṃ
nijjiṇṇaṃ, ettakaṃ vā dukkhaṃ nijjīretabbaṃ , ettakamhi vā dukkhe nijjiṇṇe
sabbaṃ dukkhaṃ nijjiṇṇaṃ bhavissatīti? 'no hidaṃ, āvuso. 'Kiṃ pana tumhe, āvuso
nigaṇṭhā, jānātha : diṭṭheva dhamme akusalānaṃ dhammānaṃ pahānaṃ, kusalānaṃ
dhammānaṃ upasampadanti? 'no hidaṃ, āvuso. '''Iti kira tumhe, āvuso nigaṇṭhā,
na jānātha : ahuvamheva mayaṃ pubbe na nāhuvamhāti, na jānātha : akaramheva
mayaṃ pubbe pāpakammaṃ na nākaramhāti, na jānātha : evarūpaṃ vā evarūpaṃ vā
pāpakammaṃ akaramhāti, na jānātha : ettakaṃ vā dukkhaṃ nijjiṇṇaṃ, ettakaṃ vā
dukkhaṃ nijjīretabbaṃ, ettakamhi vā dukkhe nijjiṇṇe sabbaṃ dukkhaṃ nijjiṇṇaṃ
bhavissatīti. Na jānātha : diṭṭheva dhamme akusalānaṃ dhammānaṃ pahānaṃ,
kusalānaṃ dhammānaṃ upasampadaṃ. Evaṃ sante, āvuso nigaṇṭhā, ye loke luddā
lohitapāṇino kurūrakammantā manussesu
paccājātā te nigaṇṭhesu pabbajantīti? 'na kho, āvuso gotama, sukhena sukhaṃ
adhigantabbaṃ, dukkhena kho sukhaṃ adhigantabbaṃ sukhena cāvuso gotama, sukhaṃ adhigantabbaṃ abhavissa, rājā
māgadho seniyo bimbisāro sukhaṃ adhigaccheyya, rājā māgadho seniyo bimbisāro
sukhavihāritaro āyasmatā gotamenāti. '''Addhāyasmantehi nigaṇṭhehi sahasā appaṭisaṅkhā
vācā bhāsitā : na kho, āvuso gotama, sukhena sukhaṃ adhigantabbaṃ, dukkhena kho
sukhaṃ adhigantabbaṃ sukhena cāvuso gotama, sukhaṃ adhigantabbaṃ abhavissa,
rājā māgadho seniyo bimbisāro sukhaṃ adhigaccheyya, rājā māgadho seniyo
bimbisāro sukhavihāritaro āyasmatā gotamenāti. Api ca ahameva tattha paṭipucchitabbo
: ko nu kho āyasmantānaṃ sukhavihāritaro rājā vā māgadho seniyo bimbisāro
āyasmā vā gotamoti? addhāvuso gotama, amhehi sahasā appaṭisaṅkhā vācā bhāsitā,
na kho, āvuso gotama, sukhena sukhaṃ adhigantabbaṃ, dukkhena kho sukhaṃ
adhigantabbaṃ sukhena cāvuso gotama, sukhaṃ adhigantabbaṃ abhavissa, rājā
māgadho seniyo bimbisāro sukhaṃ adhigaccheyya, rājā māgadho seniyo bimbisāro
sukhavihāritaro āyasmatā gotamenāti. Api ca tiṭṭhatetaṃ, idānipi mayaṃ
āyasmantaṃ gotamaṃ pucchāma : ko nu kho āyasmantānaṃ sukhavihāritaro rājā vā
māgadho seniyo bimbisāro āyasmā vā gotamoti? '''tena hāvuso nigaṇṭhā, tumheva tattha paṭipucchissāmi,
yathā vo khameyya tathā naṃ byākareyyātha. Taṃ kiṃ maññathāvuso nigaṇṭhā,
pahoti rājā māgadho seniyo bimbisāro, aniñjamāno kāyena, abhāsamāno vācaṃ, satta rattindivāni
ekantasukhaṃ paṭisaṃvedī viharitunti? 'no hidaṃ, āvuso. '''Taṃ kiṃ maññathāvuso
nigaṇṭhā, pahoti rājā māgadho seniyo bimbisāro, aniñjamāno kāyena, abhāsamāno
vācaṃ, cha rattindivāni - pe - pañca rattindivāni... cattāri rattindivāni... tīṇi
rattindivāni... dve rattindivāni... ekaṃ rattindivaṃ ekantasukhaṃ paṭisaṃvedī
viharitunti? 'no hidaṃ, āvuso. '''Ahaṃ
kho, āvuso nigaṇṭhā, pahomi aniñjamāno kāyena, abhāsamāno vācaṃ, ekaṃ
rattindivaṃ ekantasukhaṃ paṭisaṃvedī viharituṃ. Ahaṃ kho, āvuso nigaṇṭhā,
pahomi aniñjamāno kāyena, abhāsamāno vācaṃ, dve rattindivāni... tīṇi
rattindivāni... cattāri rattindivāni... pañca rattindivāni... cha
rattindivāni... satta rattindivāni ekantasukhaṃ paṭisaṃvedī viharituṃ. Taṃ kiṃ
maññathāvuso nigaṇṭhā, evaṃ sante ko sukhavihāritaro rājā vā māgadho seniyo
bimbisāro ahaṃ vāti? 'evaṃ sante āyasmāva gotamo sukhavihāritaro raññā māgadhena seniyena
bimbisārenāti. Idamavoca Bhagavā. Attamano mahānāmo sakko bhagavato
bhāsitaṃ abhinandīti.
Cūḷadukkhakkhandhasuttaṃ niṭṭhitaṃ catutthaṃ.
-ooOoo-
14.
Cūḷadukkhakkhandhasuttavaṇṇanā [Atthakathā]
175. Evaṃ me sutanti cūḷadukkhakkhandhasuttaṃ.
Tattha sakkesūti evaṃnāmake janapade. So hi janapado sakyānaṃ rājakumārānaṃ
vasanaṭṭhānattā sakyātveva saṅkhyaṃ gato. Sakyānaṃ pana uppatti ambaṭṭhasutte
āgatāva. Kapilavatthusminti evaṃnāmake nagare. Tañhi kapilassa isino nivāsaṭṭhāne
katattā kapilavatthūti vuttaṃ, taṃ gocaragāmaṃ katvā. Nigrodhārāmeti nigrodho
nāma sakko, so ñātisamāgamakāle kapilavatthuṃ āgate bhagavati attano ārāme
vihāraṃ kāretvā bhagavato niyyātesi, tasmiṃ viharatīti attho. Mahānāmoti
anuruddhattherassa bhātā bhagavato cuḷapituputto. Suddhodano sukkodano
sakkodano dhotodano amitodanoti ime pañca janā bhātaro. Amitā nāma devī tesaṃ
bhaginī. Tissatthero tassā putto. Tathāgato ca nandatthero ca suddhodanassa
puttā, mahānāmo ca anuruddhatthero ca sukkodanassa. Ānandatthero amitodanassa,
so bhagavato kaniṭṭho. Mahānāmo mahallakataro sakadāgāmī ariyasāvako.
Dīgharattanti mayhaṃ sakadāgāmiphaluppattito paṭṭhāya cirarattaṃ
jānāmīti dasseti. Lobhadhammāti lobhasaṅkhātā dhammā, nānappakārakaṃ lobhaṃyeva
sandhāya vadati. Itaresupi dvīsu eseva nayo. Pariyādāya tiṭṭhantīti khepetvā tiṭṭhanti.
Idañhi pariyādānaṃ nāma ‘‘sabbaṃ hatthikāyaṃ pariyādiyitvā sabbaṃ assakāyaṃ
sabbaṃ rathakāyaṃ sabbaṃ pattikāyaṃ pariyādiyitvā jīvantaṃyeva naṃ
osajjeyya’’nti (saṃ. ni. 1.126) ettha gahaṇe āgataṃ. ‘‘Aniccasaññā, bhikkhave,
bhāvitā bahulīkatā sabbaṃ kāmarāgaṃ pariyādiyatī’’ti (saṃ. ni. 3.102) ettha
khepane. Idhāpi khepane adhippetaṃ. Tena vuttaṃ ‘‘pariyādiyitvāti khepetvā’’ti.
Yena me ekadā lobhadhammāpīti yena mayhaṃ ekekasmiṃ kāle lobhadhammāpi
cittaṃ pariyādāya tiṭṭhantīti pucchati. Ayaṃ kira rājā ‘‘sakadāgāmimaggena
lobhadosamohā niravasesā pahīyantī’’ti saññī ahosi, ayaṃ ‘‘appahīnaṃ me
atthī’’tipi jānāti, appahīnakaṃ upādāya pahīnakampi puna pacchatovāvattatīti
saññī hoti. Ariyasāvakassa evaṃ sandeho uppajjatīti? Āma uppajjati. Kasmā? Paṇṇattiyā
akovidattā. ‘‘Ayaṃ kileso asukamaggavajjho’’ti imissā paṇṇattiyā akovidassa hi
ariyasāvakassapi evaṃ hoti. Kiṃ tassa paccavekkhaṇā natthīti? Atthi. Sā pana na
sabbesaṃ paripuṇṇā hoti. Eko hi pahīnakilesameva paccavekkhati. Eko avasiṭṭhakilesameva,
eko maggameva, eko phalameva, eko nibbānameva. Imāsu pana pañcasu paccavekkhaṇāsu
ekaṃ vā dve vā no laddhuṃ na vaṭṭati. Iti yassa paccavekkhaṇā na paripuṇṇā,
tassa maggavajjhakilesapaṇṇattiyaṃ akovidattā evaṃ hoti.
176. So eva kho teti soyeva lobho
doso moho ca tava santāne appahīno, tvaṃ pana pahīnasaññī ahosīti dasseti. So
ca hi teti so tuyhaṃ lobhadosamohadhammo. Kāmeti duvidhe kāme. Na paribhuñjeyyāsīti
mayaṃ viya pabbajeyyāsīti dasseti.
177. Appassādāti parittasukhā.
Bahudukkhāti diṭṭhadhammikasamparāyikadukkhamevettha bahukaṃ. Bahupāyāsāti diṭṭhadhammikasamparāyiko
upāyāsakilesoyevettha bahu. Ādīnavoti diṭṭhadhammikasamparāyiko upaddavo. Ettha
bhiyyoti etesu kāmesu ayaṃ ādīnavoyeva bahu. Assādo pana himavantaṃ upanidhāya
sāsapo viya appo, parittako. Iti cepi mahānāmāti mahānāma evaṃ cepi
ariyasāvakassa. Yathābhūtanti yathāsabhāvaṃ. Sammā nayena kāraṇena paññāya suṭṭhu
diṭṭhaṃ hotīti dasseti. Tattha paññāyāti vipassanāpaññāya, heṭṭhāmaggadvayañāṇenāti
attho. So cāti so eva maggadvayena diṭṭhakāmādīnavo ariyasāvako. Pītisukhanti
iminā sappītikāni dve jhānāni dasseti. Aññaṃ vā tato santataranti tato
jhānadvayato santataraṃ aññaṃ uparijhānadvayañceva maggadvayañca. Neva tāva
anāvaṭṭī kāmesu hotīti atha kho so dve magge paṭivijjhitvā ṭhitopi ariyasāvako
upari jhānānaṃ vā maggānaṃ vā anadhigatattā neva tāva kāmesu anāvaṭṭī hoti,
anāvaṭṭino anābhogo na hoti. Āvaṭṭino sābhogoyeva hoti. Kasmā? Catūhi jhānehi
vikkhambhanappahānassa, dvīhi maggehi samucchedappahānassa abhāvā.
Mayhampi khoti na kevalaṃ tuyheva, atha kho mayhampi. Pubbeva sambodhāti
maggasambodhito paṭhamatarameva. Paññāya sudiṭṭhaṃ hotīti ettha orodhanāṭakā
pajahanapaññā adhippetā. Pītisukhaṃ nājjhagamanti sappītikāni dve jhānāni na paṭilabhiṃ.
Aññaṃ vā tato santataranti idha upari jhānadvayaṃ ceva cattāro ca maggā
adhippetā. Paccaññāsinti paṭiaññāsiṃ.
179. Ekamidāhaṃ mahānāma samayanti
kasmā āraddhaṃ? Ayaṃ pāṭiyekko anusandhi. Heṭṭhā kāmānaṃ assādopi ādīnavopi
kathito, nissaraṇaṃ na kathitaṃ, taṃ kathetuṃ ayaṃ desanā āraddhā.
Kāmasukhallikānuyogo hi eko anto attakilamathānuyogo ekoti imehi antehi muttaṃ
mama sāsananti upari phalasamāpattisīsena sakalasāsanaṃ dassetumpi ayaṃ desanā
āraddhā.
Gijjhakūṭe pabbateti tassa pabbatassa gijjhasadisaṃ kūṭaṃ atthi, tasmā
gijjhakūṭoti vuccati. Gijjhā vā tassa kūṭesu nivasantītipi gijjhakūṭoti
vuccati. Isigilipasseti isigilipabbatassa passe. Kāḷasilāyanti kāḷavaṇṇe piṭṭhipāsāṇe.
Ubbhaṭṭhakā hontīti uddhaṃyeva ṭhitakā honti anisinnā. Opakkamikāti ubbhaṭṭhakādinā
attano upakkamena nibbattitā. Nigaṇṭho, āvusoti aññaṃ kāraṇaṃ vattuṃ asakkontā
nigaṇṭhassa upari pakkhipiṃsu. Sabbaññū sabbadassāvīti so amhākaṃ satthā
atītānāgatapaccuppannaṃ sabbaṃ jānāti passatīti dasseti. Aparisesaṃ ñāṇadassanaṃ
paṭijānātīti so amhākaṃ satthā aparisesaṃ dhammaṃ jānanto aparisesasaṅkhātaṃ ñāṇadassanaṃ
paṭijānāti, paṭijānanto ca evaṃ paṭijānāti ‘‘carato ca me tiṭṭhato ca…pe…
paccupaṭṭhita’’nti. Tattha satatanti niccaṃ. Samitanti tasseva vevacanaṃ.
180. Kiṃ pana tumhe, āvuso, nigaṇṭhā
jānātha ettakaṃ vā dukkhaṃ nijjiṇṇanti idaṃ bhagavā puriso nāma yaṃ karoti, taṃ
jānāti. Vīsatikahāpaṇe iṇaṃ gahetvā dasa datvā ‘‘dasa me dinnā dasa avasiṭṭhā’’ti
jānāti, tepi datvā ‘‘sabbaṃ dinna’’nti jānāti. Khettassa tatiyabhāgaṃ lāyitvā
‘‘eko bhāgo lāyito, dve avasiṭṭhā’’ti jānāti. Puna ekaṃ lāyitvā ‘‘dve lāyitā,
eko avasiṭṭho’’ti jānāti. Tasmimpi lāyite ‘‘sabbaṃ niṭṭhita’’nti jānāti, evaṃ
sabbakiccesu katañca akatañca jānāti, tumhehipi tathā ñātabbaṃ siyāti dasseti.
Akusalānaṃ dhammānaṃ pahānanti iminā akusalaṃ pahāya kusalaṃ bhāvetvā suddhantaṃ
patto nigaṇṭho nāma tumhākaṃ sāsane atthīti pucchati.
Evaṃ santeti tumhākaṃ evaṃ ajānanabhāve sati. Luddāti luddācārā.
Lohitapāṇinoti pāṇe jīvitā voropentā lohitena makkhitapāṇino. Pāṇaṃ hi
hanantassapi yassa lohitena pāṇi na makkhiyati, sopi lohitapāṇītveva vuccati.
Kurūrakammantāti dāruṇakammā. Mātari pitari dhammikasamaṇabrāhmaṇādīsu ca
katāparādhā. Māgavikādayo vā kakkhaḷakammā.
Na kho, āvuso, gotamāti idaṃ nigaṇṭhā ‘‘ayaṃ amhākaṃ vāde dosaṃ deti,
mayampissa dosaṃ āropemā’’ti maññamānā ārabhiṃsu. Tassattho, ‘‘āvuso, gotama
yathā tumhe paṇītacīvarāni dhārentā sālimaṃsodanaṃ bhuñjantā devavimānavaṇṇāya
gandhakuṭiyā vasamānā sukhena sukhaṃ adhigacchatha, na evaṃ sukhena sukhaṃ
adhigantabbaṃ. Yathā pana mayaṃ ukkuṭikappadhānādīhi nānappakāraṇaṃ dukkhaṃ
anubhavāma, evaṃ dukkhena sukhaṃ adhigantabba’’nti. Sukhena ca hāvusoti idaṃ
sace sukhena ca sukhaṃ adhigantabbaṃ siyā. Rājā adhigaccheyyāti dassanatthaṃ
vuttaṃ. Tattha māgadhoti magadharaṭṭhassa issaro. Seniyoti tassa nāmaṃ. Bimbīti
attabhāvassa nāmaṃ. So tassa sārabhūto dassanīyo pāsādiko attabhāvasamiddhiyā
bimbisāroti vuccati. Sukhavihāritaroti idaṃ te nigaṇṭhā rañño tīsu pāsādesu
tividhavayehi nāṭakehi saddhiṃ sampattianubhavanaṃ sandhāya vadanti. Addhāti
ekaṃsena. Sahasā appaṭisaṅkhāti sāhasaṃ katvā, appaccavekkhitvāva yathā ratto
rāgavasena duṭṭho dosavasena mūḷho mohavasena bhāsati, evamevaṃ vācā bhāsitāti
dasseti.
Tattha paṭipucchissāmīti tasmiṃ atthe pucchissāmi. Yathā vo khameyyāti
yathā tumhākaṃ rucceyya. Pahotīti sakkoti.
Aniñjamānoti acalamāno. Ekantasukhaṃ paṭisaṃvedīti nirantarasukhaṃ paṭisaṃvedī.
‘‘Ahaṃ kho, āvuso, nigaṇṭhā pahomi…pe… ekantasukhaṃ paṭisaṃvedī’’ti idaṃ attano
phalasamāpattisukhaṃ dassento āha. Ettha ca kathāpatiṭṭhāpanatthaṃ rājavāre
satta ādiṃ katvā pucchā katā. Satta rattindivāni nappahotīti hi vutte cha pañca
cattārīti sukhaṃ pucchituṃ hoti. Suddhavāre pana sattāti vutte puna cha pañca
cattārīti vuccamānaṃ anacchariyaṃ hoti, tasmā ekaṃ ādiṃ katvā desanā katā. Sesaṃ
sabbattha uttānatthamevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Cūḷadukkhakkhandhasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.
-ooOoo-
Thảo luận 1. Người đời thường nghĩ là chấp nhận trả nợ để hết nợ ; người Phật tử có chấp nhận trả nghiệp để trả hết nghiệp chăng? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 2. Tại sao chúng ta không thể không tạo nghiệp dù là ngồi yên một chỗ? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 3. Tại sao chúng ta "không thể yên thân" dù trốn vào rừng sâu không đụng chạm tới ai? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đút kết phần thảo luận
Thảo luận 2. Tại sao chúng ta không thể không tạo nghiệp dù là ngồi yên một chỗ? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 3. Tại sao chúng ta "không thể yên thân" dù trốn vào rừng sâu không đụng chạm tới ai? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đút kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment