Thắng Pháp Abhidhamma
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Giáo trình Thắng Pháp Abhidhamma
Ngày 19.7.2020
Bài 10
Tâm (Citta)
Tâm – citta – có nghĩa là tri giác hay sự biết cảnh.
Tâm là một trong bốn pháp chân đế. Có thể nói không sợ sai lầm sự trình bày về
tâm là phần lớn nhất trong Thắng Pháp Abhidhamma.
Nếu phân theo ngũ uẩn thì tâm thuộc thức uẩn. Theo Thắng pháp Abhidhamma thì bất
cứ tâm nào dù trong một sát na cũng có cả bốn “danh uẩn” là thọ, tưởng, hành,
thức. Đây là cách nói vĩ mô. Trong Kinh Tạng thì một người tu tập có thể quán sát
từng uẩn riêng biệt nhưng trong Thắng Pháp Tạng thì bốn danh uẩn là bất khả ly.
Bởi vì tâm có nghĩa là tri giác hay sự biết cảnh
nên Đức Phật dạy “này chư tỳ kheo, tâm vốn chói sáng” (Tăng chi bộ I)
Tiến trình tâm
Dòng tâm thức là sự tiếp nối liên tục của những
“tiến trình tâm – cittavithì”. Mỗi tiến trình tâm gồm nhiều “sát na -khana”. Tiến
trình dài nhất gồm 17 sát na. Trong một tích tắc tâm sinh diệt triệu triệu sát
na. Người học cần có khái niệm tổng quát về tiến trình tâm để hiểu sự phân loại
tâm.
Tiềm thức và hoạt thức
Thắng pháp Abhidhamma dạy về một lại tâm thức tiềm
tàng chiêu cảm nghiệp quá khứ, chứa đựng những tố chất (hoặc thiếu những tố chất)
tạo nên sự khác biệt giữa chúng sanh nầy với chúng sanh khác. Thí dụ tiềm thức
là tâm thọ hỷ thì bản tính vui vẻ; hợp trí thì thông minh; vô trợ thì nhậm lẹ.
Tất cả sự có hoặc không những tố chất là do nghiệp quá khứ tạo nên “trì nghiệp”
tức là sự duy trì sự tồn tại của kiếp sống nên Ngài Tịnh Sự dịch là “tâm hộ kiếp”
còn Ngài Thích Minh Châu dịch theo từ vựng là “hữu phần – bhavanga” nghĩa là những
thành tố của sanh hữu. Trong giáo trình nầy dịch là “tiềm thức” nghĩa là tâm tiềm
tàng vì tính cách sâu kín đối ngược với hoạt thức là các loại tâm xuất hiện khi
“cảnh mới” hiện khởi.
Tâm cơ năng hay tâm làm việc
máy móc
Có những thứ tâm làm việc máy móc không thiện không
ác (Ngài Tịnh Sự dịch là tâm vô nhân) giống như trong công ty có những người
canh cửa hay tiếp tân chỉ làm việc theo quy định nhưng không phải để giải quyết
những vấn đề mang tánh quyết sách. Một số lớn những tâm cơ năng nầy là quả của
nghiệp quá khứ nên quyết định rất nhiều sự vui khổ của kiếp sống (…). Chỉ là sự
chiêu cảm chứ không thuộc ý chí.
Tâm xử lý hay ý chí
Đây là tâm xử lý cảnh không do nghiệp quá khứ tạo
nên (nhưng có thể do thói quen chi phối). Ngài Tịnh Sự dịch là tâm “đổng tốc” cũng
mang ý nghĩa xử lý. Ngài Minh Châu dịch là “tốc hành tâm”. Nghiệp thiện hay bất
thiện được tạo thành do tâm xử lý.
Phân loại tâm
Thắng Pháp Abhidhamma có nhiều cách phân loại tâm.
Cách thức phân loại tuỳ theo trường hợp rất dễ khiến người học bối rối.
Trước nhất là những con số: tâm có thể tính là 1
(sự biết cảnh) hay 89 (81 tâm hiện thế cộng 8 tâm siêu thế) hoặc 121 (tính tâm
siêu thế có 40 cộng 81 tâm hiệp thế).
121 tâm có thể chia 6 loại: nhãn thức, nhĩ thức,
tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
121 tâm có thể chia làm 2 loại là tâm hiệp thế và
tâm siêu thế.
121 tâm có thể chia làm 6 là tâm cơ năng, tâm bất
thiện, tâm dục giới tịnh hảo, tâm sắc giới, tâm vô sắc giới và tâm siêu thế. Cách
phân loại sau cùng được dùng cho giáo trình nầy.
Trong Phật học có nhiều thuật ngữ chỉ
cho tâm như citta, mana, vinnana, ceta… Ba từ vựng phổ thông nhất là tâm
(citta), ý (mana), thức (vinnana) có khi hiểu giống nhau như tất cả tâm đều là
thức uẩn. Có khi hiểu riêng biệt như ý là một trong sáu thức. Cũng có khi ba từ
ghép chung tạo nên ý nghĩa tế nhị dị biệt như “tâm nhãn thức, tâm nhĩ thức…
tâm ý thức”. Phải đi sâu mới phân biệt được ngữ cảnh.
Trong Kinh Tạng khi nói về năm uẩn thì
bốn uẩn thọ, tưởng, hành, thức trong cách nói đại loại có thể phân chia riêng
biệt. Trong Thắng pháp Abhidhamma thì thức uẩn là tâm trong lúc thọ, uẩn, tưởng
uẩn, hành uẩn là những thuộc tánh của tâm. Nếu tính đơn thuần tâm là sự biết cảnh
thì chỉ có một nhưng do tâm có nhiều trạng thái do sự kết cấu với các thuộc
tánh nên có tới 121 thứ tâm.
Trong Phật học hệ Hán ngữ có hai thuật
ngữ tâm vương và tâm sở như trong triều đình có vua và quần thần. Ý nghĩa nầy
có phần không tương đồng với Thắng Pháp Tạng trong tam tạng Pàli vì tâm và các
thuộc tánh “đồng sanh, đồng diệt, đồng nương một căn, đồng biết một cảnh”. Hơn
thế nữa khi nói “tâm vương, tâm sở” người Việt có thể hiểu là hai thứ tâm kỳ thật
thì là tâm và thuộc tánh.
Ngày nay có nhiều máy móc với hệ thống
cảm biến và xử lý hoạt dụng người ta gọi là “thông minh” như điện thoại thông
minh chẳng hạn. Không có tri giác thế giới nầy rất khác biệt. Hiểu biết về tâm
thức là hiểu biết phần quan trọng nhất của sự hiện hữu.
Tâm (citta) là sự biết cảnh hay tri
giác
Tâm là thức uẩn trong năm uẩn
Sự phân loại tâm trong các giáo trình
Thắng Pháp mang ý nghĩa đặc biệt để nói về vai trò của tâm.
Tâm chia thành sáu thức:
Tâm phân loại thành sáu nhóm:
Một thí dụ về tiến
trình tâm
Bài học trước là: Tâm
Bài học tiếp theo sẽ là: Tâm Cơ Năng
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Tại sao theo Thắng Pháp lúc chiêm bao tâm thức không phải là tâm hộ kiếp nhưng cũng không tạo nghiệp ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Chúng ta thường có quan niệm người tu là người " tu tâm dưỡng tánh ' nhưng theo Thắng Pháp thì tiềm thức không thể thay đổi mà những tâm xử lý (javana) cũng không phải là tâm tạo nên bởi nghiệm quá khứ (như tâm quả) vậy thì ảnh hưởng của sự tu tập ở đâu? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Theo Thắng pháp thì cái gì khiến tâm bị biến đổi như tinh tế hơn, muội lược hơn, nhớ rõ hơn, mờ nhạt hơn...? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 5. Chúng ta có thể chận đứng giòng sanh diệt của tâm thức chăng? - TT Pháp Đăng
III Trắc Nghiệm
Kính thưa TT Giác Đẳng;
ReplyDeleteHình như trong quá trình thay đổi Biểu Đồ sấp xếp đã xảy ra vài vấn đề:
Biểu Đồ Chư Pháp hình như không đúng trong phần Tâm, hàng thứ 1 vì đề ra 8 tâm. Con nghỉ nếu đó là tâm bất thiện cơ năng thì chỉ có 7 tâm mà thôi.
Trong phần Sắc thì hàng thứ 4, nếu là Sắc tánh thì chỉ có 2 sắc chứ không phải 3 sắc như vậy.
Phần 4 sắc Tứ Tướng đã bị cắt bỏ ra ở hàng cuối.
Con thành tâm tri ân hạnh Pháp thí của Sư và các Sư khác cùng các Phật tử đã và đang góp sức để tạo thuận duyên cho chúng con trong việc tu học.
Sadhu, Sadhu
Phật tử Tịnh Hảo
Dạ đúng vậy. Sẽ sửa liền. Cám ơn cô Tịnh Hảo thật nhiều.
ReplyDeleteTK Giác Đẳng