Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 29/7/2020
16. Kinh Tâm Hoang Vu
(Cetokhila Sutta)
Gọi là Kinh Tâm hoang vu (Cetokhila sutta) vì nội
dung Phật ngôn dạy về nội tâm thiếu tu tập như một vùng đất hoang dã chưa được
khai hoá.
Thuở ấy Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại
Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc) trong một pháp thoại
hằng ngày cho chư tỳ kheo Ngài đã đề cập đến những biểu hiện của một nội tâm
buông thả, thiếu tu tập. Ngoài năm trạng thái của tâm hoang vu còn năm sự trói
buộc hay triền phược. Đi xa hơn bậc Đạo sư dạy về năm biểu hiện của sự thuần
hoá nội tại về kết quả thiết thực.
085. Mảnh đất chưa dọn sạch khó trồng cây lành trái ngọt
Là người mà cuộc sống tinh thần không có giá trị cao quý để theo đuổi;
không có một lập chí rõ ràng nên thường phân vân nghi hoặc; không có một động
lực để dõng mãnh trên đường tu tập.
Như
vầy tôi nghe.
Một thời, Thế
Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika
(Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này chư
Tỷ-kheo". --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy
vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
-- Chư Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu, chưa đoạn tận năm tâm
triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh
trong pháp luật này, sự kiện này không xảy ra.
Thế nào là
năm tâm hoang vu chưa được đoạn trừ? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nghi
ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ bậc Ðạo Sư, do dự, không quyết đoán,
không có tịnh tín, thời tâm vị này không hướng về nỗ lực, chuyên
cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực,
chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất
chưa được diệt trừ.
Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Pháp, do dự, không quyết đoán, không
có tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai không hướng về nỗ
lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ hai
chưa được diệt trừ.
Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Tăng, do dự, không quyết đoán,
không có tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai không hướng về
nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ
ba chưa được diệt trừ.
Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ các học pháp, do dự, không quyết
đoán, không có tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai không
hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì; tinh tấn, như vậy là tâm
hoang vu thứ tư chưa được diệt trừ.
Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phẫn nộ đối với các đồng phạm hạnh, không có
hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào phẫn
nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống
đối, cứng rắn, thời tâm của vị này không hướng về nỗ lực, chuyên
cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực,
chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm
chưa được diệt trừ.
Như vậy là
năm tâm hoang vu chưa được diệt trừ.
Năm tâm hoang vu là:
a. nghi
hoặc và không có tịnh tín ở Phật,
b. nghi
hoặc và không có tịnh tín ở Pháp,
c. nghi
hoặc và không có tịnh tín ở Tăng,
d. nghi
hoặc và không có tịnh tín ở Học giới,
e. cư xử với các pháp lữ bằng thái độ khiếm
nhã, thiếu thân thiện
086. Năm trói
buộc nội tại
Là sự dính mắc do
ái chấp không thể thanh thản để hướng tâm đến mục đích cao cả:
Thế nào là
năm tâm triền phược chưa được đoạn tận? Chư Tỷ-kheo, ở đây,
Tỷ-kheo, đối với những dục, không phải không tham ái, không phải
không dục cầu, không phải không ái luyến, không phải không khao
khát, không phải không nhiệt tình, không phải không khát ái. Chư
Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nào đối với những dục, không phải không tham
ái... không phải không khát ái, tâm của vị ấy không hướng về nỗ
lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về
nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền
phược thứ nhất chưa được đoạn tận.
Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân không phải không tham
ái... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ hai chưa được
đoạn tận.
Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp không phải không tham
ái ... (như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ ba chưa được
đoạn tận.
Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho đến thỏa thê, cho đến bụng chứa
đầy, sống thiên nặng về khoái lạc về sàng tọa, khoái lạc về ngủ
nghỉ, khoái lạc về thụy miên. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào ăn cho đến
thỏa thê cho đến bụng chứa đầy... (như trên)... như vậy là tâm
triền phược thứ tư chưa được đoạn tận.
Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh với mong cầu được sanh
thiên giới với ý nghĩ: "Ta với giới này, với hạnh này, với
khổ hạnh này hay với phạm hạnh này sẽ được sanh làm chư Thiên này
hay chư Thiên khác". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh...
(như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ năm chưa được đoạn
tận.
Như vậy là
năm tâm triền phược chưa được đoạn tận.
Chư Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu này, chưa đoạn tận năm
tâm triền phược này, vị ấy có thể lớn mạnh trưởng thành, hưng thịnh
trong pháp luật này, sự kiện này không xảy ra.
Năm trói buộc nội tại:
a. Tham
chấp các dục lạc.
b. Quá
nặng cá nhân
c. Nặng
phần hình thức
d. Ham
ăn, mê ngủ
e. Mong cầu sanh thiên
087. Đoạn tận tâm
hoang vu và những trói buộc nội tại
Người tu tập cần
hiểu rõ “những mối ngổn ngang” và các trói buộc trong lòng đồng thời cương quyết
vượt qua tất cả:
Chư Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo nào đã diệt trừ năm tâm hoang vu, đã đoạn tận năm tâm
triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh
trong pháp luật này, sự kiện này có xảy ra.
Thế nào là
năm tâm hoang vu đã được diệt trừ? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo
không nghi ngờ bậc Ðạo Sư, không do dự, quyết đoán, tịnh tín. Chư
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ bậc Ðạo Sư, không do dự, quyết
đoán, tịnh tín, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần,
kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần,
kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất đã được diệt
trừ.
Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Pháp, không do dự, quyết
đoán, tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực,
chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ hai đã
được diệt trừ.
Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không nghi ngờ Tăng, không do dự, quyết
đoán, tịnh tín... (như trên)... Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực,
chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ ba đã được
diệt trừ.
Chư Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo nào không nghi ngờ học pháp, không do dự, quyết đoán, tịnh
tín, thời tâm vị này hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh
tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh
tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư đã được diệt trừ.
Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không phẫn nộ đối với các vị đồng phạm
hạnh, hoan hỷ, tâm tư không chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo không phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, hoan hỷ, tâm
tư không chống đối, cứng rắn, thời tâm vị này hướng về nỗ lực,
chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng về nỗ lực,
chuyên cần kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ năm đã
được diệt trừ.
Như vậy là
năm tâm hoang vu đã được diệt trừ.
Thế nào là
năm tâm triền phược đã được đoạn tận?
Chư Tỷ-kheo, ở
đây, Tỷ-kheo đối với những dục không có tham ái, không có dục cầu,
không có ái luyến, không có khao khát, không có nhiệt tình, không
có khát ái. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với những dục không có tham
ái, không có dục cầu, không có ái luyến, không có khao khát, không
có nhiệt tình, không có khát ái, tâm vị ấy hướng về nỗ lực,
chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền phược thứ
nhất đã được đoạn tận.
Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với tự thân không có tham ái... (như
trên)... như vậy là tâm triền phược thứ hai đã được đoạn tận.
Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào đối với các sắc pháp không có tham ái...
(như trên)... như vậy là tâm triền phược thứ ba đã được đoạn
tận.
Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không ăn cho đến thỏa thê, cho đến bụng
chứa đầy, sống không thiên nặng về khoái lạc sàng tọa, khoái lạc
về ngủ nghĩ, khoái lạc về thụy miên... (như trên)... như vậy là
tâm triền phược thứ tư đã được đoạn tận.
Và lại nữa,
chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm hạnh, không mong cầu được sanh
thiên giới với ý nghĩ: "Ta với giới này, với hạnh này, với
khổ hạnh này, hay với phạm hạnh này, sẽ được sanh làm chư Thiên
này hay chư Thiên khác". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào sống phạm
hạnh, không mong cầu được sanh thiên giới với ý nghĩ: "Ta với
giới này, với hạnh này, với khổ hạnh này, hay với phạm hạnh này,
sẽ được sanh làm chư Thiên này hay chư Thiên khác", tâm vị ấy
hướng về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn. Nếu tâm của ai hướng
về nỗ lực, chuyên cần, kiên trì, tinh tấn, như vậy là tâm triền
phược thứ năm đã được đoạn tận.
Như vậy là
năm tâm triền phược đã được đoạn tận.
Chư Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo nào đã đoạn tận năm tâm triền phược này, thời vị ấy có
thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong pháp luật này, sự
kiện này có xảy ra.
088. Sau khi đất
đã dọn sạch cần bón phân cho mầu mở trước khi gieo trồng
Với
sự đoạn tận năm tâm hoang vu, cắt đứt năm trói buộc, hành giả cần tu tập
thêm năm để thành tựu tâm giải thoát và tuệ giải thoát là:
Vị này tu tập
như ý túc câu hữu với dục Thiền định, tinh cần hành; tu tập như ý
túc câu hữu với tinh tấn Thiền định, tinh cần hành; tu tập như ý
túc câu hữu với tâm Thiền định, tinh cần hành; tu tập như ý túc
câu hữu với tư duy Thiền định; và tinh cần hành với nỗ lực là thứ
năm.
Chư Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo nào đầy đủ mười lăm pháp kể cả nỗ lực, thời có đủ khả
năng để phá vỡ, có đủ khả năng để chánh giác, có đủ khả năng để
đạt thành vô thượng an ổn khỏi các ách phược.
Chư Tỷ-kheo,
như có khoảng tám, mười hay mười hai cái trứng của con gà mái,
những trứng này được con gà mái khéo ấp, ngồi lên trên, khéo ấp
nóng, khéo ấp dưỡng, thời dầu cho con gà mái không khởi lên sự
mong ước: "Mong rằng những con gà con của ta, sau khi đâm thủng
vỏ trứng với móng chân nhọn của chúng, hay với mỏ của chúng, có
thể thoát ra một cách yên ổn", những con gà con ấy, sau khi đâm
thủng vỏ trứng với móng chân nhọn của chúng hay với mỏ của chúng,
có khả năng thoát ra một cách yên ổn. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy,
Tỷ-kheo đầy đủ mười lăm pháp, kể cả nỗ lực, thời có đủ khả năng
để phá vỡ, có đủ khả năng để chánh giác, có đủ khả năng để đạt
thành vô thượng an ổn khỏi các ách phược.
Thế Tôn thuyết
giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn.
Năm pháp cần tu tập để thành tựu tâm giải
thoát và tuệ giải thoát là:
a. Dục
thần túc
b. Cần
thần túc
c. Tâm
thần túc
d. Thẩm
thần túc
e. Tinh tấn dõng mãnh hướng cầu giải thoát
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo
Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 16 [tóm tắt]
Kinh Tâm Hoang Vu
(Cetokhila Sutta)
(M.i, 101)
Đức Phật dạy, Tỷ-kheo chưa diệt trừ năm
tâm hoang vu, chưa đoạn tận năm tâm triền cái, thời không thể lớn
mạnh trong Pháp và Luật này. Chỉ khi nào diệt trừ năm tâm hoang vu,
đoạn tận năm tâm triền cái mới có thể lớn mạnh trong Pháp và Luật
này.
Vị nào thành tựu mươi lăm pháp, tức là
diệt trừ năm tâm hoang vu, năm tâm triền cái được đoạn tận, tu tập
bốn như ý túc với nỗ lực (ussoḷihi) là thứ năm, vị ấy có
khả năng phá vỡ các phiền não với trí tuệ, có khả năng để đạt
chánh giác, có khả năng để đạt được vô thượng an ổn khỏi các
khổ ách.
Năm tâm hoang vu là nghi ngờ (1) Phật, (2)
Pháp, (3) Tăng, (4) nghi ngờ các học pháp, do dự không quyết đoán,
không có thỏa mãn, do vậy không hướng về nỗ lực, chuyên cần, tinh
tấn, (5) phẫn nộ với các vị đồng Phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm
tư chống đối cứng rắn, không hướng về nỗ lực chuyên cần, kiên
trì, tinh tấn.
Năm tâm triền phược là vị Tỷ-kheo (1) đối
với các dục, (2) đối với tự thân, (3) đối với các sắc pháp, có
tham ái, dục cầu, ái luyến, khao khát, nhiệt não, (4) vị Tỷ-kheo ăn
cho đến thỏa thuê, cho đến bụng chứa đầy, nặng nề khoái lạc sàng
tọa, ngủ nghỉ, thụy miên, (5) vị Tỷ- kheo tu Phạm hạnh mong cầu
được sanh Thiên.
Bốn như ý túc là (1) Dục thiền định câu
hữu với tinh cần hành, (2) Tinh tấn thiền định câu hữu với tinh cần
hành, (3) Tâm thiền định câu hữu với tinh cần hành, (4) Tư duy thiền
định câu hữu với tinh cần hành. Ví như con gà mái ấp ngồi, ấp
nóng, ấp dưỡng một số trứng, dù nó không mong cầu gì, các con gà
con có đủ khả năng để phá vỏ trứng, thoát ra một cách an toàn.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 16 [dàn ý]
Kinh Tâm Hoang Vu
(Cetokhila Sutta)
(M.i, 101)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.
B. Chánh kinh:
I. Khi nào chưa diệt trừ 5 tâm hoang vu,
chưa đoạn trừ 5 tâm triền phược, thời không thể trưởng thành, hưng thịnh trong
pháp và luật này.
1. Thế nào là 5 tâm hoang vu?
2. Thế nào là 5 tâm triền phược?
II. Khi nào 5 tâm hoang vu được diệt trừ,
5 tâm triền phược được đoạn tận, thời có thể lớn mạnh trong pháp và luật này.
III. Tỷ-kheo đầy đủ 15 pháp, có khả năng
đạt được chánh giác.
1. Đoạn trừ 5 tâm hoang vu.
2. Đoạn tận 5 tâm triền phược.
3. Tu tập 4 thần túc.
4. Nỗ lực tinh cần.
C. Kết luận:
Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn
dạy.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 16 [toát yếu]
Kinh Tâm Hoang Vu
(Cetokhila Sutta)
(M.i, 101)
I. Toát yếu
Cetokhila
Sutta - the wilderness in the heart.
The Buddha explains to the bhikkhus the five
"wilderness in the heart" and the five "shackles in the
heart". Rừng
hoang trong tâm.
Phật giảng cho các tỳ kheo "năm hoang dã
trong tâm" và "năm xiềng xích trong tâm".
II. Tóm tắt
Phật dạy, tỳ kheo nào chưa đoạn trừ 5 tâm
hoang vu và 5 tâm triền phược thì không thể lớn mạnh trong pháp
luật Ngài.
Năm tâm hoang vu là nghi ngờ, không có tịnh
tín đối với: Phật, Pháp, Tăng, các học giới, và thứ năm là phẫn
nộ với bạn đồng tu.
Năm tâm trói buộc là: tham khoái lạc giác
quan, tham tự thân, tham các sắc pháp, tham ăn ngủ, tham cõi trời
(chỉ tu để cầu lên trời).
Tỳ kheo nào không có 10 sự trên, tâm hướng
về nỗ lực tinh tấn thì có thể lớn mạnh trong pháp luật này. Vị ấy
tu tập thiền định với bốn như ý túc là dục (nhiệt tâm, hăng hái),
tinh tấn, tâm [purity of mind, tâm thanh tịnh], tư duy [tức trạch pháp,
investigation], cùng với nỗ lực (tinh cần hành) là thứ năm.
Tỳ kheo nào đầy đủ 15 pháp là đoạn trừ 5
tâm hoang vu, 5 tâm phiền trược và tu 5 pháp nói trên, thì đủ khả
năng đạt thành vô thượng an ổn khỏi các khổ ách. Cũng như gà mái
ấp trứng, nếu khéo ấp ủ trứng thì dù không khởi lên ước muốn
mong cho gà con mổ vỏ trứng chui ra, khi đến thời, vẫn có gà con
thoát ra khỏi quả trứng.
III. Chú giải
Tâm hoang vu là sự cứng cỏi trong tâm, "tâm phiền trược" là
những pháp trói buộc tâm. Năm tâm hoang vu gồm bốn thuộc nghi (si)
và một thuộc sân. Năm tâm triền phược là năm hình thức tham.
Vô thượng
an ổn khỏi các khổ ách là chứng
quả A-la-hán. Ví dụ ấp trứng được nói lại trong kinh Trung bộ 53,
trong đó vị đệ tử như gà con phá ba lớp vỏ trứng, chứng ba minh.
IV. Pháp số
Bốn như ý túc: dục, tinh tấn, nhất
tâm, trạch pháp. Năm tâm hoang vu: nghi Phật, Pháp, Tăng, Giới,
và phẫn nộ với đồng tu.
Năm tâm triền phược: tham khoái
lạc giác quan, tham thân, tham sắc, tham ăn ngủ, tham cõi trời.
V. Kệ tụng
A. Mười
pháp cần đoạn
Tu
sĩ muốn lớn mạnh
Trong
Pháp và Luật này
Cần
đoạn trừ mười tâm
Cứng
cỏi và ràng buộc
Có
năm tâm hoang vu
Và
năm tâm phiền trược
Thì
không thể nỗ lực
Và chuyên cần tiến tu.
Và chuyên cần tiến tu.
Nghi
ngờ bậc Đạo sư
Nghi ngờ Pháp, Tăng,
Nghi ngờ Pháp, Tăng,
Giới
Phẫn nộ với đồng tu
Là năm tâm hoang vu.
Là năm tâm hoang vu.
Tham
tự thân, dục lạc,
Tham
sắc, ham ăn ngủ
Cầu
được sinh thiên giới
Là
năm tâm triền phược.
B. Năm pháp
cần tu tập
Đoạn trừ
mười tâm ấy
Thì có thể nỗ lực
Tinh tấn tu thiền định
Lớn mạnh trong Pháp này.
Thì có thể nỗ lực
Tinh tấn tu thiền định
Lớn mạnh trong Pháp này.
Nhiệt tâm
và tinh tấn
Nhất tâm và trạch pháp
Nhất tâm và trạch pháp
Nỗ lực là
thứ năm
Thiền định mau chứng đắc.
Thiền định mau chứng đắc.
Ai đủ mười
lăm pháp
Thì có đủ
khả năng
Đập vỡ vỏ
vô minh
An ổn khỏi
ách phược.
Như gà mẹ
khéo ấp
Trứng không
bị thối hư
Dù không
khởi mong ước
Gà con vẫn
chui ra.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
16.
Cetokhilasuttaṃ [Mūla]
185. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā
sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā
bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ.
Bhagavā etadavoca : ''yassa kassaci, bhikkhave, bhikkhuno pañca cetokhilā
appahīnā, pañca cetasovinibandhā [cetasovinibaddhā (sī.), cetovinibaddhā
(sāratthadīpanīṭīkā)] asamucchinnā, so vatimasmiṃ dhammavinaye vuddhiṃ virūḷhiṃ
vepullaṃ āpajjissatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. ''Katamāssa pañca cetokhilā
appahīnā honti? idha, bhikkhave, bhikkhu satthari kaṅkhati vicikicchati
nādhimuccati na sampasīdati. Yo so, bhikkhave, bhikkhu satthari kaṅkhati
vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati tassa cittaṃ na namati ātappāya
anuyogāya sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṃ na namati ātappāya anuyogāya
sātaccāya padhānāya, evamassāyaṃ paṭhamo cetokhilo appahīno hoti. ''Puna caparaṃ,
bhikkhave, bhikkhu dhamme kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati -
pe - evamassāyaṃ dutiyo cetokhilo appahīno hoti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave,
bhikkhu saṅghe kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati - pe -
evamassāyaṃ tatiyo cetokhilo appahīno hoti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu
sikkhāya kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati. Yo so, bhikkhave,
bhikkhu sikkhāya kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati, tassa cittaṃ
na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya
padhānāya. Yassa cittaṃ na namati
ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṃ catuttho cetokhilo appahīno
hoti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu sabrahmacārīsu kupito hoti anattamano
āhatacitto khilajāto. Yo so, bhikkhave, bhikkhu sabrahmacārīsu kupito hoti
anattamano āhatacitto khilajāto, tassa cittaṃ na namati ātappāya anuyogāya
sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṃ na namati
ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṃ pañcamo cetokhilo appahīno
hoti. Imāssa pañca cetokhilā appahīnā honti.
186. ''Katamāssa pañca
cetasovinibandhā asamucchinnā honti? idha, bhikkhave, bhikkhu kāme avītarāgo
[avigatarāgo (katthaci)] hoti avigatacchando avigatapemo avigatapipāso
avigatapariḷāho avigatataṇho. Yo so, bhikkhave, bhikkhu kāme avītarāgo hoti
avigatacchando avigatapemo avigatapipāso avigatapariḷāho avigatataṇho, tassa
cittaṃ na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṃ na namati
ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṃ paṭhamo cetasovinibandho
asamucchinno hoti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu kāye avītarāgo hoti - pe
- evamassāyaṃ dutiyo cetasovinibandho asamucchinno hoti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu rūpe avītarāgo
hoti - pe - evamassāyaṃ tatiyo cetasovinibandho asamucchinno hoti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu
yāvadatthaṃ udarāvadehakaṃ bhuñjitvā seyyasukhaṃ passasukhaṃ middhasukhaṃ
anuyutto viharati. Yo so, bhikkhave, bhikkhu yāvadatthaṃ udarāvadehakaṃ
bhuñjitvā seyyasukhaṃ passasukhaṃ middhasukhaṃ anuyutto viharati, tassa cittaṃ
na namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṃ na namati
ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṃ catuttho cetasovinibandho
asamucchinno hoti. ''Puna caparaṃ,
bhikkhave, bhikkhu aññataraṃ devanikāyaṃ paṇidhāya brahmacariyaṃ carati :
'imināhaṃ sīlena vā vatena vā tapena vā brahmacariyena vā devo vā bhavissāmi
devaññataro vāti. Yo so, bhikkhave, bhikkhu aññataraṃ devanikāyaṃ paṇidhāya
brahmacariyaṃ carati : 'imināhaṃ sīlena vā vatena vā tapena vā brahmacariyena
vā devo vā bhavissāmi devaññataro vāti, tassa cittaṃ na namati ātappāya
anuyogāya sātaccāya padhānāya . Yassa cittaṃ na namati ātappāya anuyogāya
sātaccāya padhānāya, evamassāyaṃ pañcamo cetasovinibandho asamucchinno hoti.
Imāssa pañca cetasovinibandhā asamucchinnā honti. ''Yassa kassaci, bhikkhave,
bhikkhuno ime pañca cetokhilā appahīnā, ime pañca cetasovinibandhā
asamucchinnā, so vatimasmiṃ dhammavinaye vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ
āpajjissatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati.
187. ''Yassa kassaci, bhikkhave, bhikkhuno pañca cetokhilā
pahīnā, pañca cetasovinibandhā susamucchinnā, so vatimasmiṃ dhammavinaye vuddhiṃ
virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjissatīti : ṭhānametaṃ vijjati. ''Katamāssa pañca
cetokhilā pahīnā honti? idha, bhikkhave, bhikkhu satthari na kaṅkhati na
vicikicchati adhimuccati sampasīdati. Yo so, bhikkhave, bhikkhu satthari na kaṅkhati
na vicikicchati adhimuccati sampasīdati, tassa cittaṃ namati ātappāya anuyogāya
sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṃ namati ātappāya anuyogāya sātaccāya
padhānāya, evamassāyaṃ paṭhamo cetokhilo pahīno hoti. ''Puna caparaṃ,
bhikkhave, bhikkhu dhamme na kaṅkhati na vicikicchati adhimuccati sampasīdati -
pe - evamassāyaṃ dutiyo cetokhilo pahīno hoti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave,
bhikkhu saṅghe na kaṅkhati na vicikicchati adhimuccati sampasīdati - pe -
evamassāyaṃ tatiyo cetokhilo pahīno hoti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu
sikkhāya na kaṅkhati na vicikicchati adhimuccati sampasīdati - pe - evamassāyaṃ
catuttho cetokhilo pahīno hoti. ''Puna
caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu sabrahmacārīsu na kupito hoti na anattamano
[attamano (sī. pī.)] anāhatacitto akhilajāto. Yo so, bhikkhave, bhikkhu
sabrahmacārīsu na kupito hoti na anattamano anāhatacitto akhilajāto, tassa
cittaṃ namati ātappāya anuyogāya
sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṃ namati ātappāya anuyogāya sātaccāya
padhānāya, evamassāyaṃ pañcamo cetokhilo
pahīno hoti. Imāssa pañca cetokhilā pahīnā honti.
188. ''Katamāssa pañca cetasovinibandhā susamucchinnā honti?
idha, bhikkhave, bhikkhu kāme vītarāgo hoti vigatacchando vigatapemo vigatapipāso
vigatapariḷāho vigatataṇho. Yo so, bhikkhave, bhikkhu kāme vītarāgo hoti
vigatacchando vigatapemo vigatapipāso vigatapariḷāho vigatataṇho, tassa cittaṃ
namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya. Yassa cittaṃ namati ātappāya
anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṃ paṭhamo cetasovinibandho
susamucchinno hoti. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu kāye vītarāgo hoti - pe
- rūpe vītarāgo hoti - pe - na yāvadatthaṃ udarāvadehakaṃ bhuñjitvā seyyasukhaṃ
passasukhaṃ middhasukhaṃ anuyutto viharati. Yo so, bhikkhave, bhikkhu na
yāvadatthaṃ udarāvadehakaṃ bhuñjitvā seyyasukhaṃ passasukhaṃ middhasukhaṃ
anuyutto viharati, tassa cittaṃ namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya.
Yassa cittaṃ namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya, evamassāyaṃ catuttho
cetasovinibandho susamucchinno hoti.
''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu na aññataraṃ devanikāyaṃ paṇidhāya
brahmacariyaṃ carati : 'imināhaṃ sīlena vā vatena vā tapena vā brahmacariyena
vā devo vā bhavissāmi devaññataro vāti.
Yo so, bhikkhave, bhikkhu na aññataraṃ devanikāyaṃ paṇidhāya brahmacariyaṃ
carati : 'imināhaṃ sīlena vā vatena vā tapena vā brahmacariyena vā devo vā
bhavissāmi devaññataro vāti, tassa cittaṃ namati ātappāya anuyogāya sātaccāya
padhānāya. Yassa cittaṃ namati ātappāya anuyogāya sātaccāya padhānāya,
evamassāyaṃ pañcamo cetasovinibandho susamucchinno hoti. Imāssa pañca
cetasovinibandhā susamucchinnā honti. ''Yassa
kassaci, bhikkhave, bhikkhuno ime pañca cetokhilā pahīnā, ime pañca
cetasovinibandhā susamucchinnā, so vatimasmiṃ dhammavinaye vuddhiṃ virūḷhiṃ
vepullaṃ āpajjissatīti : ṭhānametaṃ vijjati.
189. ''So chandasamādhipadhānasaṅkhārasamannāgataṃ
iddhipādaṃ bhāveti, vīriyasamādhipadhānasaṅkhārasamannāgataṃ iddhipādaṃ
bhāveti, cittasamādhipadhānasaṅkhārasamannāgataṃ iddhipādaṃ bhāveti, vīmaṃsāsamādhipadhānasaṅkhārasamannāgataṃ
iddhipādaṃ bhāveti, ussoḷhīyeva pañcamī. Sa kho so, bhikkhave, evaṃ ussoḷhīpannarasaṅgasamannāgato bhikkhu bhabbo abhinibbidāya, bhabbo
sambodhāya, bhabbo anuttarassa yogakkhemassa adhigamāya. Seyyathāpi, bhikkhave,
kukkuṭiyā aṇḍāni aṭṭha vā dasa vā dvādasa vā. Tānassu kukkuṭiyā sammā
adhisayitāni sammā pariseditāni sammā paribhāvitāni. Kiñcāpi tassā kukkuṭiyā na
evaṃ icchā uppajjeyya : 'aho vatime kukkuṭapotakā pādanakhasikhāya vā mukhatuṇḍakena
vā aṇḍakosaṃ padāletvā sotthinā
abhinibbhijjeyyunti. Atha kho bhabbāva te kukkuṭapotakā pādanakhasikhāya vā
mukhatuṇḍakena vā aṇḍakosaṃ padāletvā sotthinā abhinibbhijjituṃ. Evameva kho,
bhikkhave, evaṃ ussoḷhipannarasaṅgasamannāgato bhikkhu bhabbo abhinibbidāya,
bhabbo sambodhāya, bhabbo anuttarassa yogakkhemassa adhigamāyāti.
Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ
abhinandunti.
Cetokhilasuttaṃ niṭṭhitaṃ chaṭṭhaṃ.
-ooOoo-
16.
Cetokhilasuttavaṇṇanā [Atthakathā]
185. Evaṃ me sutanti
cetokhilasuttaṃ. Tattha cetokhilāti cittassa thaddhabhāvā kacavarabhāvā khāṇukabhāvā.
Cetaso vinibandhāti cittaṃ bandhitvā muṭṭhiyaṃ katvā viya gaṇhantīti cetaso
vinibandhā. Vuddhintiādīsu sīlena vuddhiṃ, maggena viruḷhiṃ, nibbānena vepullaṃ.
Sīlasamādhīhi vā vuddhiṃ, vipassanāmaggehi viruḷhiṃ, phalanibbānehi vepullaṃ.
Satthari kaṅkhatīti satthu sarīre vā guṇe vā kaṅkhati. Sarīre kaṅkhamāno dvattiṃsavaralakkhaṇappaṭimaṇḍitaṃ
nāma sarīraṃ atthi nu kho natthīti kaṅkhati, guṇe kaṅkhamāno atītānāgatapaccuppannajānanasamatthaṃ
sabbaññutaññāṇaṃ atthi nu kho natthīti kaṅkhati. Vicikicchatīti vicinanto
kicchati, dukkhaṃ āpajjati, vinicchetuṃ na sakkoti. Nādhimuccatīti evametanti
adhimokkhaṃ na paṭilabhati. Na sampasīdatīti guṇesu otaritvā nibbicikicchabhāvena
pasīdituṃ, anāvilo bhavituṃ na sakkoti. Ātappāyāti kilesasantāpakavīriyakaraṇatthāya.
Anuyogāyāti punappunaṃ yogāya. Sātaccāyāti satatakiriyāya padhānāyāti
padahanatthāya. Ayaṃ paṭhamo cetokhiloti ayaṃ satthari vicikicchāsaṅkhāto paṭhamo
cittassa thaddhabhāvo, evametassa bhikkhuno appahīno hoti. Dhammeti
pariyattidhamme ca paṭivedhadhamme ca. Pariyattidhamme kaṅkhamāno, tepiṭakaṃ
buddhavacanaṃ caturāsīti dhammakkhandhasahassānīti vadanti, atthi nu kho etaṃ
natthīti kaṅkhati. Paṭivedhadhamme kaṅkhamāno vipassanānissando maggo nāma,
magganissando phalaṃ nāma, sabbasaṅkhārapaṭinissaggo nibbānaṃ nāmāti vadanti.
Taṃ atthi nu kho natthīti kaṅkhati. Saṅghe kaṅkhatīti suppaṭipannotiādīnaṃ
padānaṃ vasena evarūpaṃ paṭipadaṃ paṭipannā cattāro maggaṭṭhā cattāro phalaṭṭhāti
aṭṭhannaṃ puggalānaṃ samūhabhūto saṅgho nāma, so atthi nu kho natthīti kaṅkhati.
Sikkhāya kaṅkhamāno adhisīlasikkhā nāma adhicittasikkhā nāma adhipaññāsikkhā
nāmāti vadanti. Sā atthi nu kho natthīti kaṅkhati. Ayaṃ pañcamoti ayaṃ
sabrahmacārīsu kopasaṅkhāto pañcamo cittassa thaddhabhāvo kacavarabhāvo khāṇukabhāvo.
186. Vinibandhesu kāmeti
vatthukāmepi kilesakāmepi. Kāyeti attano kāye. Rūpeti bahiddhā rūpe.
Yāvadatthanti yattakaṃ icchati, tattakaṃ. Udarāvadehakanti udarapūraṃ. Tañhi
udaraṃ avadehanato udarāvadehakanti vuccati. Seyyasukhanti mañcapīṭhasukhaṃ,
utusukhaṃ vā. Passasukhanti yathā samparivattakaṃ sayantassa dakkhiṇapassavāmapassānaṃ
sukhaṃ hoti, evaṃ uppannasukhaṃ. Middhasukhanti niddāsukhaṃ. Anuyuttoti
yuttapayutto viharati.
Paṇidhāyāti patthayitvā. Sīlenātiādīsu sīlanti catupārisuddhisīlaṃ.
Vatanti vatasamādānaṃ. Tapoti tapacaraṇaṃ. Brahmacariyanti methunavirati. Devo
vā bhavissāmīti mahesakkhadevo vā bhavissāmi. Devaññataro vāpi appesakkhadevesu
vā aññataro.
189. Iddhipādesu chandaṃ nissāya
pavatto samādhi chandasamādhi. Padhānabhūtā saṅkhārā padhānasaṅkhārā.
Samannāgatanti tehi dhammehi upetaṃ. Iddhiyā pādaṃ, iddhibhūtaṃ vā pādanti
iddhipādaṃ. Sesesupi eseva nayo, ayamettha saṅkhepo. Vitthāro pana
iddhipādavibhaṅge āgato yeva. Visuddhimaggepissa attho dīpito. Iti imehi catūhi
iddhipādehi vikkhambhanappahānaṃ kathitaṃ. Ussoḷhīyeva pañcamīti ettha ussoḷhīti
sabbattha kattabbavīriyaṃ dasseti. Ussoḷhīpannarasaṅgasamannāgatoti pañca
cetokhilappahānāni pañca vinibandhappahānāni cattāro iddhipādā ussoḷhīti evaṃ
ussoḷhiyā saddhiṃ pannarasahi aṅgehi samannāgato. Bhabboti anurūpo,
anucchaviko. Abhinibbhidāyāti ñāṇena kilesabhedāya. Sambodhāyāti
catumaggasambodhāya. Anuttarassāti seṭṭhassa. Yogakkhemassāti catūhi yogehi
khemassa arahattassa. Adhigamāyāti paṭilābhāya. Seyyathāti opammatthe nipāto.
Pīti sambhāvanatthe. Ubhayenapi seyyathāpi nāma, bhikkhaveti dasseti.
Kukkuṭiyā aṇḍāni aṭṭha
vā dasa vā dvādasa vāti ettha pana kiñcāpi kukkuṭiyā vuttappakārato
ūnādhikānipi aṇḍāni honti, vacanasiliṭṭhatāya pana evaṃ vuttaṃ. Evañhi loke
siliṭṭhaṃ vacanaṃ hoti. Tānassūti tāni assu, bhaveyyunti attho. Kukkuṭiyā sammā
adhisayitānīti tāya janettiyā kukkuṭiyā pakkhe pasāretvā tesaṃ upari sayantiyā
sammā adhisayitāni. Sammā pariseditānīti kālena kālaṃ utuṃ gāhāpentiyā suṭṭhu
samantato seditāni usmīkatāni. Sammā paribhāvitānīti kālena kālaṃ suṭṭhu
samantato bhāvitāni, kukkuṭagandhaṃ gāhāpitānīti attho. Kiñcāpi tassā kukkuṭiyāti
tassā kukkuṭiyā imaṃ tividhakiriyākaraṇena appamādaṃ katvā kiñcāpi na evaṃ
icchā uppajjeyya. Atha kho bhabbāva teti atha kho te kukkuṭapotakā vuttanayena
sotthinā abhinibbhijjituṃ bhabbāva. Te hi yasmā tāya kukkuṭiyā evaṃ tīhākārehi
tāni aṇḍāni paripālīyamānāni na pūtīni honti. Yopi nesaṃ allasineho, sopi
pariyādānaṃ gacchati, kapālaṃ tanukaṃ hoti, pādanakhasikhā ca mukhatuṇḍakañca
kharaṃ hoti, sayaṃ paripākaṃ gacchati, kapālassa tanuttā bahi āloko anto
paññāyati, tasmā ‘‘ciraṃ vata mayaṃ saṅkuṭitahatthapādā sambādhe sayimhā,
ayañca
bahi āloko dissati, ettha dāni no sukhavihāro bhavissatī’’ti
nikkhamitukāmā hutvā kapālaṃ pādena paharanti, gīvaṃ pasārenti, tato taṃ kapālaṃ
dvedhā bhijjati. Atha te pakkhe vidhunantā taṅkhaṇānurūpaṃ viravantā
nikkhamantiyeva, nikkhamitvā ca gāmakkhettaṃ upasobhayamānā vicaranti.
Evameva khoti idaṃ opammasampaṭipādanaṃ. Taṃ evaṃ atthena saṃsandetvā
veditabbaṃ – tassā kukkuṭiyā aṇḍesu tividhakiriyākaraṇaṃ viya hi imassa
bhikkhuno ussoḷhīpannarasehi aṅgehi samannāgatabhāvo. Kukkuṭiyā
tividhakiriyāsampādanena aṇḍānaṃ apūtibhāvo viya pannarasaṅgasamannāgatassa
bhikkhuno tividhānupassanāsampādanena vipassanāñāṇassa aparihāni. Tassā tividhakiriyākaraṇena
aṇḍānaṃ allasinehapariyādānaṃ viya tassa bhikkhuno tividhānupassanāsampādanena
bhavattayānugatanikantisinehapariyādānaṃ. Aṇḍakalāpānaṃ tanubhāvo viya
bhikkhuno avijjaṇḍakosassa tanubhāvo. Kukkuṭapotakānaṃ pādanakhamutuṇḍakānaṃ
thaddhakharabhāvo viya bhikkhuno vipassanāñāṇassa
tikkhakharavippasannasūrabhāvo. Kukkuṭapotakānaṃ pariṇāmakālo viya bhikkhuno
vipassanāñāṇassa pariṇāmakālo vaḍḍhitakālo gabbhaggahaṇakālo. Kukkuṭapotakānaṃ
pādanakhasikhāya vā mukhatuṇḍakena vā aṇḍakosaṃ padāletvā pakkhe papphoṭetvā
sotthinā abhinikkhamanakālo viya tassa bhikkhuno vipassanāñāṇagabbhaṃ gaṇhāpetvā
vicarantassa tajjātikaṃ utusappāyaṃ vā bhojanasappāyaṃ vā puggalasappāyaṃ vā
dhammassavanasappāyaṃ vā labhitvā ekāsane nisinnasseva vipassanaṃ vaḍḍhentassa
anupubbādhigatena arahattamaggena avijjaṇḍakosaṃ padāletvā abhiññāpakkhe papphoṭetvā
sotthinā arahattappattakālo veditabbo. Yathā pana kukkuṭapotakānaṃ pariṇatabhāvaṃ
ñatvā mātāpi aṇḍakosaṃ bhindati, evaṃ tathārūpassa bhikkhuno ñāṇaparipākaṃ
ñatvā satthāpi –
‘‘Ucchinda sinehamattano, kumudaṃ sāradikaṃva pāṇinā;
Santimaggameva brūhaya, nibbānaṃ sugatena desita’’nti. (dha. pa. 285) –
Ādinā nayena obhāsaṃ pharitvā gāthāya avijjaṇḍakosaṃ paharati, so
gāthāpariyosāne avijjāṇḍakosaṃ bhinditvā arahattaṃ pāpuṇāti. Tato paṭṭhāya
yathā te kukkuṭapotakā gāmakkhettaṃ upasobhayamānā tattha tattha vicaranti, evaṃ
ayampi mahākhīṇāsavo nibbānarammaṇaṃ phalasamāpattiṃ appetvā saṅghārāmaṃ
upasobhayamāno vicarati.
Iti imasmiṃ sutte cattāri pahānāni kathitāni. Kathaṃ? Cetokhilānañhi
cetovinibandhānaṃ pahānena paṭisaṅkhānappapahānaṃ kathitaṃ, iddhipādehi
vikkhambhanappahānaṃ kathita, magge āgate samucchedappahānaṃ kathitaṃ, phale
āgate paṭippassaddhippahānaṃ kathitaṃ. Sesaṃ sabbattha uttānatthamevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Cetokhilasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.
-ooOoo-
Thảo luận 1. Xin cho vài thí dụ cụ thể về sự biểu hiện nghi hoặc và không có tịnh tín ở Phật, Pháp, Tăng của một vị tỳ kheo? Có thể chăng một tỳ kheo vừa tin ở Tam Bảo mà cũng vừa tin ở mê tín? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Phải chăng thông thường nếu một người có tu thì sẽ có nhiều thiện cảm với người đồng tu? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Tâm hoang dã chỉ có ở một người mới vào tu hay cũng có thể có ở những người đã tu tập nhiều năm? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. Một số lớn người muốn tu tập nhưng thấy khó và không tiến bộ thường nghĩ rằng "mình không có duyên hay không có căn tu". Cái nhìn đó có chính xác chăng? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 5. Phải chăng nếu chúng ta quá nặng hình thức bên ngoài thì xao lãng thực chất của nội dung? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luân
Thảo luận 3. Phải chăng thông thường nếu một người có tu thì sẽ có nhiều thiện cảm với người đồng tu? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Tâm hoang dã chỉ có ở một người mới vào tu hay cũng có thể có ở những người đã tu tập nhiều năm? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. Một số lớn người muốn tu tập nhưng thấy khó và không tiến bộ thường nghĩ rằng "mình không có duyên hay không có căn tu". Cái nhìn đó có chính xác chăng? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 5. Phải chăng nếu chúng ta quá nặng hình thức bên ngoài thì xao lãng thực chất của nội dung? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luân
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment