Tuesday, March 31, 2015

Bài học. Thứ Tư ngày 1-4-2015

Kinh Tiểu Tụng - Khuddakapàtha

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

IV. Nam Tử Hỏi Ðạo (Kumàrapanha)

Thế nào là một? - Mọi loài hữu tình đều tồn tại nhờ thức ăn. (ĐĐ Pháp Tín giảng)
Thế nào là hai? - Danh và sắc.(TT Pháp Tân giảng)
Thế nào là ba? - Ba loại cảm thọ. - (TT Giác Đẳng)
Thế nào là bốn? - Bốn Thánh đế. - (TT Tuệ Siêu)
Thế nào là năm? - Năm thủ uẩn. - (TT Tuệ Quyền)
Thế nào là sáu? - Sáu nội xứ. - (TT Pháp Đăng)
Thế nào là bảy? - Bảy giác chi.
Thế nào là tám? - Thánh đạo tám ngành.
Thế nào là chín? - Chín nơi cư trú của các loài hữu tình.
Thế nào là mười? - Vị nào có đủ mười đức tánh được gọi là vị A-la-hán.

Chánh Văn Pali

1. ‘‘Ekaṃ  nāma kiṃ’’? ‘‘Sabbe sattā āhāraṭṭhitikā’’
2. ‘‘Dve nāma kiṃ’’? ‘‘Nāmañca rūpañca’’.
3. ‘‘Tīṇi nāma kiṃ’’? ‘‘Tisso vedanā’’.
4. ‘‘Cattāri  nāma kiṃ’’? ‘‘Cattāri ariyasaccāni’’.
5. ‘‘Pañca nāma kiṃ’’? ‘‘Pañcupādānakkhandhā’’.
6. ‘‘Cha nāma kiṃ’’? ‘‘Cha ajjhattikāni āyatanāni’’.
7. ‘‘Satta nāma kiṃ’’? ‘‘Satta bojjhaṅgā’’.
 8. ‘‘Aṭṭha nāma kiṃ’’? ‘‘Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo’’.
 9. ‘‘Nava nāma kiṃ’’? ‘‘Nava sattāvāsā’’.

10. ‘‘Dasa nāma kiṃ’’? ‘‘Dasahaṅgehi samannāgato ‘arahā’ti vuccatī’’ti.


II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Xứ (ayatana) được hiểu như thế nào trong "sáu nội xứ"? 
A. Là chỗ sanh khởi của tâm 
 B. là cảnh giới  sanh  của chúng sanh 
 C. là nơi chốn quen thuộc 
 D. là sáu quốc độ thuộc trong châu thổ sông Hằng

TT Pháp Tân : đáp án Câu số 1 Là  A .

Câu hỏi 2. Có gì khác biệt giữa sáu nội xứ và sáu ngoại xứ? 
A. Hành giả chỉ có thể phòng hộ 6 nội xứ nhưng không kiểm soát được 6 ngoại xứ 
 B. Nội xứ là thế giới chủ quan, ngoại xứ là thế giới khách quan. 
 C. Hiểu được 6 nội xứ là hiểu được bản thân. 
 D. Cả ba câu trên dều đúng

TT Pháp Tân : đáp án Câu số 2 Là  D 

Câu 3 :. Khi một người ghiền ăn một món gì đó, thí dụ  như ghiền ăn ớt, thì cái ngon khi ăn cay là do yếu tố nào sau đây:
 A. Ớt ngon 
B. Lưỡi quen ăn cay
 C. văn hóa ẩm thực của quốc độ 
D. Do món ăn đi kèm

TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 3 Là  B .

Câu hỏi 3 b: Một người "ghiền cạo gió" do yếu tố nào sau đây: 
A. người cạo gió 
 B. Thân xứ 
 C. Văn hoá Việt Nam 
 D. Nhờ bị cảm

TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 3 + 3B Là  B .

 Câu hỏi 4. Thí dụ dưới đây tương đương với "sự phòng hộ sáu nội xứ" : 
A. Như người nổi tiếng cố gắng giữ kín những tư ẩn của mình 
 B. Như người mẹ che chở đứa con duy nhất 
 C. Như vị tướng giữ thành bằng cách canh giữ cẩn mật các cửa thành
  D. Như người có tài sản quý báu cố gắng ngăn ngừa trộm cắp 

TT Pháp Tân : đáp án Câu số 4 Là  C .

Câu hỏi 5. Cách nào sau đây được xem là đúng theo cách phòng hộ sáu căn theo lời Phật dạy:
 A. Tịnh khẩu. Tuyệt đối im lặng 
 B. Sống một mình. Không tiếp xúc với bất cứ ai 
 C. Tỉnh táo và nhận rõ những chi phối của sáu ngoại cảnh 
 D. Sống giữa sự canh phòng của những người thân

TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 5 Là  C .

Câu hỏi 6. Phân tích sự hiện hữu năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới có lợi ích gì cho hành giả tu tập? 
A. Thấy được bản chất giả hợp của các pháp 
 B. Nhận thấy sự tự nhiên của hiện tượng giới nên bớt chấp ngã 
 C. Thấy được "chuyện nào ra chuyện đó" nên không chấp thủ đây là ta, đây là của ta, đây là tự ngã của ta 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân : đáp án Câu số 6 Là  D 


Monday, March 30, 2015

Bài học. Thứ Ba ngày 31-3-2015

Kinh Tiểu Tụng - Khuddakapàtha

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

IV. Nam Tử Hỏi Ðạo (Kumàrapanha)

Thế nào là một? - Mọi loài hữu tình đều tồn tại nhờ thức ăn. (ĐĐ Pháp Tín giảng)
Thế nào là hai? - Danh và sắc.(TT Pháp Tân giảng)
Thế nào là ba? - Ba loại cảm thọ. - (TT Giác Đẳng)
Thế nào là bốn? - Bốn Thánh đế. - (TT Tuệ Siêu)
Thế nào là năm? - Năm thủ uẩn. - (TT Tuệ Quyền)
Thế nào là sáu? - Sáu nội xứ.
Thế nào là bảy? - Bảy giác chi.
Thế nào là tám? - Thánh đạo tám ngành.
Thế nào là chín? - Chín nơi cư trú của các loài hữu tình.
Thế nào là mười? - Vị nào có đủ mười đức tánh được gọi là vị A-la-hán.

Chánh Văn Pali

1. ‘‘Ekaṃ  nāma kiṃ’’? ‘‘Sabbe sattā āhāraṭṭhitikā’’
2. ‘‘Dve nāma kiṃ’’? ‘‘Nāmañca rūpañca’’.
3. ‘‘Tīṇi nāma kiṃ’’? ‘‘Tisso vedanā’’.
4. ‘‘Cattāri  nāma kiṃ’’? ‘‘Cattāri ariyasaccāni’’.
5. ‘‘Pañca nāma kiṃ’’? ‘‘Pañcupādānakkhandhā’’.
6. ‘‘Cha nāma kiṃ’’? ‘‘Cha ajjhattikāni āyatanāni’’.
7. ‘‘Satta nāma kiṃ’’? ‘‘Satta bojjhaṅgā’’.
 8. ‘‘Aṭṭha nāma kiṃ’’? ‘‘Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo’’.
 9. ‘‘Nava nāma kiṃ’’? ‘‘Nava sattāvāsā’’.
10. ‘‘Dasa nāma kiṃ’’? ‘‘Dasahaṅgehi samannāgato ‘arahā’ti vuccatī’’ti.


II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng điều hợp.
1: Tại sao trong kinh Chuyển Pháp Luân Đức Phật đặc biệt nhấn mạnh "nói một cách ngắn gọn: chấp thủ năm thủ uẩn là khổ"? - TT Tuệ Siêu
 2: Giữa hai pháp thành do thủ và pháp thành không phải do thủ, hai pháp này quan trọng như thế nào? - TT Tuệ Siêu
3. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận và đố vui


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Năm uẩn và năm thủ uẩn khác nhau thế nào?
 A. Năm thủ uẩn là phiền não chấp thủ 
 B. Bậc thánh vô lậu có năm uẩn nhưng không có chấp thủ năm uẩn 
 C. chấp thủ năm uẩn tạo thêm đau khổ 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án câu 1 là D

Câu hỏi 2.  Điều nào dưới đây là sự chấp thủ sắc uẩn? 
A. Nhận rằng cảnh vật nơi nầy đẹp hơn nơi khác 
 B. Nhìn tấm hình chụp của mình thấy rằng mình đẹp quá 
 C. chăm sóc thân thể bằng thực phẩm, thuốc men 
 D. Ba câu trên đều sai

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 2 là D
TT Giác Đẳng cho đáp án câu 2 là B




Sunday, March 29, 2015

Bài học. Thứ Hai ngày 30-3-2015

Kinh Tiểu Tụng - Khuddakapàtha

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

IV. Nam Tử Hỏi Ðạo (Kumàrapanha)

Thế nào là một? - Mọi loài hữu tình đều tồn tại nhờ thức ăn. (ĐĐ Pháp Tín giảng)
Thế nào là hai? - Danh và sắc.(TT Pháp Tân giảng)
Thế nào là ba? - Ba loại cảm thọ. - (TT Giác Đẳng)
Thế nào là bốn? - Bốn Thánh đế. - (TT Tuệ Siêu)
Thế nào là năm? - Năm thủ uẩn.
Thế nào là sáu? - Sáu nội xứ.
Thế nào là bảy? - Bảy giác chi.
Thế nào là tám? - Thánh đạo tám ngành.
Thế nào là chín? - Chín nơi cư trú của các loài hữu tình.
Thế nào là mười? - Vị nào có đủ mười đức tánh được gọi là vị A-la-hán.

Chánh Văn Pali

1. ‘‘Ekaṃ  nāma kiṃ’’? ‘‘Sabbe sattā āhāraṭṭhitikā’’
2. ‘‘Dve nāma kiṃ’’? ‘‘Nāmañca rūpañca’’.
3. ‘‘Tīṇi nāma kiṃ’’? ‘‘Tisso vedanā’’.
4. ‘‘Cattāri  nāma kiṃ’’? ‘‘Cattāri ariyasaccāni’’.
5. ‘‘Pañca nāma kiṃ’’? ‘‘Pañcupādānakkhandhā’’.
6. ‘‘Cha nāma kiṃ’’? ‘‘Cha ajjhattikāni āyatanāni’’.
7. ‘‘Satta nāma kiṃ’’? ‘‘Satta bojjhaṅgā’’.
 8. ‘‘Aṭṭha nāma kiṃ’’? ‘‘Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo’’.
 9. ‘‘Nava nāma kiṃ’’? ‘‘Nava sattāvāsā’’.

10. ‘‘Dasa nāma kiṃ’’? ‘‘Dasahaṅgehi samannāgato ‘arahā’ti vuccatī’’ti.


II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
 Câu 1 : Câu chuyện Đức Thế Tôn cho tôn giả Sopaka thọ đại giới lúc 7 tuổi cho thấy điều nào dưới đây?
  A. Sự thành tựu đạo quả là bất động, bất thối chuyển. 
 B. Chỉ có sự thực chứng của các bậc thánh đệ tử nên Đức Thế Tôn mới có thể tuyên bố như vậy. 
C. Sự đắc chứng thánh quả không phải là danh vị được ban phong 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền  : đáp án Câu số 1 Là  D .

Câu hỏi 2. Sự khổ vốn bình thường nhưng sau lại gọi là "khổ diệu đế"?
 A. Đó là sự thật thâm sâu không thể hiểu hết bằng phàm trí. 
 B. Đó là sự thật nếu tỏ ngộ sẽ thắp sáng thánh trí. 
 C. Đó là sự thật chỉ có thể khai thị bởi bậc toàn giác.
  D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 2 Là  D

Câu hỏi 3. Tại sao phiền não có nhiều thứ mà chỉ có ÁI (tanha) xem là nhân sanh khổ?
 A. Sự khao khát khiến chúng sanh không thể dừng lại mà luôn tiếp tục truy cầu. 
B. Chính ái dục là nhân tố tạo nên sanh hữu 
 C. Tự bản chất của ái dục hay sự khao khát khiến cho hiện tại bất toàn. 
 D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Pháp Tân : đáp án Câu số 3 Là  D .

 Câu 4 : Câu nào dưới đây tương đồng với "Diệt thánh đế"?
 A. Chấm dứt khổ đau 
B. Niết bàn 
 C. dập tắt hoàn toàn khát ái 
 D. Cả ba câu trên đều đúng


ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 5 Là  .D

Câu số 6. Trong "ba luân, mười hai chuyển" thì: khổ đế cần được biến tri, tập đế cần được đoạn tận, diệt dế cần được đắc chứng, đạo đế cần được tu tập" từ bốn pháp nầy dẫn đến 12 pháp: đây là khổ, khổ cần được biến tri, khổ đã được biến tri ...Câu nào dưới đây  được xem là chính xác khi nói về "ba luân, mười hai chuyển" :
 A. Nhận diện, biết phải làm gì, đã làm những gì cần làm. 
 B. Pháp học, pháp hành và pháp thành 
 C. Tứ đế là con đường chuyển hoá chứ không phải là một triết lý
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 6 Là  D .

Câu hỏi số 7. Nếu khổ là quả mà ái là nhân thì có thể gọi diệt khổ là quả và đạo đế là nhân chăng? 
A. Đúng vậy. Tứ đế là sự thật về khổ, nhân sanh khổ, hạnh phúc và pháp tạo ra hạnh phúc. 
 B. Sai. Con đường dẫn đến hòn núi không nên nói là con đường tạo ra hòn núi.
  C. Diệt đế là pháp vô vi, không phải là pháp "bị tạo"
  D. Câu B và C dúng


TT Pháp Tân : đáp án Câu số 7 Là  D


Saturday, March 28, 2015

Bài Học. Chủ Nhật ngày 29-3-2015

Kinh Tiểu Tụng - Khuddakapàtha

Giảng Sư: TT Pháp Tân & TT Giác Đẳng

IV. Nam Tử Hỏi Ðạo (Kumàrapanha)

Thế nào là một? - Mọi loài hữu tình đều tồn tại nhờ thức ăn. (ĐĐ Pháp Tín giảng)
Thế nào là hai? - Danh và sắc.(TT Pháp Tân giảng)
Thế nào là ba? - Ba loại cảm thọ. - (TT Giác Đẳng)
Thế nào là bốn? - Bốn Thánh đế.
Thế nào là năm? - Năm thủ uẩn.
Thế nào là sáu? - Sáu nội xứ.
Thế nào là bảy? - Bảy giác chi.
Thế nào là tám? - Thánh đạo tám ngành.
Thế nào là chín? - Chín nơi cư trú của các loài hữu tình.
Thế nào là mười? - Vị nào có đủ mười đức tánh được gọi là vị A-la-hán.

Chánh Văn Pali

1. ‘‘Ekaṃ  nāma kiṃ’’? ‘‘Sabbe sattā āhāraṭṭhitikā’’
2. ‘‘Dve nāma kiṃ’’? ‘‘Nāmañca rūpañca’’.
3. ‘‘Tīṇi nāma kiṃ’’? ‘‘Tisso vedanā’’.
4. ‘‘Cattāri  nāma kiṃ’’? ‘‘Cattāri ariyasaccāni’’.
5. ‘‘Pañca nāma kiṃ’’? ‘‘Pañcupādānakkhandhā’’.
6. ‘‘Cha nāma kiṃ’’? ‘‘Cha ajjhattikāni āyatanāni’’.
7. ‘‘Satta nāma kiṃ’’? ‘‘Satta bojjhaṅgā’’.
 8. ‘‘Aṭṭha nāma kiṃ’’? ‘‘Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo’’.
 9. ‘‘Nava nāma kiṃ’’? ‘‘Nava sattāvāsā’’.

10. ‘‘Dasa nāma kiṃ’’? ‘‘Dasahaṅgehi samannāgato ‘arahā’ti vuccatī’’ti.


II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Câu nào sau đây có ý nghĩa liên hệ tới cảm thọ (vedana)? 
A. Thọ nói lên sự chi phối của cảnh đối với tâm 
 B. Bị động và phản ứng 
 C. Hạnh phúc của cuộc sống lấy cảm thọ làm thước đo
  C. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền  : đáp án Câu số 1 Là  D .

 Câu hỏi 2. Phải chăng tất cả vui buồn đều là quả của nghiệp?
 A. Đúng. Do nghiệp quá khứ nên kiếp hiện tại có khổ vui.
  B. Sai. Khổ vui là do tâm khéo nhận thức hay vụng về chứ không thể đổ cho đời trước 
 C. Khổ vui của tâm quả là do nghiệp quá khứ; cảm thọ của tâm thiện bất, bất thiện ... thì không phải. 
  D. Khổ vui vốn là chuyện ngẫu nhiên (hên xui)

TT Pháp Tân : đáp án Câu số 2 Là  C 

 Câu hỏi 3. Những điều nào sau đây có thể giúp chúng ta thay đổi cảm thọ vui buồn trong cuộc sống?
 A. Khéo suy nghĩ (yoniso manasikara) 
 B. Chánh niệm 
 C. Câu A và B đúng 
 D. Không thể làm gì được vì cảm thọ là điều không ai tránh khỏi

ĐĐ Pháp Tín: đáp án Câu số 3 Là  C 

Câu hỏi 4. Đức Phật và các bậc thánh vô lậu giải thoát có còn cảm thọ chăng?
 A. Hoàn toàn không vì các Ngài đã giải thoát 
 B. Khổ, lạc, hỳ, xả thì có nhưng thọ ưu thì không 
 C. Các ngài có cảm thọ nhưng chỉ là thọ xã 
 D. Ba câu trên đều sai

TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 4 Là  B .

Câu hỏi 5. Thọ hỷ, thọ lạc thì sanh ra ái (tanha) thì hợp lý nhưng tại sao thọ khổ, thọ ưu, thọ xã cũng sanh ra ái?
 A.  Người bị khổ đâu phải là không ham muốn nữa mà cho truy cầu nhiều hơn
  B. Hết cơn bĩ cực tới hồi thới lai. Niềm vui trở về thì sanh dính mắc 
 C. Không thích cái nầy nhưng cũng còn thích cái khác 
 D. Ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền  : đáp án Câu số 5 Là  D .
TT Giác Đẳng đáp án câu số 5 là A

Câu hỏi 6. Tại sao có khi thọ chỉ có ba mà có khi nói tới năm? 
A. Vì sự phân biệt giữa thọ khổ của thân và thọ ưu của tâm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng 
 B. Vì sự phân biệt giữa thọ hỷ của tâm và thọ lạc của thân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
 C. Sự phân biệt giữa cảm thọ thuộc vật chất và không thuộc vật chất đặc biệt quan trọng trong thiền tứ niệm xứ 

 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Giác Đẳng cho đáp án câu số 6 là: D

Friday, March 27, 2015

Bài học. Thứ Bảy ngày 28-3-2015

Kinh Tiểu Tụng - Khuddakapàtha

Giảng Sư: TT Pháp Tân

IV. Nam Tử Hỏi Ðạo (Kumàrapanha)

Thế nào là một? - Mọi loài hữu tình đều tồn tại nhờ thức ăn. (ĐĐ Pháp Tín giảng)
Thế nào là hai? - Danh và sắc.(TT Pháp Tân giảng)
Thế nào là ba? - Ba loại cảm thọ.
Thế nào là bốn? - Bốn Thánh đế.
Thế nào là năm? - Năm thủ uẩn.
Thế nào là sáu? - Sáu nội xứ.
Thế nào là bảy? - Bảy giác chi.
Thế nào là tám? - Thánh đạo tám ngành.
Thế nào là chín? - Chín nơi cư trú của các loài hữu tình.
Thế nào là mười? - Vị nào có đủ mười đức tánh được gọi là vị A-la-hán.

Chánh Văn Pali

1. ‘‘Ekaṃ  nāma kiṃ’’? ‘‘Sabbe sattā āhāraṭṭhitikā’’
2. ‘‘Dve nāma kiṃ’’? ‘‘Nāmañca rūpañca’’.
3. ‘‘Tīṇi nāma kiṃ’’? ‘‘Tisso vedanā’’.
4. ‘‘Cattāri  nāma kiṃ’’? ‘‘Cattāri ariyasaccāni’’.
5. ‘‘Pañca nāma kiṃ’’? ‘‘Pañcupādānakkhandhā’’.
6. ‘‘Cha nāma kiṃ’’? ‘‘Cha ajjhattikāni āyatanāni’’.
7. ‘‘Satta nāma kiṃ’’? ‘‘Satta bojjhaṅgā’’.
 8. ‘‘Aṭṭha nāma kiṃ’’? ‘‘Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo’’.
 9. ‘‘Nava nāma kiṃ’’? ‘‘Nava sattāvāsā’’.

10. ‘‘Dasa nāma kiṃ’’? ‘‘Dasahaṅgehi samannāgato ‘arahā’ti vuccatī’’ti.


II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
 Câu 1: Ý nghĩa nào sau đây không liên hệ tới chữ rùpa (sắc)?
 A. Vật chất 
  B. Đối tượng của nhãn thức 
 C. Lợi như trong danh lợi 
 D. Xác thân

 ĐĐ Pháp Tín: đáp án Câu số 1 Là C. 

Câu 2: Thuật ngữ DANH (nàma) bao gồm ý nghĩa nào sau đây:
 A. Trừu tượng, chỉ có thể biết bằng ý niệm 
 B. Tâm thức
 C. Bao gồm tất cả phạm trù nhận thức 
 D. cả ba câu trên

_TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 2 Là  D.

 Câu hỏi 3. Hành giả tu tập tứ niệm xứ cần nhận rõ danh sắc bởi vì: 
A. Biết được ý định (danh) và sự thể hiện của thân (sắc) sẽ làm chánh niệm được bén nhạy 
 B. Hành giả biết dừng lại ở cái tự nhiên (như nghe một âm thanh ồn ào) và cái bị chi phối bởi thất niệm (phản ứng suy diễn của tâm)
  C. Không biết thế nào là "bị hai mũi tên" 
 D. Cả ba câu trên 

 _TT Pháp Tân : đáp án Câu số 3 Là  D .


 Câu 4: Những thể tài nào sau đây theo A Tỳ Đàm có ý nghĩa rộng hơn thuật ngữ danh sắc?
 A. Pháp hữu vi 
 B. Ngũ uẩn 
 C. Pháp chân đế
/ D. Thân tâm 

ĐĐ Pháp Tín: đáp án Câu số 4 Là A.

TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 4 Là  C .

Câu 5: Câu nào dưới đây được xem là đúng theo Phật Pháp khi nói về danh sắc?
 A. Danh tồn tại bền bỉ hơn.  Dòng diễn tiến của tâm tồn tại từ đời nầy sang đời khác. Xác thân thì không. 
 B. Danh sanh diệt nhanh hơn sắc 
 C. Danh hiện hữu trong nhiều cõi hơn. Trong tam giới thì danh uẩn tồn tại cùng khắp ngoại trừ cõi vô tưởng. 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

_TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 5 Là  D .

 Câu 6: Năm quả phước của thiện nghiệp thường được đề cập là: sống lâu, sắc đẹp, sức mạnh, an vui và trí tuệ. Cái nào thuộc về danh? cái nào thuộc về sắc?
 A. Sống lâu, sắc đẹp, sức mạnh  thuộc về sắc; an vui trí tuệ thuộc về danh. 
 B. Sắc đẹp, sức mạnh thuộc về sắc; ba pháp còn lại thuộc về danh 
 C. Cả năm đều thuộc về sắc vì không có pháp nào nói về "tiếng tốt đồn xa" 
 D. Tất cả thuộc về danh vì tâm có hưởng thụ thì mới gọi là quả phước


_TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 5 Là  A .