KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
CHƯƠNG 7 - PHẨM NHỎ
HT Minh Châu dịch Việt
(III) (Ud 75) 3. Kinh Bị Dính Mắc - Thứ Nhất
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, nhiều người ở Sàvatthi, phần lớn đắm say quá độ về các dục, sống say đắm, tham đắm, tham muốn, tham mê, bị trói buộc, bị mê say trong các dục. Rồi một số đông Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi vào Sàvatthi để khất thực. Khất thực ở Sàvatthi xong, sau buổi ăn, khi đã khất thực trở về, họ đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, họ bạch Thế Tôn:
Ở đây, bạch Thế Tôn, những người ở Sàvatthi,... bị mê say trong các dục.
Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:
3. Chúng sanh bị tham đắm,
Trong các loại ái dục,
Họ không thấy lỗi lầm,
Trong phiền não kiết sử,
Chắc chắn các chúng sanh,
Tham đắm trong ái dục,
Họ không vượt qua được,
Thác nước rộng và lớn.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Dòng nước chảy mạnh dẫn đến thác nước rộng lớn ở đây chỉ cho điều gì?
a. Ái dục
b. Khổ đau
c. trào lưu
D. Sanh tử
TT Giác Đẳng cho đáp án câu số 1 là A
Câu hỏi 2. Nếu dòng nước chỉ cho ái thì thác nước ở đây ám chỉ điều gì?
a. Đau khổ
b. Hiểm nạn
c. hệ luỵ
d. Cả ba điều trên
TT Giác Đẳng cho đáp án câu số 2 là D
Câu hỏi 3. Câu Phật ngôn "chúng sanh không thấy lỗi lầm trong sự hưởng thụ dục lạc" cho thấy điều nào dưới đây?
a. Chúng sanh thường bị vô minh bao phủ
b. Vô minh và ái là cặp bài trùng
c. Cả hai câu a va b đúng
d. Cả hai câu a va b đều sai
TT Giác Đẳng cho đáp án câu số 3 là C
Câu hỏi 4. Ý thức được hiểm nguy của dục lạc, người tu tập nên có thái độ gì?
a. Thường suy nghiệm Phật ngôn để không tự nhắc bản chất phù du của dục lạc
b. Năng tu chánh niệm để giảm thiểu sự thất niệm quên mình
c. Thân cận bật thiện trí để được nhắc nhở sách tấn
d. Cả ba câu trên
TT Giác Đẳng cho đáp án câu số 4 là D
Câu hỏi 5. Câu "Khi ngưòi đang hái hoa lòng say mê lạc thú, niềm vui kia chưa thỏa tử thần đã lôi xa" có gì tương đồng với câu "
3. Chúng sanh bị tham đắm, Trong các loại ái dục,Họ không thấy lỗi lầm, Trong phiền não kiết sử, Chắc chắn các chúng sanh, Tham đắm trong ái dục, Họ không vượt qua được,
Thác nước rộng và lớn."?
Hai câu trên có gì tương đồng về ý nghĩa
a. Ái dục ru ngủ chúng sanh
b. Dục lạc khiến chúng ta quên đi thực tại vô thường
c. Vì đam mê nên chúng sanh không ý thức cái gì cần làm khi đối diện với cái chết
d. Cả ba câu trên đều đúng
TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 5 Là D
No comments:
Post a Comment