KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
CHƯƠNG 7 - PHẨM NHỎ
HT Minh Châu dịch Việt
(I) (Ud 74) 1. Kinh Bhaddiya - Thứ Nhất
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi tại Jetavana, khu vườn cuả ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ Sàriputta, với pháp thoại gồm nhiều pháp môn đang trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ Tôn giả Lakumthakabbaddiya. Do Tôn giả Sàriputta, với pháp thoại gồm nhiều pháp môn trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ nên tâm của Tôn giả Lakumthakabhaddiya được giải thoát các lậu hoặc không có chấp thủ. Thế Tôn thấy Tôn giả Lakumthakabbaddiya, do Tôn giả Sàriputta với pháp thoại gồm nhiều pháp môn trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ nên tâm được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ.
Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:
1. Trên dưới khắp tất cả,
Ðược giải thoát hoàn toàn,
Không còn có tùy quán
"Cái này chính là tôi".
Giải thoát vậy vượt dòng,
Trước chưa từng vượt qua,
Không còn có rơi rớt
Vào sanh hữu thọ sanh.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. TT Pháp Đăng thảo luận câu hỏi số 1
2. TT Tuệ Siêu thảo luận câu hỏi số 2
3. TT Tuệ Quyền thảo luận câu hỏi số 3
4. TT Tuệ Siêu thảo luận câu hỏi số 4
5. TT Pháp Đăng và TT Tuệ Siêu thảo luận câu hỏi số 5
6. TT Tuệ Quyền thảo luận câu hỏi số 6
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Những trạng thái nào dưới đây là biểu tỏ của sự chấp thủ "đây là tôi" ?
a. Lòng tự ái
b. Sự kiêu mạn
d. Thích mang trang sức quý giá
d. Cả ba câu trên liên hệ tới ngã chấp
TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 1 Là D
Câu hỏi 2 :Điều nào dưới đây không phải là hệ luỵ của ngã chấp:
a. Không chấp nhận được sự sanh diệt tự nhiên
b. Không nhận thức được rằng các pháp sanh ra vốn do nhiều nhân nhiều duyên (không có yếu tố độc tôn) /
c. Không thấy được ai thật là tri âm tri kỷ /
d. Dễ dàng bị xúc phạm tổn thương
TT Tuệ Siêu : đáp án Câu số 2 Là C
Câu hỏi 3. Điều dưới đây đúng với với lời Phật dạy về ngã chấp?
a. Chấp thủ "đây là tôi" khiến chúng sanh vui ít khổ nhiều
b. Sự buông bỏ ngã chấp khiến tâm an lạc vì không dính mắc
c. Hai câu trên đều đúng
d. Hai câu trên đều sai
TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 3 Là C
Câu hỏi 4. Quán tưởng nào dưới đây giúp chúng ta nhận thức được bản chất vô ngã của cuộc sống?
a. sự sanh diệt của vật chất và tâm thức.
b. Không có thẩm quyền thật sự đối với những gì nghĩ là của mình
c. Sự hiện hữu của pháp hữu vi vốn tập hợp nhiều thành tố
d. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu : đáp án Câu số 4 Là D
Câu hỏi 5. Câu nào dưới đây đúng theo lời Phật dạy:
a. Cái gì vô thường thì không nên cho đó là ta, là của ta, là tự ngã của ta
b. Tất cả pháp đều vô ngã
c. Thế gian là vô hộ, vô chủ
d. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 5 Là D
Câu hỏi 6. Thí dụ nào dưới đây không nói về thực tánh vô ngã?
a. Lá rụng trong sân chùa người ta đố đi không làm mình khổ vì không nghĩ là của ta
b. âm thanh từ chiếc tù và nhưng đập nát tù và không tìm ra âm thanh
c. Giáo pháp như chiếc bè đưa hành giả qua bờ giác ngộ
d. Cái gọi là "long xa" là kết hợp của nhiều cơ phận, không thể chỉ một phần mà nói rằng đó là long xa
No comments:
Post a Comment