KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
CHƯƠNG 8 - PHẨM PÀTALIGÀMIYA
HT Minh Châu dịch Việt
(III) (Ud 82) Kinh Niết Bàn - Thứ Ba
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang thuyết giảng pháp thoại liên tưởng đến Niết-bàn cho các Tỷ-kheo, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Các Tỷ-kheo ấy chú tâm, tác ý, dồn tất cả tâm tư lắng nghe pháp.
Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:
- Này các Tỷ-kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thì ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi.
II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng điều hợp.
1 : Nhiều người quan niệm rằng Niết bàn chỉ là sự đoạn tận các pháp hữu vi thì Niết bàn có nên tính là một trong bốn pháp chân đế? - TT Tuệ Siêu
2. TT Pháp Tân thảo luận câu hỏi số 1.
3. TT Tuệ Quyền thảo luận câu hỏi số 2.
4. TT Pháp Tân thảo luận câu hỏi số 3.
5. TT Tuệ Quyền thảo luận câu hỏi số 4.
6. TT Tuệ Quyền thảo luận câu hỏi số 5
7. TT Giác Đẳng thảo luận câu hỏi số 5
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Khi dạy về Niết bàn, Đức Phật đã dùng cách nào dưới đây?
a. Mô tả về sự đối lập với hữu vi pháp
b. Trình bày về sự giải thoát trầm luân sanh tử
c. Trạng thái diệt khổ hoàn toàn
d. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân : đáp án Câu số 1 Là D .
Câu hỏi 2. Có hai quan điểm tranh luận về Niết Bàn: một bên nói rằng Niết Bàn là sự chấm dứt tất cả không còn gì hết. Quan điểm thứ hai: Niết bàn vẫn "còn cái gì đó" không phải là năm uẩn. Câu nào sau đây là điều được xem là phù hợp với kinh điển?
A. Một bậc có tri kiến chân chánh không tìm Như lai ở sắc, thọ, tưởng, hành, thức
B. Đức Phật không trả lời câu hỏi Như Lai có tồn tại hay không tồn tại sau khi chết
C. Niết Bàn không phải là hư vô
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 2 Là D .
Câu hỏi 3. Trong một số tôn giáo từ Trung Đông thì thiên thần phải có cánh vì có cánh mới bay được; Phật giáo Bắc Truyền có tượng thiên thủ thiên nhãn vì có nhiều mắt nhiều tay mới thấy nhiều việc và làm được nhiều việc. Những điều nào dưới đây là suy diễn được xem là hợp lý?
A. Sự suy diễn của chúng sanh vốn y cứ trên "cái đã biết" , rất khó vượt khỏi phạm trù đó. B. Tất cả mô tả đều nghèo nàn so với thực thể
C. Ngôn ngữ dù phong phú tới đâu vẫn có giới hạn nhất định
D. Ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân : đáp án Câu số 3 Là D
Câu hỏi 4. Nếu Niết Bàn không thể minh hoạ bằng ngôn ngữ thì người tu Phật nên có thái độ nào dưới đây?
A. Chuyên tu để giác ngộ giải thoát
B. Đừng mong cầu gì về Niết Bàn
C. Quan niệm Niết Bàn như là một thứ "nhân gian tịnh độ"
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 4 Là A
Câu hỏi 5. Giáo lý về "tánh không - sunnata" chỉ cho điều nào dưới đây?
A. Pháp hữu vi (như trong câu ngũ uẩn giai không)
B. Pháp vô vi (Niết Bàn là chơn không)
C. Pháp vô ngã
D. Tuỳ theo cách giải của các tông phái
TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 5 Là D .
No comments:
Post a Comment