Tuesday, March 3, 2015

Bài học. Thứ Tư ngày 4-3-2015

KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

CHƯƠNG 7 - PHẨM NH  
HT Minh Châu dịch Việt

(II) (Ud 74) 2.   Kinh Bhaddiya - Thứ Nhì 

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ Tôn giả Sàriputta, với pháp thoại gồm nhiều pháp môn, đang thuyết trình, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, Tôn giả Bhaddiya người lùn; lại càng nhiệt tình hơn lên khi Tôn giả Sàriputta nghĩ rằng: "Tôn giả Bhaddiya người lùn là một vị hữu học". Thế Tôn thấy Tôn giả Sàriputta với pháp thoại gồm nhiều pháp môn, là một vị hữu học. Sau khi hiểu biết ý nghĩa này, Thế Tôn ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

2. Cắt đứt được luân chuyển,
Ðạt được sự không dục,
Hoàn toàn được khô cạn,
Nước sông không chảy nữa,
Cắt đứt, lưu chuyển đứng,
Là giải thoát đau khổ.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1. TT Tuệ Siêu thảo luận câu hỏi số 1
2.ĐĐ Pháp Tín thảo luận câu hỏi số 2
3. TT Tuệ Siêu thảo luận câu hỏi số 3
4. ĐĐ Pháp Tín thảo luận câu hỏi số 4
5. TT Tuệ Siêu và TT Giác Đẳng thảo luận câu hỏi số 5
6. ĐĐ Pháp Tín thảo luận câu hỏi số 6


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Tại sao ái dục thường được ví dụ như dòng sông?
 a. Vì là dòng nước không dễ khô cạn
 b. Vì sức mạnh cuộn chảy 
 c. Là nơi ngụp lặn của nhiều chúng sanh 
 d. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Siêu : đáp án Câu số 1 Là  D .

 Câu hỏi 2. Tôn giả Latuntaka Bhaddhiya dù là một vị hoàn toàn giải thoát nhưng bản thân là người nhỏ nhắn nên thường bị chọc ghẹo do nghiệp quá khứ. Bài học nào dưới đây có thể rút ra từ sự kiện đó?
 a. Không nên đánh giá người khác qua ngoại hình
 b. Một bậc đã giải thoát vẫn còn gặt hái những quả do nghiệp quá khứ 
 c. Phải cẩn thận với hành động tạo tác
  d. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 2 Là  D

Câu 3. Ba câu chuyện liên quan tới tôn giả Latuntaka Bhaddhiya: Khi gặp Đức Thế Tôn Padumuttara thấy có một đệ tử Phật có âm thanh tuyệt hảo nên phát nguyện đời sau được khả năng tương tự; thời Đức Thế Tôn Phussa, ngài đã từng cúng dường vào bát của Đức Phật một trái xoài chín nên đời sau là người rất khả ái; thời Đức Phật Kassapa ngài là một kiến trúc sư xây tháp xá lợi đã chọn xây tháp nhỏ bé vì tâm bực bội với những người bàn thảo nên đời sau sanh ra có ngoại hình nhỏ bé. Câu nào dưới đây thích hơp để nói về ba câu chuyện trên? 
 a. Nên cẩn thận với cái gì mình thích, cái gì mình làm, cái gì mình có thái độ
 b. Quả của ác nghiệp nặng hơn quả của thiện nghiệp 
 c. Hành động mới quan trọng. Ý nghĩ và lời nói thì không tạo quả nhiều 
 d. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Siêu : đáp án Câu số 3 Là  A 

Câu hỏi số 4. Luân hồi (samsara) theo Phật Pháp được đề cập thế nào? 
a. Đó là chuyến đi vô định, nhân quả trùng trùng, phiền não đưa đẩy, vui ít khổ nhiều 
 b. Nếu thường tạo nghiệp lành thì luân hồi là hành trình rất thú vị 
 c. Nếu có đại nguyện thì trong vòng luân hồi sẽ hoàn toàn an lạc

 d. Tuy là luân hồi có khổ nhưng vẫn tốt hơn là không được luân hồi

ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 4 Là  A 

 Câu hỏi 5. Trong tất cả quả phúc thì cái nào đáng mong ước theo Phật Pháp?
 a. Sự sung túc của cải vì có thể tạo phước bố thí
 b. Tình thương. Sống ở đời không có yêu thương dù giàu có cũng vô nghĩ
 c. Trí tuệ. Vì Đức Phật dạy mất mát những thứ khác không quan trọng bằng sự mất mát trí tuệ
 d. Câu a và b đúng

TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 5Là  C

Câu hỏi 6. Hiểu được hệ luỵ của trầm luân sanh tử chúng ta nên làm gì?
a. Đừng tạo thêm nghiệp gì nữa
  b. Hướng cầu giác ngộ, giải thoát
 c. Nên làm phước để sanh vào cõi không có khổ
 d. Đừng tha thiết gì nữa

ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 4 Là  B

No comments:

Post a Comment