Saturday, March 14, 2015

Bài học. Chủ Nhật ngày 15-3-2015

KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA

Giảng Sư: TT Giác Đẳng 

CHƯƠNG 8 - PHẨM PÀTALIGÀMIYA  
HT Minh Châu dịch Việt


(II) (Ud 81) - Kinh Niết-bàn Thứ Nhì

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang thuyết giảng pháp thoại liên tưởng đến Niết-bàn cho các Tỷ-kheo, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Các Tỷ-kheo ấy chú tâm, tác ý, dồn tất cả tâm tư lắng nghe pháp.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

- Này các Tỷ-kheo, có xứ này, tại đây không có đất, không có nước, không có lửa, không có gió; không có Hư không vô biên, không có Thức vô biên xứ, không có Vô sở hữu xứ, không có Phi tưởng phi phi tưởng xứ; không có đời này, không có đời sau, không có cả hai mặt trăng mặt trời. Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sanh; không có an trú, không có chuyện vận, không có sở duyên, đây là sự đoạn tận khổ đau.

1. Khó thấy là vô ngã,
Không dễ thấy, sự thật,
Với bậc có hiểu biết,
Khéo xâm nhập được ái,
Với vị ấy thấy rõ,
Ðâu còn có vật gì.


II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu 1:Từ ngữ "như thật (yathabhutam)" mang ý nghĩa nào dưới đây?
 a. Sự thật như thế nào thì nhận thức như vậy 
 b. Chuyện giỡn mà như thật
c . Giống như sự thật 
 d. Đúng theo lời Phật dạy_

TT Tuệ Siêu : đáp án Câu số 1 Là  A .


 Câu 2 :Câu Phật ngôn "xưa và nay Như Lai chỉ dạy và sự khổ và sự diệt khổ" hàm ý nào dưới đây? 
a. Trong suốt quảng đời hoằng hoá Như Lai không nói điều gì hết
b. Đó là điều chúng sanh có thể nhận thức, có thể thực hành, có thể từ đó thành tựu giác ngộ giải thoát 
c. Đức Phật không dạy những điều không liên hệ đến giải thoát 
d. Câu b và c đúng

_TT Tuệ Quyền  : đáp án Câu số 2 Là  D 


Câu 3 :Bởi vì do ái nên chúng sanh nhìn sự vật trong vô minh hay do vô minh nên nhìn các pháp với ái? 
 A. Khó nói con gà và trứng gà cái nào có trước 
 B. Một cặp bài trùng thì đồng sanh, đồng hiện hữu 
 C. Ái luyến thì mù quáng 
 D. Vì vô minh mới chấp thủ _ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 3 Là  C .
_TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 3 Là  không ý kiến D hay C  .


 Câu 4 : Những điều nào dưới đây khiến chúng ta nhìn sự vật theo thiên kiến?
  A. Nền giáo dục đã hấp thụ
/B. Tình trạng sức khoẻ 
C. Nghề nghiệp 
D. Cả ba điều trên đều có thể khiến chúng ta nhìn sự vật không trung thực

 _TT Tuệ Quyền  : đáp án Câu số 4 Là  D .


 Câu 5 :  Một đệ tử Phật khi được hỏi có biết từ đâu đến? trả lời là không biết; sẽ đi về đâu? trả lời là không biết; có biết chắc không? trả lời là biết chắc; có biết rõ không? trả lời là không biết rõ. Câu nào dưới đây được xem là hợp lý . 
A. Thành thật nhìn nhận cái mình không biết là không biết thì tránh được một số đinh ninh sai lầm 
 B. Biết chắc mình sẽ chết và thường tự nhắc nhở sẽ có ảnh hưởng tích cực trong cái nhìn của mình 
 C. Dù biết chắc ai cũng phải chết nhưng nhìn nhận rằng mình không biết rõ là sẽ chết lúc nào, ra sao, ở đâu nên không ỷ lại và tinh tấn 
 D. Cả ba câu trên đều đúng


_TT Tuệ Quyền  : đáp án Câu số 5 Là  D .

No comments:

Post a Comment