Monday, March 16, 2015

Bài học. Thứ Ba ngày 17-3-2015

KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền 

CHƯƠNG 8 - PHẨM PÀTALIGÀMIYA  
HT Minh Châu dịch Việt


(IV) (Ud 83) Kinh Niết Bàn - Thứ Tư
Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang thuyết giảng pháp thoại liên tưởng đến Niết-bàn cho các Tỷ-kheo, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Các Tỷ-kheo ấy chú tâm, tác ý, dồn tất cả tâm tư lắng nghe pháp.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

- Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an. Có khinh an thì không có thiên về. Không có thiên về thì không có đến và đi; không có đến và đi thì không có diệt và sanh; không có diệt và sanh thì không có đời này, không có đời sau, không có đời ở giữa. Ðây là sự đoạn tận khổ đau.


II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng điều hợp.
1. TT Giác Đẳng giảng nghĩa chữ nương tựa.
2. TT Pháp Đăng thảo luận câu hỏi 1
3. TT Tuệ Quyền thảo luận câu hỏi 2
4. ĐĐ Pháp Tín thảo luận câu hỏi 3
5. TT Tuệ Siêu thảo luận câu hỏi 4
6. TT Giác Đẳng thảo luận câu hỏi 5


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Thí dụ nào dưới đây cho thấy ý nghĩa "không tuỳ thuộc thì không giao động"? 
A. Người không có đầu tư vào cổ phiếu thì không lo lắng trước những biến động của thế giới
  B. Người phụ nữ độc lập không khổ sở nhiều khi ly dị 
 C. Người  có niềm vui chân thực trong việc làm không bị vui buồn chi phối trước khen chê
  D. Ba thí dụ trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án câu 1 là D

 Câu hỏi 2. Thí dụ nào dưới đây nêu rõ ý nghĩa "không giao động thì có khinh an"?
 A. Có an cư thì  mới lạc nghiệp
  B. Ly nước táo để yên thì lắng trong 
 C. Tịnh lạc. Sự an tịnh là nền tảng của an lac
  D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 2 là D

Câu hỏi 3. Thí dụ nào dưới đây nói lên ý nghĩa "Có khinh an thì không có thiên về" ?
 A. Người ta càng kêu gào đoàn kết thì là dấu hiệu cộng đồng rất thiếu đoàn kết 
 B. Những người ít phiền não thì ít thiên vị 
 C. Thái độ cực đoan thường có ở những người thường sống trong phiền khổ
  D. Cả ba câu trên đều đúng.

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 3 là D

Câu hỏi 4. Thí dụ nào sau đây nói được ý nghĩa "Không có thiên về thì không có đến, có đi"? 
A. Cuồng phong, bão tố là hiện tường áp suất không khí quá nóng, quá lạnh trong bầu khí quyển 
 B. Sanh sự thì sự sanh 
 C. "Cái nầy có thì cái kia có" là định luật của duyên khởi
  D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 4 là D

Câu hỏi 5. Thí dụ nào dưới đây nêu được ý nghĩa của câu Phật ngôn "Không có đến đi thì không có sinh diệt"?
 A. "Nếu cả kinh thành đều là con cháu thân yêu của Visakha thì ngày nào con cũng phải buồn khổ vì đâu có ngày nào không có người chết" 
 B. Quả lắc của đồng hồ không thể chỉ lắc một bên nầy mà không lắc qua bên kia
  C. "Pháp do duyên sanh thì cũng do duyên mà diệt" 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Giác Đẳng cho đáp án câu 5 là D


No comments:

Post a Comment