Friday, March 27, 2015

Bài học. Thứ Bảy ngày 28-3-2015

Kinh Tiểu Tụng - Khuddakapàtha

Giảng Sư: TT Pháp Tân

IV. Nam Tử Hỏi Ðạo (Kumàrapanha)

Thế nào là một? - Mọi loài hữu tình đều tồn tại nhờ thức ăn. (ĐĐ Pháp Tín giảng)
Thế nào là hai? - Danh và sắc.(TT Pháp Tân giảng)
Thế nào là ba? - Ba loại cảm thọ.
Thế nào là bốn? - Bốn Thánh đế.
Thế nào là năm? - Năm thủ uẩn.
Thế nào là sáu? - Sáu nội xứ.
Thế nào là bảy? - Bảy giác chi.
Thế nào là tám? - Thánh đạo tám ngành.
Thế nào là chín? - Chín nơi cư trú của các loài hữu tình.
Thế nào là mười? - Vị nào có đủ mười đức tánh được gọi là vị A-la-hán.

Chánh Văn Pali

1. ‘‘Ekaṃ  nāma kiṃ’’? ‘‘Sabbe sattā āhāraṭṭhitikā’’
2. ‘‘Dve nāma kiṃ’’? ‘‘Nāmañca rūpañca’’.
3. ‘‘Tīṇi nāma kiṃ’’? ‘‘Tisso vedanā’’.
4. ‘‘Cattāri  nāma kiṃ’’? ‘‘Cattāri ariyasaccāni’’.
5. ‘‘Pañca nāma kiṃ’’? ‘‘Pañcupādānakkhandhā’’.
6. ‘‘Cha nāma kiṃ’’? ‘‘Cha ajjhattikāni āyatanāni’’.
7. ‘‘Satta nāma kiṃ’’? ‘‘Satta bojjhaṅgā’’.
 8. ‘‘Aṭṭha nāma kiṃ’’? ‘‘Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo’’.
 9. ‘‘Nava nāma kiṃ’’? ‘‘Nava sattāvāsā’’.

10. ‘‘Dasa nāma kiṃ’’? ‘‘Dasahaṅgehi samannāgato ‘arahā’ti vuccatī’’ti.


II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
 Câu 1: Ý nghĩa nào sau đây không liên hệ tới chữ rùpa (sắc)?
 A. Vật chất 
  B. Đối tượng của nhãn thức 
 C. Lợi như trong danh lợi 
 D. Xác thân

 ĐĐ Pháp Tín: đáp án Câu số 1 Là C. 

Câu 2: Thuật ngữ DANH (nàma) bao gồm ý nghĩa nào sau đây:
 A. Trừu tượng, chỉ có thể biết bằng ý niệm 
 B. Tâm thức
 C. Bao gồm tất cả phạm trù nhận thức 
 D. cả ba câu trên

_TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 2 Là  D.

 Câu hỏi 3. Hành giả tu tập tứ niệm xứ cần nhận rõ danh sắc bởi vì: 
A. Biết được ý định (danh) và sự thể hiện của thân (sắc) sẽ làm chánh niệm được bén nhạy 
 B. Hành giả biết dừng lại ở cái tự nhiên (như nghe một âm thanh ồn ào) và cái bị chi phối bởi thất niệm (phản ứng suy diễn của tâm)
  C. Không biết thế nào là "bị hai mũi tên" 
 D. Cả ba câu trên 

 _TT Pháp Tân : đáp án Câu số 3 Là  D .


 Câu 4: Những thể tài nào sau đây theo A Tỳ Đàm có ý nghĩa rộng hơn thuật ngữ danh sắc?
 A. Pháp hữu vi 
 B. Ngũ uẩn 
 C. Pháp chân đế
/ D. Thân tâm 

ĐĐ Pháp Tín: đáp án Câu số 4 Là A.

TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 4 Là  C .

Câu 5: Câu nào dưới đây được xem là đúng theo Phật Pháp khi nói về danh sắc?
 A. Danh tồn tại bền bỉ hơn.  Dòng diễn tiến của tâm tồn tại từ đời nầy sang đời khác. Xác thân thì không. 
 B. Danh sanh diệt nhanh hơn sắc 
 C. Danh hiện hữu trong nhiều cõi hơn. Trong tam giới thì danh uẩn tồn tại cùng khắp ngoại trừ cõi vô tưởng. 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

_TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 5 Là  D .

 Câu 6: Năm quả phước của thiện nghiệp thường được đề cập là: sống lâu, sắc đẹp, sức mạnh, an vui và trí tuệ. Cái nào thuộc về danh? cái nào thuộc về sắc?
 A. Sống lâu, sắc đẹp, sức mạnh  thuộc về sắc; an vui trí tuệ thuộc về danh. 
 B. Sắc đẹp, sức mạnh thuộc về sắc; ba pháp còn lại thuộc về danh 
 C. Cả năm đều thuộc về sắc vì không có pháp nào nói về "tiếng tốt đồn xa" 
 D. Tất cả thuộc về danh vì tâm có hưởng thụ thì mới gọi là quả phước


_TT Pháp Đăng : đáp án Câu số 5 Là  A .

No comments:

Post a Comment