KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
CHƯƠNG 8 - PHẨM PÀTALIGÀMIYA
HT Minh Châu dịch Việt
(IX) (Ud 92) 9. Kinh Dabba - Thứ Nhất
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Rồi Tôn giả Dabha Mallputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Dabha Mallaputta bạch Thế Tôn:
- Nay đã đến thời, con nhập Niết Bàn, bạch Thiện Thệ.
- Này Dabba, Thầy hãy làm những gì Thầy nghĩ là hợp thời!.
Rồi Tôn giả Dabha Mallaputta từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, bay lên hư không, ngồi kiết-già giữa hư không, nhập định hỏa giới, xuất khỏi định và nhập Niết-bàn. Khi Tôn giả Dabha Mallaputta bay lên hư không, ngồi kiết-già giữa hư không, nhập định hỏa giới, xuất khỏi định và nhập Niết Bàn, thân của Tôn giả được cháy sạch, đốt sạch, không còn có than hay có tro có thể thấy được. Ví như bơ hay dầu được cháy, được đốt, không còn có than hay có tro có thể thấy được. Cũng vậy, khi Tôn giả Dabha Mallaputta bay lên hư không, ngồi kiết già giữa hư không, nhập định hỏa giới, xuất khỏi định và nhập Niết-bàn, thân của Tôn giả được cháy sạch, đốt sạch, không còn có than hay có tro có thể thấy được.
Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:
9. Thân bị hoại, tưởng diệt,
Mọi thọ được nguội lạnh,
Các hành được lắng dịu,
Thức đạt được mục đích.
II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Câu nào sau đây đồng nghĩa với sự tịch tịnh của năm uẩn?
A. Vô dư Niết Bàn
B. Hữu Dư Niết Bàn
C. Phiền não niết bàn
D. Xá lợi niết bàn
TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 1 Là A
Câu hỏi 2. Tại sao chúng sanh khổ luỵ với năm uẩn mà vẫn chấp thủ năm uẩn?
A. Do không hiểu được cái tốt hơn là Niết bàn
B. Do vô minh và ái /
C. Do tập quán nhiều đời
D. cả ba câu trên đều đúng
TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 2 Là D
Câu hỏi 3. Hình ảnh viên tịch Niết bàn của một bậc vô sanh giải thoát có điều gì đáng hoan hỷ, đáng ngưỡng kính?
A. Đó là hình ảnh hiếm quý. Rất ít chúng sanh đạt đến chỗ viên mãn giải thoát. Đa số trầm luân sanh tử.
B. Xá lợi của các bậc chứng vô dư Niết bàn rất thiêng liêng
C. Đó là một quả vị rất cao
TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 3 Là A
Câu 4 : Làm thế nào để chúng ta "có thể vượt lên chính mình" ?
A. Thấy được bản chất vô thường, khổ, vô ngã của năm uẩn
B. Thấy được sự khổ, nhân sanh khổ, sự diệt khổ và con đường dẫn đến diệt khổ
C. Tu tập giới, định, tuệ
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 4 Là D .
Câu hỏi số 5. Nếu người đang khổ thì nên thoát khổ còn người đang vui sống hạnh phúc có cân giải thoát chăng?
A. Hạnh phúc của trân gian vẫn là đau khổ
B. Lúc còn trẻ, còn khoẻ có nhiều điều kiện hơn để tu học
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 5 Là C.
Câu hỏi 6. Câu nói "gánh nặng đã đặt xuống, những gì nên làm đã làm, không còn tái sanh nữa" thì gánh nặng chi cho điều gì?
A. Gánh nặng sống viễn ly tức sự tu tập
B. gánh nặng của năm uẩn
C. gánh nặng của ngũ uẩn
D. Gánh nặng của thân xác
_TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 6 Là C .
TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 3 Là A
Câu 4 : Làm thế nào để chúng ta "có thể vượt lên chính mình" ?
A. Thấy được bản chất vô thường, khổ, vô ngã của năm uẩn
B. Thấy được sự khổ, nhân sanh khổ, sự diệt khổ và con đường dẫn đến diệt khổ
C. Tu tập giới, định, tuệ
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 4 Là D .
Câu hỏi số 5. Nếu người đang khổ thì nên thoát khổ còn người đang vui sống hạnh phúc có cân giải thoát chăng?
A. Hạnh phúc của trân gian vẫn là đau khổ
B. Lúc còn trẻ, còn khoẻ có nhiều điều kiện hơn để tu học
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 5 Là C.
Câu hỏi 6. Câu nói "gánh nặng đã đặt xuống, những gì nên làm đã làm, không còn tái sanh nữa" thì gánh nặng chi cho điều gì?
A. Gánh nặng sống viễn ly tức sự tu tập
B. gánh nặng của năm uẩn
C. gánh nặng của ngũ uẩn
D. Gánh nặng của thân xác
_TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 6 Là C .
No comments:
Post a Comment