KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA
Giảng Sư: TT Pháp Đăng và TT Giác Đẳng
CHƯƠNG 7 - PHẨM NHỎ
HT Minh Châu dịch Việt
(IX) (Ud 78) - 9. Kinh Giếng Nước
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn đang bộ hành giữa dân chúng Mallà cùng với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến làng Bà-la-môn của dân chúng Malà tên là Thùna. Các Bà-la-môn gia chủ ở Thùna được nghe: "Sa-môn Gotama từ dòng họ Thích Ca xuất gia, đang bộ hành giữa dân chúng Mallà cùng với đại chúng Tỷ-kheo, nay đã đến Thùna". Họ đổ đầy miệng giếng với cỏ và trấu với ý nghĩ: "Mong rằng các Sa-môn trọc đầu ấy không có nước uống".
Rồi Thế Tôn từ trên đường bước xuống, đi đến dưới một gốc cây, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:
- Này Ananda, hãy đem nước uống từ nơi giếng này cho Ta.
Khi được nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, nay các giếng ấy bị các gia chủ Bà-la-môn ở Thùna lắp đầy miệng với cỏ và trấu với ý nghĩ: "Mong rằng các Sa-môn trọc đầu ấy không có nước uống".
Lần thứ hai, Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:
- Này Ananda, hãy đem nước uống từ nơi giếng này cho Ta!.
Lần thứ hai, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Nay các giếng ấy... không có nước uống.
Lần thứ ba, Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:
- Này Ananda, hãy đem nước uống từ nơi giếng này cho Ta.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, lấy bình bát, đi đến cái giếng ấy. Tại cái giếng ấy, khi Tôn giả Ananda đi đến, phun ra tất cả cỏ và trấu khỏi miệng giếng, và nước trong sáng không cấu uế, trong lặng, tràn đầy miệng, cho đến như là tràn ra ngoài. Rồi Tôn giả Ananda suy nghĩ: "Thật vi diệu thay!. Thật hy hữu thay là đại thần lực, đại uy lực của Như Lai. Cái giếng này khi ta đến, phun ra tất cả cỏ và trấu khỏi miệng giếng... như là tràn ra ngoài". Rồi Tôn giả Ananda cầm lấy bát nước, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, bạch Thế Tôn:
- Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay là đại thần lực... như là tràn ra ngoài! Bạch Thế Tôn hãy uống nước. Bạch Thiện Thệ, hãy uống nước!.
Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:
9. Cần làm gì với giếng,
Khi nước có cùng khắp,
Chắt đứt ái từ gốc,
Cần hành tầm cầu gì?
II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu 1 :Những điều nào dưới đây dùng để chỉ cho Niết bàn?
a. Diệt đế
b. Cực lạc
c. Giải thoát
d. Cả ba câu trên đều đúng
TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 1 Là D .
Câu hỏi 2. Khi Đức Phật dạy tôn giả Ananda đến giếng lấy nước cho Ngài thì Đức Phật phải nói tới ba lần. Câu nào dưới đây chính xác để nói về thái độ của Tôn giả Ananda?
a. Thường làm theo tư ý của mình hơn là lắng nghe Đức Phật
b. Luôn đứng trên bổn phận của một thị giả kiên trì trong sự chăm sóc Đức Phật
c. Một người xuất thân từ cuộc sống vương gỉa nên yêu cầu cao
d. Thiếu niềm tin vào sự giác ngộ và năng lực của Đức Phật
TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 2 Là B
Câu hỏi 3. Câu nào dưới đây đúng khi nói về ái (tanha)?
a. Đó là sự khao khát khiến chúng sanh phải truy cầu
b. Bản chất của ái là không bao giờ thoả mãn
c. Ái dụng là lực đẩy của sanh tử luân hồi
d. ba cầu trên đều đúng
TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 3 Là D
Câu hỏi 4. Tôn giả Bhadiya xuất thân hoàng tộc sau khi xuất gia thường cảm nhận hạnh phúc của đời sống tục với lời "thật là hạnh phúc". Câu nào dưới đây diễn tả đúng tâm trạng của tôn giả:
a. Có cái mới nới cái cũ
b. Cư trần lạc đạo
c. Diệt khổ là hạnh phúc
d. Ăn mày cũng có hạnh phúc của ăn mày
TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 4 Là C
Câu hỏi số 5. Tại sao lúc nầy những người tham dự trong room Phật Pháp Buddhadhamma thường trả lời đúng các câu hỏi?
a. Vì câu đúng thường là câu d (cuối cùng)
b. Vì biết thói quen đặt câu hỏi của người viết câu đố
c. Vì bài học càng lúc càng dễ
d. Vì có những người thường trả lời đúng mình bắt chước theo thì dễ trúng
TT Giác Đẳng: không có đáp án cho câu này mà tùy vào mỗi người có sự suy nghĩ
No comments:
Post a Comment