KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA
Giảng Sư: TT Pháp Tân
CHƯƠNG 8 - PHẨM PÀTALIGÀMIYA
HT Minh Châu dịch Việt
(VIII) (Ud 91) 8. Kinh Visākhā
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Ðông Viên, Lộc Mẫu giảng đường. Lúc bấy giờ, người cháu trai của Visàkhà mẹ của Migàra khả ái và dễ thương bị mệnh chung. Và Visàkhà mẹ của Migàra, với áo đẫm ướt, với tóc đẫm ướt, thật sáng sớm đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Visàkhà, mẹ của Migàra, đang ngồi một bên:
- Này Visàkhà, Bà từ đâu đến, với áo ướt đẫm, với tóc đẫm ướt, đi đến đây quá sớm như vậy?
- Bạch Thế Tôn, đứa cháu khả ái dễ thương của con đã mệnh chung. Cho nên con, với áo đẫm ướt, với tóc đẫm ướt, con đến đây sáng sớm như vậy.
- Này Visàkhà, Bà có muốn tất cả người ở Sàvatthi là con và là cháu của Bà không?
- Bạch Thế Tôn, con muốn tất cả người ở Sàvatthi là con và cháu của con.
- Nhưng này Visàkhà, có bao nhiêu người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày?
- Bạch Thế Tôn, có mười người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày, chín... tám... bảy.. sáu... năm... bốn... ba.. hai. Bạch Thế Tôn có một người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày. Bạch Thế Tôn, Sàvatthi không có thoát được số người bị chết!
- Bà nghĩ thế nào, này Visàkhà? Như vậy Bà có khi nào được khỏi vải bị ướt, hay tóc khỏi bị ướt không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn! Thật là vừa đủ cho con, bạch Thế Tôn, số nhiều như vậy về con và về cháu!
- Này Visàkhà, những ai có một trăm người thân yêu, những người ấy có trăm sự đau khổ! Những ai có chín mươi người thân yêu, những người ấy có chín mươi sự đau khổ! Những ai có tám mươi người thân yêu, những người ấy có tám mươi sự đau khổ! Những ai có bảy mươi.. có sáu mươi... có năm mươi... có bốn mươi... có ba mươi.. có hai mươi... có mười.. có chín... có tám... có bảy..có sáu.. có năm... có bốn... có ba... có hai... có một người thân yêu, những người ấy có một sự đau khổ. Những ai không có người thân yêu, những người ấy không có sự đau khổ. Ta nói rằng họ là người không có sầu, không có tham đắm, không có ưu não.
8. Sầu, than và đau khổ,
Sai biệt có ở đời,
Duyên thân ái, chúng có,
Không thân ái, chúng không,
Do vậy, người an lạc,
Người không có sầu muộn,
Là những ai ở đời,
Không có người thân ái,
Do vậy ai tha thiết,
Ðược không sầu, không tham,
Chớ làm thân làm ái,
Với một ai ở đời.
II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Bà Visàkhà ở được ghi lại là "mẹ của Migàra", Mìgàla liên hệ với bà thế nào?
A. Con trai của bà
B. Con gái của bà
C. Cha chồng của bà
D. Cha ruột của bà
Sư Trưởng : đáp án Câu số 1 Là A . CON TRAI
Câu 2: Câu nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa Đức Phật dạy cho bà Visàkhà trong bài kinh nầy?
A. Ái luyến sanh sầu muộn
B. Ái luôn đi với vô minh
C. Càng có nhiều sở hữu càng khổ nhiều
D. Cả ba câu trên đều đúng
_ TT Pháp Tân cho đáp án câu 2:D
Câu 3: Điều nào dưới đây đúng với lịch sử về bà Visàkhà?
A. Nghe xong bài kinh nầy bà chứng thánh quả
B. Bà đã chứng sơ quả khi mới lên bảy tuổi
C. Sau khi thân hoại mạng chung bà chứng thánh quả
D. Ba câu trên đều sai
TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 3 Là B.
Câu 4: Theo lời dạy của Đức Phật thì chúng ta nên làm điều nào dưới đây?
A. Đừng bận tâm gì đối với quyến thuộc
B. hãy hết lòng yêu thương quyến thuộc
C. Quan tâm quyến thuộc nhưng đừng quá dính mắc
D. Người cư sĩ thì nên lo cho quyến thuộc, người xuất gia thì đừng
TT Tuệ Quyền đáp án câu 4: C
No comments:
Post a Comment