Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 5/5/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP NĂM CHI 5.22
Xxiv) Năm xuất ly giới: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo, có tác ý đối với dục vọng, tâm không hướng nhập dục vọng, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi dục vọng. Khi vị này có tác ý đối với ly dục, tâm hướng nhập ly dục, tín lạc, an trú và bị chị phối bởi ly dục, tâm của vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với các dục lạc. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên các dục lạc, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còm cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với các dục vọng.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có tác ý đối với sân hận, tâm không hướng nhập sân hận, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi sân hận. Khi vị này có tác ý đối với vô sân, tâm hướng nhập vô sân, có tín lạc, có an trú, có bị chi phối bởi vô sân, tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với vô sân. Và các lậu hoặc, các tổn hoại, các nhiệt não khởi lên do duyên với sân, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với sân hận.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo, có tác ý đối với hại tâm, tâm không hướng nhập hại tâm, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi hại tâm. Khi vị này có tác ý đối với ly hại tâm, tâm hướng nhập ly hại tâm, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi ly hại tâm. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ hại tâm. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với hại tâm, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với hại tâm.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, có tác ý đối với sắc, tâm không hướng nhập vào sắc, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi sắc. Khi vị này có tác ý đối với vô sắc, tâm hướng nhập vô sắc, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi vô sắc. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ đối với sắc. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với sắc, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với sắc.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có tác ý đối với tự thân, tâm không hướng nhập tự thân, không tín lạc, không an trú, không bị chi phối bởi tự thân. Khi vị này có tác ý đối với thân diệt, tâm hướng nhập thân diệt, tín lạc, an trú, bị chi phối bởi thân diệt. Tâm vị ấy khéo ly, khéo tu, khéo khởi, khéo giải thoát, khéo ly hệ thân diệt. Và các lậu hoặc, các tổn hại, các nhiệt não khởi lên do duyên với tự thân, vị ấy đối với chúng được giải thoát, không còn cảm thọ cảm giác ấy. Như vậy được gọi là giải thoát đối với tự thân. (pañca nissaraṇiyā dhātuyo. idhāvuso, bhikkhuno kāme manasikaroto kāmesu cittaṁ na pakkhandati na pasīdati na santiṭṭhati na vimuccati. nekkhammaṁ kho panassa manasikaroto nekkhamme cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccati. tassa taṁ cittaṁ sugataṁ subhāvitaṁ suvuṭṭhitaṁ suvimuttaṁ visaṁyuttaṁ kāmehi. ye ca kāmapaccayā uppajjanti āsavā vighātā pariḷāhā , mutto so tehi, na so taṁ vedanaṁ vedeti. idamakkhātaṁ kāmānaṁ nissaraṇaṁ.
puna caparaṁ, āvuso, bhikkhuno byāpādaṁ manasikaroto byāpāde cittaṁ na pakkhandati na pasīdati na santiṭṭhati na vimuccati. abyāpādaṁ kho panassa manasikaroto abyāpāde cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccati. tassa taṁ cittaṁ sugataṁ subhāvitaṁ suvuṭṭhitaṁ suvimuttaṁ visaṁyuttaṁ byāpādena. ye ca byāpādapaccayā uppajjanti āsavā vighātā pariḷāhā, mutto so tehi, na so taṁ vedanaṁ vedeti. idamakkhātaṁ byāpādassa nissaraṇaṁ.
puna caparaṁ, āvuso, bhikkhuno vihesaṁ manasikaroto vihesāya cittaṁ na pakkhandati na pasīdati na santiṭṭhati na vimuccati. avihesaṁ kho panassa manasikaroto avihesāya cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccati. tassa taṁ cittaṁ sugataṁ subhāvitaṁ suvuṭṭhitaṁ suvimuttaṁ visaṁyuttaṁ vihesāya. ye ca vihesāpaccayā uppajjanti āsavā vighātā pariḷāhā, mutto so tehi, na so taṁ vedanaṁ vedeti. idamakkhātaṁ vihesāya nissaraṇaṁ.
puna caparaṁ, āvuso, bhikkhuno rūpe manasikaroto rūpesu cittaṁ na pakkhandati na pasīdati na santiṭṭhati na vimuccati. arūpaṁ kho panassa manasikaroto arūpe cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccati. tassa taṁ cittaṁ sugataṁ subhāvitaṁ suvuṭṭhitaṁ suvimuttaṁ visaṁyuttaṁ rūpehi. ye ca rūpapaccayā uppajjanti āsavā vighātā pariḷāhā, mutto so tehi, na so taṁ vedanaṁ vedeti. idamakkhātaṁ rūpānaṁ nissaraṇaṁ.
puna caparaṁ, āvuso, bhikkhuno sakkāyaṁ manasikaroto sakkāye cittaṁ na pakkhandati na pasīdati na santiṭṭhati na vimuccati. sakkāyanirodhaṁ kho panassa manasikaroto sakkāyanirodhe cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccati. tassa taṁ cittaṁ sugataṁ subhāvitaṁ suvuṭṭhitaṁ suvimuttaṁ visaṁyuttaṁ sakkāyena. ye ca sakkāyapaccayā uppajjanti āsavā vighātā pariḷāhā, mutto so tehi, na so taṁ vedanaṁ vedeti. idamakkhātaṁ sakkāyassa nissaraṇaṁ.).
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Phải chăng bản chất tự nhiên của tâm là nếu không được tu tập thì luôn có khuynh hướng đắm nhiểm phiền não? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Phải chăng ngày cả những thành tựu trên đường tu tập thì như thiền chứng vẫn có thể là chướng ngại nêu không khéo vượt thoát? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Phải chăng đối với tất cả sở đắc sở chứng trên hành trình tu tập nếu còn mang ý niệm “đây là ta, là của ta, là tự ngã của ta” đều có vấn đề? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 5. Xin giải thích tại sao trong kinh dạy rằng sự vượt thắng chính mình khó gấp vạn lần chiến thắng đại quân ở trận mạc? - TT Tuệ Quyền
.;; TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận ;
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment