Monday, May 20, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 21 tháng 5, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 20/5/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP SÁU CHI 6.16: 

Atthi kho, āvuso, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena cha dhammā sammadakkhātā;
Này các Hiền giả, có sáu pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. 
tattha sabbeheva saṅgāyitabbaṁ, na vivaditabbaṁ, yathayidaṁ brahmacariyaṁ addhaniyaṁ assa ciraṭṭhitikaṁ , tadassa bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṁ 
Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. 
Katame cha?
Thế nào là sáu?
xvi) cha dhātuyo — pathavīdhātu, āpodhātu, tejodhātu, vāyodhātu, ākāsadhātu, viññāṇadhātu.
Sáu giới: Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới.

Đoạn kinh sau đây trích từ Trung Bộ, kinh số 112, Kinh Sáu Thanh tịnh đề cập đến 6 giới như là “toàn bộ sự hiện hữu của một chúng sanh”
Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthi, Jetavana, tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo, “Này các Tỷ-kheo”. “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

—Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo nói lên chánh trí (annam) như sau: “Ta tuệ tri như vầy:” Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa” ”.

Này các Tỷ-kheo, lời nói của vi Tỷ-kheo ấy, không nên tán thán cũng không nên bác bỏ. Không tán thán, không bác bỏ, cần hỏi câu hỏi: “Này Hiền giả, có bốn hình thức tuyên bố này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chân chánh nói lên. Thế nào là bốn? Cái gì được thấy được nói lên như là được thấy. Cái gì được nghe được nói lên là được nghe. Cái gì được cảm giác được nói lên như là cảm giác. Cái gì được nhận thức được nói lên như là được nhận thức. Bốn hình thức tuyên bố này, Này Hiền giả, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh nói lên. Nhưng biết cái gì, thấy cái gì, đối với bốn hình thức tuyên bố này, Tôn giả có thể nói là tâm của Tôn giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ?”
………………………………….

“Này Hiền giả, sáu giới này được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chơn chánh nói lên. Thế nào là sáu? Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới. Sáu giới này, này Hiền giả, được Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nói lên. Nhưng biết cái gì, thấy cái gì với sáu giới này, Tôn giả có thể nói tâm của Tôn giả được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ?”

Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, những việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt mục địch, đã đoạn trừ hữu kiết sử, và đã được giải thoát nhờ chánh trí, câu trả lời tùy pháp của vị ấy phải như sau:

“Chư Hiền, tôi đã đi đến địa giới như là không phải tự ngã, và (đi đến) tự ngã như là không tùy thuộc địa giới. Ðối với những pháp là những chấp thủ phương tiện tùy thuộc địa giới, là những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên; đối với những pháp ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến thủy giới …

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến hỏa giới …

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến phong giới …

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến không giới …

Này chư Hiền, sau khi tôi đã đi đến thức giới như là không phải tự ngã, và (đi đến) tự ngã như là không tùy thuộc thức giới. Ðối với những pháp là những chấp thủ phương tiện tùy thuộc thức giới, là những tâm cố chấp, thiên chấp, tùy miên; đối với những pháp ấy, với sự đoạn tận, đoạn ly, đoạn diệt, đoạn trừ, đoạn xả, tôi tuệ tri tâm tôi được giải thoát.

Chư Hiền, vì rằng tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với sáu giới này, tôi có thể nói tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ”.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

TT Pháp Đăng chia sẻ thêm về bài học.

Thảo luận1.  Hư không là chân không giữa các đơn vị sắc Pháp hay là sắc pháp? hoặc cả hai ? - TT Pháp Tân


Thảo luận 2. Tại sao ý niệm về lục đại duyên khởi đều có thể là đề mục quán chiếu của thiền? - TT Tuệ Siêu



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment