Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 11/5/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP SÁU CHI 6.4: iii) Sáu xúc thân
PHÁP SÁU CHI 6.4
Này các Hiền giả, có sáu pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là sáu?(atthi kho, āvuso, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena cha dhammā sammadakkhātā; tattha sabbeheva saṅgāyitabbaṃ ... pe ... atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ. katame cha?)
iv) Sáu xúc thân: Nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc (cha phassakāyā — cakkhusamphasso, sotasamphasso, ghānasamphasso, jivhāsamphasso, kāyasamphasso, manosamphasso).
Bài kinh sau đây trích từ Tương Ưng Bộ giải về ý nghĩa của sáu xúc đối với hành giả tu tập:
94. I. Thâu Nhiếp (S.iv,70)
1) ...
2) -- Có sáu xúc xứ này, này các Tỷ-kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ. Thế nào là sáu?
3-5) Mắt xúc xứ, này các Tỷ-kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ... Tai... Mũi...
6-7) ... Lưỡi... Thân...
8) Ý xúc xứ, này các Tỷ-kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ.
9) Sáu xúc xứ này, này các Tỷ-kheo, không nhiếp phục, không phòng hộ, không bảo vệ, không thâu nhiếp, đem lại đau khổ.
10) Có sáu xúc này, này các Tỷ-kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc. Thế nào là sáu?
11-13) Mắt xúc xứ, này các Tỷ-kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc... Tai... Mũi...
14-15) ... Lưỡi... Thân...
16) Ý xúc xứ, này các Tỷ-kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc.
17) Sáu xúc xứ này, này các Tỷ-kheo, khéo nhiếp phục, khéo phòng hộ, khéo bảo vệ, khéo thâu nhiếp, đem lại an lạc.
18) Thế Tôn nói như vậy. Nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
1) Hỡi các vị Tỷ-kheo,
Chính sáu xúc xứ này,
Chỗ nào không thâu nhiếp,
Chỗ ấy có đau khổ.
Những ai học biết được,
Chế ngự, phòng hộ chúng,
Với lòng tin làm bạn,
Sống thoát ly dục vọng.
2) Thấy sắc pháp khả ái,
Thấy sắc không khả ái,
Hãy nhiếp phục đường tham,
Ðối các sắc khả ái,
Chớ khiến ý nhiễm ô:
"Ðối sắc, ta không thích".
3) Sau khi nghe các tiếng,
Khả ái, không khả ái,
Chớ để tâm say mê,
Với các tiếng khả ái.
Hãy nhiếp phục lòng sân,
Với tiếng không khả ái,
Chớ khiến ý nhiễm ô:
"Ðối tiếng, ta không thích".
4) Sau khi ngửi các hương,
Thơm dịu, thật khả ái,
Sau khi ngửi các hương,
Bất tịnh, thật đáng ghét;
Hãy nhiếp phục lòng sân,
Ðối các hương đáng ghét,
Còn đối hương khả ái,
Chớ để dục chi phối.
5) Nếm xong vị ngon ngọt,
Và nếm vị không ngon,
Chớ có sanh tham luyến,
Khi hưởng nếm vị ngon,
Chớ nói lời chống đối,
Khi nếm vị không ngon.
6) Khi cảm thọ lạc xúc,
Chớ đắm say tham luyến,
Khi cảm thọ khổ xúc,
Chớ bị xúc động mạnh.
Ðối với cả hai xúc,
Lạc, khổ đều niệm xả,
Không thích, không chống đối,
Bất cứ loại xúc nào.
7) Ðối với các người khác,
Mê theo hý luận tưởng,
Họ mê theo hý luận,
Họ hành theo hư tưởng;
Hãy đoạn trừ tất cả,
Gia sự do ý tạo,
Hãy nhiếp các hành động,
Hướng đến hạnh viễn ly.
8) Như vậy đối sáu xứ,
Khi ý khéo tu tập,
Nếu có cảm xúc gì,
Tâm không bị dao động.
Tỷ-kheo hãy nhiếp phục,
Cả hai tham sân ấy,
Hãy đến bờ bên kia,
Vượt buộc ràng sanh tử.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Đối với người tu tập thì sự tránh né cảnh phiền não và tâm phiền não cái nào khó hơn? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 2. Phải chăng phiền não sanh khởi đối với xúc nào trong sáu xúc ít hay nhiều tuỳ ở mỗi cá nhân? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Người sống an lạc có nhất thiết là “có nhiều” chăng? = TT Pháp Đăng
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Khi mắt thấy sắc thì theo Phật học điều nào sau đây không phải là định đặt bởi nghiệp quá khứ?
A. Nhãn căn/
B. Cảnh sắc /
C.Nhãn thức/
D. Phản ứng đối với cảm thọ
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1: B
Trắc nghiệp 2. Trong kinh có đề cập câu chuyện “pháp sư bắt chồn” câu chuyện đó nhấn mạnh điểm nào sau đây?
A. Con mắt là cửa sổ của linh hồn /
B. Hạn chế sáu xúc thì tâm dễ điều phục /
C. Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất /
D. Khôn chết, dại chết, biết thì sống
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2:B
Trắc nghiệm 3. Hành giả thu thúc lục căn theo Phật pháp thì làm điều nào sau đây?
A. Không thọ thực /
B. Không nói /
C. Không thất niệm khi ăn /
D. Không ăn thức ăn ngon
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 3: C
Trắc nghiệm 4. Trong kinh dạy về “những nguyên nhân khiến khúc gỗ không thể bị trôi tới biển cả” giống như hành giả có những nguyên nhân trở ngại không thể chứng ngộ niết bàn trong đó có hai nguyên nhân: tấp vào bờ bên nầy, tấp vào bờ bên kia”. Hai nguyên nhân đó chỉ cho hai điều nào sau đây?
A. Kiêu mạn và ác giới /
B. chấp thủ nghiệp hữu và sanh hữu /
C. Ái chấp đối với sáu căn và sáu cảnh /
D. Cả ba câu trên
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 4: D
A. Nhãn căn/
B. Cảnh sắc /
C.Nhãn thức/
D. Phản ứng đối với cảm thọ
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1: B
Trắc nghiệp 2. Trong kinh có đề cập câu chuyện “pháp sư bắt chồn” câu chuyện đó nhấn mạnh điểm nào sau đây?
A. Con mắt là cửa sổ của linh hồn /
B. Hạn chế sáu xúc thì tâm dễ điều phục /
C. Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất /
D. Khôn chết, dại chết, biết thì sống
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2:B
Trắc nghiệm 3. Hành giả thu thúc lục căn theo Phật pháp thì làm điều nào sau đây?
A. Không thọ thực /
B. Không nói /
C. Không thất niệm khi ăn /
D. Không ăn thức ăn ngon
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 3: C
Trắc nghiệm 4. Trong kinh dạy về “những nguyên nhân khiến khúc gỗ không thể bị trôi tới biển cả” giống như hành giả có những nguyên nhân trở ngại không thể chứng ngộ niết bàn trong đó có hai nguyên nhân: tấp vào bờ bên nầy, tấp vào bờ bên kia”. Hai nguyên nhân đó chỉ cho hai điều nào sau đây?
A. Kiêu mạn và ác giới /
B. chấp thủ nghiệp hữu và sanh hữu /
C. Ái chấp đối với sáu căn và sáu cảnh /
D. Cả ba câu trên
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 4: D
No comments:
Post a Comment