Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 15/5/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP SÁU CHI 6.7: vii) Sáu tư thân
Này các Hiền giả, có sáu pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, khThầy có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là sáu?(atthi kho, āvuso, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena cha dhammā sammadakkhātā; tattha sabbeheva saṅgāyitabbaṃ ... pe ... atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ. katame cha?)
vii) Sáu tư thân: Sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư (cha sañcetanākāyā — rūpasañcetanā, saddasañcetanā, gandhasañcetanā, rasasañcetanā, phoṭṭhabbasañcetanā, dhammasañcetanā).
Bài kinh sau đây trích từ Tương Ưng Bộ giải về ý nghĩa của sáu tưởng đối với hành giả tu tập:
V. Mới Và Cũ
145. I. Nghiệp (S.iv,132)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết về các nghiệp mới và cũ, sự đoạn diệt các nghiệp, con đường đưa đến sự đoạn diệt các nghiệp. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng.
3) Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp cũ?
Mắt, này các Tỷ-kheo, cần phải quán là nghiệp cũ, được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ. Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý cần phải quán là nghiệp cũ, được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ.
Các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp cũ.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp mới? Này các Tỷ-kheo, hiện tại phàm làm việc gì với thân, với lời nói, hay với ý. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp mới.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đoạn diệt? Sự đoạn diệt thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp, nhờ vậy cảm thấy giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp đoạn diệt.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt? Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt.
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta đã giảng cho các Thầy nghiệp cũ, đã giảng nghiệp mới, đã giảng nghiệp đoạn diệt, đã giảng con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt.
8) Này các Tỷ-kheo, phàm những gì bậc Ðạo Sư cần phải làm vì hạnh phúc, vì lòng thương đệ tử, những việc ấy Ta đã làm cho các Thầy, vì lòng thương tưởng các Thầy.
9) Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống. Hãy Thiền tư, chớ có phóng dật, chớ có hối hận về sau. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Thầy.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Trong câu Phật ngôn: navapurāṇāni bhikkhave, kammāni desessāmi (Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết về các nghiệp mới và cũ) và đoạn tiếp theo “ Mắt, này các Tỷ-kheo, cần phải quán là nghiệp cũ, được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ. Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý cần phải quán là nghiệp cũ, được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ”. Nghiệp cũ và quả của nghiệp đồng dị thế nào? - TT Tuệ Siêu
TK Giac Dang: navapurāṇāni T.4.166, bhikkhave, kammāni desessāmi kammanirodhaṁ kammanirodhagāminiñca paṭipadaṁ. taṁ suṇātha, sādhukaṁ manasi karotha; bhāsissāmīti. katamañca, bhikkhave, purāṇakammaṁ? cakkhu, bhikkhave, purāṇakammaṁ abhisaṅkhataṁ abhisañcetayitaṁ vedaniyaṁ daṭṭhabbaṁ ... pe ... jivhā purāṇakammā abhisaṅkhatā abhisañcetayitā vedaniyā daṭṭhabbā ... pe ... mano purāṇakammo abhisaṅkhato abhisañcetayito vedaniyo daṭṭhabbo. idaṁ vuccati, bhikkhave, purāṇakammaṁ. katamañca, bhikkhave, navakammaṁ?
Thảo luận 3. Tại sao cùng hoàn cảnh, cùng trường hợp mà có người “khéo suy nghĩ” (tích cực) mà cũng có người vụng suy nghĩ (tiêu cực)? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. Tại sao tư – cetanà được Đức Phật dạy là nhân tố chính của nghiệp? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 5. Xin cho thí dụ cụ thể về Sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư? - TT Pháp Đăng
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment