Saturday, May 25, 2019

Bài học. Thứ Bảy ngày 25 tháng 5, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 25/5/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP SÁU CHI 6.15

Atthi kho, āvuso, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena cha dhammā sammadakkhātā;
Này các Hiền giả, có sáu pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. 
tattha sabbeheva saṅgāyitabbaṁ, na vivaditabbaṁ, yathayidaṁ brahmacariyaṁ addhaniyaṁ assa ciraṭṭhitikaṁ , tadassa bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṁ 
Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. 
Katame cha?
Thế nào là sáu?
cha satatavihārā. idhāvuso, bhikkhu cakkhunā rūpaṃ disvā neva sumano hoti na dummano, upekkhako VAR viharati sato sampajāno. sotena saddaṃ sutvā ... pe ... manasā dhammaṃ viññāya neva sumano hoti na dummano, upekkhako viharati sato sampajāno.
xx) Sáu hằng trú: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ kheo mắt thấy sắc, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, an trú xả, chánh niệm, giác tỉnh; tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức pháp, không có hoan hỷ, không có ưu phiền, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.

Đoạn kinh sau đây trích từ Tăng Chi Bộ, phẩm Sáu Pháp giảng về sáu pháp hằng trú (luôn an trú) nầy: 
(V) (195) Vappa
Một thời, Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu khu vườn Nigrodha. Rồi thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha đi đến Tôn giả Mahàmoggalàna; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Mahàmoggalàna rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahàmoggallàna nói với Thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha đang ngồi một bên:
—Ở đây, này Vappa, có thể có người với thân chế ngự, với lời chế ngự, với ý chế ngự, vô minh được viễn ly, minh được sanh khởi. Ông có thấy người ấy, do một nhân duyên nào, các lậu hoặc khiến họ cảm thọ đau khổ có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai?
—Thưa Tôn giả, con có thể thấy trường hợp ấy. Ở đây thưa Tôn giả, do ác nghiệp tạo ra về trước chưa đưa đến quả dị thục, do một nhân duyên ấy, các lậu hoặc khiến họ cảm thọ đau khổ có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai.
Và câu chuyện này giữa Tôn giả Mahàmoggallàna và Thích tử Vappa, đệ tử của Niganthà bị bỏ dở.
Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền Tịnh đứng dậy đi đến hội trường; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xuống, Thế Tôn nói với Tôn giả Mahàmoggallàna:
—Này Mahàmoggallàna, câu chuyện gì được nói đến, khi các Ông ngồi tụ họp ở đây? Và câu chuyện giữa các Ông chưa được nói xong?
—Ở đây, bạch Thế Tôn, con nói với Thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha: “Ở đây, này Vappa, có thể có người với thân chế ngự, với lời chế ngự, với ý chế ngự, vô minh được viễn ly, minh được sanh khởi. Ông có thấy người ấy, do một nhân duyên nào, các lậu hoặc khiến họ cảm thọ đau khổ có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai?” Bạch Thế Tôn, khi được nói như vậy, Thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha nói với con như sau: “Thưa Tôn giả, con có thể thấy trường hợp ấy. Ở đây thưa Tôn giả, do ác nghiệp tạo ra về trước chưa đưa đến quả dị thục, do nhân duyên ấy, các lậu hoặc khiến họ cảm thọ đau khổ có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai!”. Bạch Thế Tôn, ở đây là câu chuyện giữa Thích Tử Vappa, đệ tử của Nigantha và chúng con, câu chuyện bị bỏ dở khi Thế Tôn đến!
Rồi Thế Tôn nói với Thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha:
—Này Vappa, nếu Ông có thể chấp nhận điều Ông có thể chấp nhận, và có thể bác bỏ điều đáng được bác bỏ, và trong trường hợp Ông không có thể biết được ý nghĩa lời nói của Ta, nếu Ông hỏi ta thêm về vấn đề ấy: “Bạch Thế Tôn, lời nói này, ý nghĩa là gì?”, thời có thể có cuộc nói chuyện giữa chúng ta.
—Bạch Thế Tôn, con có thể chấp nhận điều con có thể chấp nhận, và có thể bác bỏ điều đáng được bác bỏ, và trong trường hợp con không có thể biết được ý nghĩa lời nói của Thế Tôn, con sẽ hỏi Thế Tôn thêm về vấn đề ấy: “Bạch Thế Tôn, lời nói này, ý nghĩa là gì?”, mong rằng ở đây có cuộc nói chuyện giữa chúng ta.
—Ý Ông nghĩ thế nào, này Vappa? Nếu do nhân duyên thân khởi động, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não khởi lên; với người chế ngự được thân khởi động, như vậy, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não ấy không có nơi người ấy nữa. Người ấy không làm nghiệp mới, còn hành động trước của người ấy, do cảm xúc thường xuyên được chấm dứt; con đường đưa đến sự héo mòn các phiền não là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Này Vappa, Ông có thấy trường hợp ấy, do nhân duyên này, các lậu hoặc khiến cảm thọ khổ đau có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai không?
—Thưa không, bạch Thế Tôn!
—Ý Ông nghĩ thế nào, này Vappa? Nếu do nhân duyên lời khởi động, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não khởi lên; với người chế ngự được lời khởi động, như vậy, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não ấy không có nơi người ấy nữa. Người ấy không làm nghiệp mới, còn hành động trước của người ấy, do cảm xúc thường xuyên được chấm dứt; con đường đưa đến sự héo mòn các phiền não là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Này Vappa, Ông có thấy trường hợp ấy, do nhân duyên này, ... trong tương lai không?
-—Thưa không, bạch Thế Tôn
—Ý Ông nghĩ thế nào, này Vappa? Nếu do nhân duyên ý khởi động, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não khởi lên; với người chế ngự được ý khởi động, như vậy, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não ấy không có với người ấy nữa. Người ấy không làm nghiệp mới, còn hành động trước của người ấy, do cảm xúc thường xuyên được chấm dứt; con đường đưa đến sự héo mòn các phiền não là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Này Vappa, Ông có thấy trường hợp ấy, do nhân duyên này, các lậu hoặc khiến cảm thọ khổ đau có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai không?
—Thưa không, bạch Thế Tôn!
—Ý Ông nghĩ thế nào, này Vappa? Ðối với các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não ấy do duyên vô minh khởi lên, vô minh được ly tham, minh được khởi lên, như vậy, các lậu hoặc tàn hại, nhiệt não ấy không có với người ấy nữa. Người ấy không làm nghiệp mới, còn hành động trước của người ấy, do cảm xúc thường xuyên được chấm dứt; con đường đưa đến sự héo mòn các phiền não là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Này Vappa, Ông có thấy do lý do nào, các lậu hoặc khiến cảm thọ khổ đau có thể khởi lên cho người ấy trong tương lai không?
—Thưa không, bạch Thế Tôn!
—Như vậy, này Vappa, với vị Tỷ-kheo có tâm được chơn chánh giải thoát, sáu an trú thường hằng được chứng đắc. Vị ấy, khi mắt thấy sắc, không có ý đẹp, không có phật ý, trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Khi tai nghe tiếng, khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc ... khi ý thức tri pháp, không có ý đẹp, không có phật ý, trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân, vị ấy quán tri: “Ta cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân”. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng, vị ấy quán tri: “Ta cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng”. Vị ấy quán tri: “Sau khi thân hoại mạng chung, ở đây tất cả các cảm thọ không còn hỷ lạc, sẽ trở thành vắng lạnh”.
Ví như, này Vappa, duyên một thân cây, bóng cây hiện ra. Rồi có người đến cầm các cuốc và cái giỏ, chặt thân cây ấy ở nơi rễ. Sau khi chặt ở nơi rễ, người ấy đào cái mương. Sau khi đào cái mương, người ấy nhổ lên các rễ lớn cho đến các rễ con và rễ phụ. Rồi người ấy chặt cây ấy thành từng khúc, sau khi chặt tùng khúc, người ấy bửa. Sau khi bửa, người ấy chẻ thành từng miếng nhỏ. Sau khi chẻ thành từng miếng nhỏ, người ấy phơi giữa gió và nắng, người ấy lấy lửa đốt. Sau khi lấy lửa đốt, người ấy vun thành đống tro. Sau khi người ấy vun thành đống tro, người ấy sàng tro giữa gió lớn, hay để tro ấy vào dòng nước mạnh cho nước cuốn đi. Như vậy, này Vappa, do duyên thân cây nên có bóng cây. Bóng cây ấy, rễ bị chấm dứt, làm thành như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh trong tương lai, không thể sống lại được. Cũng vậy, này Vappa, vị Tỷ-kheo có tâm được chơn chánh giải thoát, sáu an trú thường hằng được chứng đắc. Vị ấy, khi mắt thấy sắc, không có ý đẹp, không có phật ý, trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Khi tai nghe tiếng.., khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc ... khi ý thức tri pháp, không có ý đẹp, không có phật ý, trú xả, chánh niệm tỉnh giác. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân, vị ấy biết: “Ta cảm giác một cảm thọ tận cùng của thân”. Vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng, vị ấy biết: “Ta cảm giác một cảm thọ tận cùng của sinh mạng”. Vị ấy biết: “Sau khi thân hoại mạng chung, ở đây tất cả các cảm thọ không còn hỷ lạc, sẽ trở thành vắng lạnh”.
Khi được nói như vậy, Thích tử Vappa, đệ tử của Nigantha bạch Thế Tôn:
—Ví như, bạch Thế Tôn, một người mong ước được tài sản, lo nuôi dưỡng tài sản của mình, nhưng không được tăng trưởng gì, trái lại chỉ được mệt nhọc và dự phần vào phiền muộn. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con cầu mong được lợi ích khi con hầu hạ kẻ ngu Nigantha này. Con đã không được lợi ích gì, trái lại con chỉ được mệt nhọc và dự phần vào phiền muộn. Bắt đầu từ hôm này, bạch Thế Tôn, với lòng tin gì con đã có với kẻ ngu Nigantha, con sẽ sàng lòng tin ấy giữa gió lớn, hay để lòng tin ấy vào dòng nước lạnh cho nước cuốn đi.
—Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn, ... Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

TT Giác Đẳng đúc kết phần trắc nghiệm



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Theo Phật học khi giác quan tiếp xúc với cảnh thì điều nào sau đây khiến chúng sanh giao động nhiều nhất?
 A. cảnh đẹp, cảnh tốt /
 B. Ý niệm: đây là ta, là của ta, là tự ngã của ta / 
C. Áp lực từ xã hội /

 D. Nghiệp quá khứ

TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1: D


 Trắc nghiệm 2. Theo Phật pháp khi giác quan tiếp xúc với cảnh thì điều nào sau đây khiến chúng sanh hạnh phúc nhất? 
A. cảnh đẹp, cảnh tốt /
 B. Cảm nhận được thế giới bên ngoài/ 
C. Tâm không giao động, không sầu muộn /
 D. Niềm hãnh diện

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2: C

Trắc nghiệm 3. Người Phật tử tin điều nào sau đây là đúng ? 
A/ Muốn cuộc sống an lạc phải làm cho tâm bớt phiền não / 
B. Muốn tâm bớt phiền não thì tâm cần tu tập/
C. Muốn tâm được tu tập thì cần phãi nhận rõ că, cảnh ,thức, là những hiện tượng có tự tánh riêng khong nên theo thói quen chấp thủ đó là ta , của ta , là tự ngã của ta / 
D. cả ba câu trên đều đúng


TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 3 :D

Trắc nghiệm 4: Để có thể an nhiên trước những chi phối của ngoại cảnh, Phật Pháp dạy chúng ta nên làm điều nào sau đây ?
 A. nên thường nhìn vào thân tâm của mình hơn là hướng ngoại /
B.Xem sự phòng hộ tâm ý như ưu tiên hang đầu của cuộc sống/ 
C. Phản ứng với như ý tác ý (yoniso manasikara), Ghi nhận bằng chánh niệm, chế ngự bằng chánh định/
 D. cả ba câu trên đều đúng.


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 4: D

Trắc nghiệm 5. Đọc tam tạng kinh điển chúng ta có thể nhận rõ điều nào sau đây thời Đức Phật tại thế ? 
A. Đức Phật khuyến khích hàng xuất gia dựng chùa chiền to lớn .
 B/Dức Phật khuyến khích chư tăng làm sao để thu thập nhiều đàn tín ?
 C Đức Phật khuyến khích chư tang “ Đây là cội cây , kia là nhà trống, . các con nên tu tập chớ để hối hận về sau .
 D/ Đức Phật khuyến khích chư đệ tử làm thế nào để thắng thế ngoại giao.


TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 5: C

No comments:

Post a Comment