Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 28/5/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BẢY CHI 7.1
Atthi kho, āvuso, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena satta dhammā sammadakkhātā;
Này các Hiền giả, có bảy pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác.
tattha sabbeheva saṅgāyitabbaṁ, na vivaditabbaṁ, yathayidaṁ brahmacariyaṁ addhaniyaṁ assa ciraṭṭhitikaṁ , tadassa bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṁ
Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Katame satta?
Thế nào là bảy?
satta ariyadhanāni
I) Bảy tài sản:
saddhādhanaṃ, sīladhanaṃ, hiridhanaṃ, ottappadhanaṃ, sutadhanaṃ, cāgadhanaṃ, paññādhanaṃ.
Tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài, tuệ tài.
Đoạn kinh sau đây trích từ Tăng Chi Bộ, giảng về bảy tài sản của bậc thánh:
(VI) (6) Các Tài Sản Rộng Thuyết
1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy tài sản này. Thế nào là bảy?
2. Tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài, tuệ tài. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín tài?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán... Phật, Thế Tôn". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tín tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới tài?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh... từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tàm tài?
5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có xấu hổ, xấu hổ đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, xấu hổ vì đã thành tựu các pháp ác, bất thiện. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tàm tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là quý tài?
6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có lòng sợ hãi, sợ hãi đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ sợ hãi vì thành tựu các pháp ác, bất thiện. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là quý tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là văn tài?
7. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử nghe nhiều, gìn giữ những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe, những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa văn đầy đủ, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh; những pháp ấy, vị ấy nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ tụng đọc nhiều lần, chuyên ý quán sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là văn tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thí tài?
8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử với tâm từ bỏ cấu uế của xan tham, sống tại gia phóng xả, với bàn tay rộng mở, ưa thích xả bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thích san sẻ vật bố thí. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thí tài.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ tài?
9. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có trí tuệ, có trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập (quyết trạch) đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ tài.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là bảy tài sản.
Tín tài và giới tài,
Tàm tài và quý tài,
Văn tài và thí tài,
Và tuệ, tài thứ bảy;
Ai có những tài này,
Nữ nhân hay nam nhân,
Ðược gọi không nghèo khổ,
Mạng sống không trống rỗng,
Do vậy tín và giới,
Tịnh tín và thấy pháp,
Bậc trí chuyên chú tâm,
Ức niệm lời Phật dạy.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây là sự khác biệt giữa tài sản vật chất ?
A/ Tài san tinh thần khó bị ai lấy mất ./
B/ Tài sản vật chất có thể có ngay lập tức nhưng tài sản tinh thần phãi thật sự lớn mạnh trong tâm mới có thể gọi là “ của mình”/
C. Tài sản vật chất không thể mang theo từ kiếp này sang kiếp khác.?
D. cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1: D
Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây được xem là hợp lý đối với người Phật tử?
a. Tiền bạc vật chất hoàn toàn không có giá trị . /
B. Người tu thật sự dù tại gia hay xuất gia thì càng nghèo càng tốt ./
C. Cái nghèo vật chất không đáng sợ bằng nghèo về tinh thần. /
D Thiện nghiệp đúng nghĩa là mang lại sự giàu có về tinh thần chứ không phãi vật chất.
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 2 :C
Trắc nghiệm 3. Tại sao chúng sanh thường trú trong sự nghiệp vật chất hơn sự nghiệp tinh thần?
A. Vì ít nhận ra những giá trị thật sự của thiện pháp vốn trừu tượng
B. Vì thói quen nhiều đời nặng về vật chất (năm dục trưởng dưỡng)
C. Vì không sống gần các bậc thiện trí và không nghe được pháp cao qúy
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 3 :D
No comments:
Post a Comment