Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng và TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 13/5/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP SÁU CHI 6.6: vi) Sáu tưởng thân
Này các Hiền giả, có sáu pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là sáu?(atthi kho, āvuso, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena cha dhammā sammadakkhātā; tattha sabbeheva saṅgāyitabbaṃ ... pe ... atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ. katame cha?)
vi) Sáu tưởng thân: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng (cha saññākāyā — rūpasaññā, saddasaññā, gandhasaññā, rasasaññā, phoṭṭhabbasaññā, dhammasaññā).
Bài kinh sau đây trích từ Tương Ưng Bộ giải về ý nghĩa của sáu tưởng đối với hành giả tu tập:
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng? Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng thân này: sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tưởng. Do xúc tập khởi nên tưởng tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên tưởng đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến tưởng đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ..
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri các tưởng là như vậy, thắng tri các tưởng tập khởi là như vậy, thắng tri các tưởng đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt là như vậy, họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt các tưởng. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Phải chăng chánh niệm và tỉnh giác giúp chúng ta giãm thiểu cái nhìn qua ảo giác của quá khứ ? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Tại sao phần đông chúng sanh thấy quá khứ và tương lai đẹp hơn hiện tại ? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. Khi chúng ta thấy TẤT CẢ các pháp hữu vi đồng thể tính là vô thường , khổ não , vô ngã thì có tác dụng gì đối với nhãn thức ? - TT Pháp Tân
Thảo luận 5. Phải chăng đối với hành giả tu tập thì nhãn thức của “tưởng” nếu khéo vận dụng thì rất tốt cho sự tu tập ? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 6. _”Sống trong hiện tại “có nhất thiết là phải chối bỏ quá khứ ? - TT Pháp Tân
Thảo luận 7. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment