Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 675/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP NĂM CHI 5.25
Xxvi) Năm giải thoát thành thục tưởng: Vô thường tưởng, khổ tưởng trong vô thường, vô ngã tưởng trong khổ, đoạn trừ tưởng, vô tham tưởng (pañca T.3.255 vimuttiparipācanīyā saññā — aniccasaññā, anicce dukkhasaññā, dukkhe anattasaññā, pahānasaññā, virāgasaññā).
Đoạn kinh sau đây trích từ Tăng Chi Bộ:
(VI) (46) Tưởng (2)
11. Tưởng vô thường, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?
12. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với tưởng vô thường, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng với các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời... (như số 4 ở trên, chỉ khác đây là tưởng vô thường với những thay đổi cần thiết)...
13. Tưởng khổ trên vô thường, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
14. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng khổ trên vô thường, thời các tưởng sợ hãi sắc bén được an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không chú tâm, không quán sát; ví như một kẻ giết người giơ đao lên. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng khổ trên vô thường, nhưng các tưởng sợ hãi sắc bén không được an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không chú tâm, không quán sát; thời không giống như một kẻ giết người giơ đao lên. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: "Tưởng khổ trên vô thường không được ta tu tập; ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả của sự tu tập." Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng khổ trên vô thường, thời các tưởng sợ hãi sắc bén an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không chú tâm, không quán sát, ví như một kẻ giết người giơ đao lên. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải hiểu rằng: "Tưởng khổ trên vô thường được ta tu tập; ở nơi ta có sự sai khác trước và sau. Ta đạt được quả của sự tu tập." Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Tưởng khổ trên vô thường, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.
15. Tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
16. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, ý của vị ấy thoát khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở, ngã mạn, đối với cái thân có thức nầy và đối với tất cả tướng ở ngoài, khéo giải thoát, được an tịnh, vượt qua các thiên kiến. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với tâm chất chứa tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, ý của vị ấy không thoát khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở, ngã mạn, đối với cái thân có thức nầy và đối với tất cả tướng ở ngoài, không khéo giải thoát, không được an tịnh, không vượt qua các thiên kiến. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: "Tưởng vô ngã trên khổ không được ta tu tập; ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả của sự tu tập." Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Nhưng này Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, ý của vị ấy thoát khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở, ngã mạn đối với cái thân có thức và đối với tất cả tướng ở ngoài, khéo giải thoát, được an tịnh, vượt qua các thiên kiến. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: "Tưởng vô ngã trên khổ được ta tu tập; ở nơi ta có sự sai khác trước và sau. Ta đạt được quả của sự tu tập." Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.
Thế nào là tưởng ly tham?Tỷ-kheo, không có chấp nhận dục tầm đã sanh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng; không có chấp nhận sân tầm đã sanh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng; không có chấp nhận hại tầm... đã sanh...; không có chấp nhận các ác bất thiện pháp tiếp tục khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng. Đây được gọi tưởng đoạn tận.
Và thế nào là tưởng ly tham?Ở đây, phàm ở đời có những chấp thủ phương tiện, tâm quyết định, thiên kiến, tùy miên nào, Tỷ-kheo từ bỏ chúng, không ưa thích, không chấp thủ. Đây gọi là tưởng ly tham đối với tất cả thế giới.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Nhìn sự hoại diệt thì đa số thấy là vô thường , nhưng đối với sự sanh khởi thì quán vô thường thế nào ? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 2. Những phiền lụy được chấm dứt thì có nên nói “ Những gì vô thường là khổ “ ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Chúng ta có thể không có chủ quyền với tất cả, nhưng phải chăng cũng có thể “làm chủ một phần nào đó “? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Tưởng đoạn diệt khác biệt gì với đoạn trừ tà tư duy ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 5. Tại sao pháp tưởng ly tham mang mệnh đề “ đối với tất cả thế giới “ - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 6. Sự quán tưởng tu tập đến mức độ nào được xem là thuần thục ? -TT Tuệ Quyền
Thảo luận 1. Nhìn sự hoại diệt thì đa số thấy là vô thường , nhưng đối với sự sanh khởi thì quán vô thường thế nào ? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 2. Những phiền lụy được chấm dứt thì có nên nói “ Những gì vô thường là khổ “ ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Chúng ta có thể không có chủ quyền với tất cả, nhưng phải chăng cũng có thể “làm chủ một phần nào đó “? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Tưởng đoạn diệt khác biệt gì với đoạn trừ tà tư duy ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 5. Tại sao pháp tưởng ly tham mang mệnh đề “ đối với tất cả thế giới “ - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 6. Sự quán tưởng tu tập đến mức độ nào được xem là thuần thục ? -TT Tuệ Quyền
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment