Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 1/5/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP NĂM CHI 5.19
Xxi) Năm căn: Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn (pañcindriyāni — cakkhundriyaṁ, sotindriyaṁ, ghānindriyaṁ, jivhindriyaṁ, kāyindriyaṁ).
Thuật ngữ indriya thường dịch là căn hay quyền là đề tài lớn trong Phật học. Nghĩa đen của indriya là quyền năng dẫn đạo (trong vân hoá Ấn Indra là thiên chủ , và chữ India - Ấn Độ - cũng từ chữ nầy mà ra nên người Trung Hoa gọi Ấn Độ là Thiên Trúc). Trong Phật học chữ Indriya chỉ cho pháp có năng lực dẫn đạo các pháp khác như là ảnh hưởng dẫn đạo trong sự vận hành.
Bài học nầy và hai bài học tiếp theo đề nói về quyền (Indriya) với ba phạm trù khác nhau. Trong kinh cũng nói tới nhiều con sốn như 6, 9,22 quyền... bao gồm nhiều khía cạnh về bản chất của vạn hữu.
Đoạn sau đây trích từ Trung Bộ, bài 43. Kinh Ðại kinh Phương quảng (Mahàvedalla sutta) nêu lên một số khía cạnh quan trọng của đề tài nầy qua cuộc đối thoại của hai bậc thượng trí thinh văn Maha Kotthita và Sariputta:
(Năm căn)
-- Này Hiền giả, năm căn này, có cảnh giới khác nhau, có hành giới khác nhau, không có lẫn lộn cảnh giới, hành giới với nhau. Tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, giữa năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có thọ lãnh cảnh giới, hành giới lẫn nhau, cái gì làm sở y cho chúng, cái gì lãnh thọ cảnh giới, hành giới của chúng?
-- Nầy Hiền giả, năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có lãnh thọ cảnh giới, hành giới lẫn nhau, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, giữa năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có lẫn lộn cảnh giới, hành giới với nhau, ý làm sở y cho chúng, và ý lãnh thọ cảnh giới và hành giới của chúng.
-- Này Hiền giả, năm căn này là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, năm căn này, do duyên gì mà chúng an trú?
-- Này Hiền giả, năm căn này là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, năm căn này, do duyên tuổi thọ (Ayu) mà chúng an trú.
-- Này Hiền giả, tuổi thọ do duyên gì mà an trú?
-- Tuổi thọ do duyên hơi nóng mà an trú.
-- Này Hiền giả, hơi nóng do duyên gì mà an trú?
-- Hơi nóng do duyên tuổi thọ mà an trú.
-- Này Hiền giả, nay chúng tôi được biết từ lời nói của Tôn giả Sariputta là tuổi thọ do duyên hơi nóng mà an trú. Nay chúng tôi lại được biết từ lời nói của Tôn giả Sariputta là hơi nóng do duyên tuổi thọ mà an trú. Này Hiền giả, như thế nào, cần phải hiểu ý nghĩa lời nói này?
-- Này Hiền giả, tôi sẽ cho một ví dụ. Nhờ ví dụ, ở đây, một số người có trí sẽ hiểu ý nghĩa lời nói. Này Hiền giả, ví như khi một cây đèn dầu được thắp sáng, duyên tim đèn, ánh sáng được hiện ra, do duyên ánh sáng, tim đèn được thấy. Cũng vậy này Hiền giả, tuổi thọ do duyên hơi nóng mà an trú, và hơi nóng do duyên tuổi thọ mà an trú.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Nếu indriya ở đây dịch là “căn” thì có thể hiểu lầm với “nhãn căn, nhĩ căn.. trong căn, cảnh, thức chăng? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Tánh cách biệt lập của năm căn thay vì “một linh hồn xuất hiện qua nhiều cửa sổ” mang ý nghĩa gì đặc biệt trong Phật học? (Nầy Hiền giả, năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có lãnh thọ cảnh giới, hành giới lẫn nhau, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Này Hiền giả, giữa năm căn này, có cảnh giới sai khác, có hành giới sai khác, không có lẫn lộn cảnh giới, hành giới với nhau, ý làm sở y cho chúng, và ý lãnh thọ cảnh giới và hành giới của chúng) - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Tại sao ngũ trần hay ngũ dục thường được kể riêng thay vì đủ cả sáu cảnh? - TT Tuệ Siêu
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây được xem là đúng theo Phật học?
A. Ham ăn không thuộc về khẩu nghiệp /
B. Cảm nhận hạt bụi trong mắt không là nhãn thức /
Nghe buồn tủi trong lòng không là thính giác /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 1 :.D
Trắc nghiệm 2. Chữ indriya dịch là quyền trong bài kinh hôm nay mang ý nghĩa là sau đây?
A. chức năng riêng biệt /
B. Quyền hạn trong phạm vi riêng /
C. Khả năng hướng dẫn các pháp liên hệ /
D. Cả ba câu trên
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2: D
Trắc nghiệm 3. Năm giác quan: thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác theo Phật học mang tính cách nào sau đây?
A. Biết cảnh ngoại giới tạo nên thói quen hướng ngoại/
B. Biết năm cảnh tăng thịnh lòng dục /
C. Đa sự. Khiến chúng sanh khó trụ tâm /
D. Cả ba điều trên
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 3:D
Trắc nghiệm 4. Đối với hành giả tu tập thì điều nào sau đây nên lưu tâm khi nói về năm giác quan?
A. Xúc sở sanh thọ. Căn, cảnh, thức gặp nhau tạo nên cảm thọ và từ đó phiền não tăng trưởng /
B. Sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc lạc có thể là “chất gây nghiện” /
C. Tâm chạy theo trần cảnh thì rất khó điều phục /
D. Cả ba điều trên
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4: D
Trắc nghiệm 3. Năm giác quan: thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác theo Phật học mang tính cách nào sau đây?
A. Biết cảnh ngoại giới tạo nên thói quen hướng ngoại/
B. Biết năm cảnh tăng thịnh lòng dục /
C. Đa sự. Khiến chúng sanh khó trụ tâm /
D. Cả ba điều trên
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 3:D
Trắc nghiệm 4. Đối với hành giả tu tập thì điều nào sau đây nên lưu tâm khi nói về năm giác quan?
A. Xúc sở sanh thọ. Căn, cảnh, thức gặp nhau tạo nên cảm thọ và từ đó phiền não tăng trưởng /
B. Sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc lạc có thể là “chất gây nghiện” /
C. Tâm chạy theo trần cảnh thì rất khó điều phục /
D. Cả ba điều trên
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4: D
No comments:
Post a Comment