Thursday, May 9, 2019

Bài học. Thứ Sáu ngày 10 tháng 5, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng SưĐĐ Pháp Tín và TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 10/5/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP SÁU CHI 6.3: iii) Sáu thức thân

Này các Hiền giả, có sáu pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là sáu?(atthi kho, āvuso, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena cha dhammā sammadakkhātā; tattha sabbeheva saṅgāyitabbaṃ ... pe ... atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ. katame cha?)
iii) Sáu thức thân: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. (cha viññāṇakāyā — cakkhuviññāṇaṃ, sotaviññāṇaṃ, ghānaviññāṇaṃ, jivhāviññāṇaṃ, kāyaviññāṇaṃ, manoviññāṇaṃ).

Giải thích theo A Tỳ Đàm sau đây trích từ Siêu Lý Học của Pháp sư Giác Chánh:
 TÂM (CITTA)
I. Ðịnh nghĩa: Citta hay Tâm là sự biết cảnh, nhận thức được đối tượng (biết cảnh gọi là Tâm, bị tâm biết gọi là cảnh).
Tâm, bản thể chỉ có một là sự biết nhưng phân ra nhiều loại là vì căn cứ vào căn và cảnh mà đặt tên riêng cho Tâm. Thí dụ: Như lửa, bản chất chỉ có 1 là "vật nóng" nhưng vì tùy theo nhiên liệu mà kêu nên lửa có nhiều thứ như lửa rơm, lửa củi, lửa dầu, lửa xăng v.v...


TÂM NHÃN THỨC (Cakkhuviññāṇaṃ)

Nhãn thức là cái biết của mắt chỉ nhận thức cảnh sắc.
Nhãn thức có hai thứ:
1- Nhãn thức quả bất thiện (mắt thấy như cảnh xấu, điêu tàn, nhơ nhớp v.v...) .
2- Nhãn thức quả thiện (mắt thấy cảnh vật tươi tốt, theo Vi Diệu Pháp thì mọi tâm thức không phải sẳn có mà do nhân duyên kết hợp đầy đủ thì tâm thức mới sanh khởi).
- Có 4 nguyên nhân sanh nhãn thức:
1- Nhãn vật; 
2- Cảnh Sắc
3- Ánh sáng; 
4- Sự chú ý.

TÂM NHĨ THỨC (Sotaviññāṇaṃ)
Nhĩ thức là sự biết nương nơi nhĩ vật, nhận thức cảnh thinh.
Nhĩ thức có hai thứ:
1- Nhĩ thức quả bất thiện (tai nghe tiếng xấu như những âm thanh rùng rợn hoặc những lời nguyền rủa v.v...).
2- Nhĩ thức quả thiện vô nhân (tai nghe tiếng tốt, như những âm thanh êm dịu hoặc những lời tán thán v.v...).
- Có 4 nguyên nhân sanh nhĩ thức:

1- Nhĩ vật.
2- Cảnh thinh.
3- Có khoảng trống.
4- Có sự chú ý.

TÂM TỶ THỨC (Ghānaviññāṇaṃ)
Tâm Tỷ thức là sự biết nương từ tỷ vật, nhận thức cảnh khí.
Tỷ thức có hai thứ:
1- Tỷ thức quả bất thiện (mũi ngửi mùi tanh hôi khó chịu).
2- Tỷ thức quả thiện vô nhân (mũi ngửi mùi thơm).
- Có 4 nguyên nhân sanh Tỷ thức:
1- Tỷ vật.
2- Cảnh khí.
3- Gió.
4- Sự chú ý.

TÂM THIỆT THỨC (Jivhāviññāṇaṃ)
Tâm Thiệt thức là sự biết nương từ thiệt vật, nhận thức cảnh vị.
Thiệt thức có hai thứ:
1- Thiệt thức quả bất thiện (lưỡi nếm vị cay đắng v.v...).
2- Thiệt thức quả thiện vô nhân (lưỡi nếm vị ngon ngọt).
- Có 4 nguyên nhân sanh thiệt thức:
1- Thần kinh thiệt.
2- Cảnh vị.
3- Nước. 
4- Sự chú ý.

TÂM THÂN THỨC (Kāyaviññāṇaṃ)
Tâm Thân thức tức là sự biết nương nơi thân vật, nhận thức cảnh xúc.
Tâm thân thức có hai thứ:
1- Thân thức quả bất thiện vô nhân thọ khổ (thân đau đớn).
2- Thân thức quả thiện vô nhân thọ lạc (thân sung sướng).
- Có 4 nguyên nhân sanh thân thức:
1- Thần kinh thân.
2- Cảnh xúc.
3- Cứng, mềm, nóng, lạnh, di động, căn phồng ra. 
4- Sự chú ý.


 TÂM Ý THỨC (Manoviññāṇaṃ)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Ý thức là sự biết của ý, nhận thức được mọi đối tượng. Ðối với chúng sanh ở cõi Dục giới và Sắc giới thì ý thức phải nương ý vật: (Sắc nghiệp nương trong trái tim) nhưng ở cõi Vô Sắc Giới thì ý thức tự khởi lên không cần nương ý vật.
Ý thức có đến 111 thứ tâm: 8 tâm tham, 2 Tâm Sân, 2 Tâm si, 2 Tâm tiếp thâu, 3 Tâm quan sát, 1 Tâm khai ngũ môn, 1 Tâm khai ý môn, 1 Tâm vi tiếu, 8 Thiện dục giới, 8 Quả dục giới hữu nhân, 8 Duy tác dục giới, 5 Thiện sắc giới, 5 Quả sắc giới, 5 Duy tác sắc giới, 4 Thiện vô sắc giới, 4 Quả vô sắc giới, 4 Duy tác vô sắc giới, 5 tâm sơ đạo, 5 Tâm nhị đạo, 5 Tâm Tam đạo, 5 Tâm Tứ đạo, 5 Tâm Sơ quả, 5 Tâm Nhị quả, 5 Tâm Tam quả, 5 Tâm Tứ quả.

- Có 14 nguyên nhân sanh ý thức:

1- Nhớ lại 6 cảnh đã từng gặp.
2- 6 cảnh hiện tại giống cảnh quá khứ.
3- Do sự gặp, đọc, nghe, thấy v.v...
4- 6 cảnh hiện tại trùng hợp với cảnh học, đọc, nghe, thấy. 
5- Tin theo lời nói của kẻ khác.
6- Có những sự vật ưa thích.
7- Hồi tưởng nhân quả của lời nói và việc làm.
8- Suy tư về giáo lý cao siêu.
9- Do mãnh lực của nghiệp.
10- Do năng lực thần thông của người khác chuyển tâm.
11- Do bộ phận trong thân thể thay đổi (Viparīta).
12- Do sự sai khiến của các thiên nhân.
13- Do tri kiến chính chắn về lý Tứ Ðế qua trí văn, trí tư hay trí tu.
14- Do Thánh trí tác động.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Thay vì nói là sáu thức (viññāṇa) thì ở đây dùng chữ  viññāṇakāyā  mà bản dịch là “thức thân”. Chữ kàya ở đây nên được hiểu thế nào? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Theo Phật học thì tâm chúng sanh là dòng sanh diệt của những sát na nối tiếp nhau ở tốc độ rất nhanh thế thì khi quán chiếu tâm thức thức thì khả năng nhận diện của chúng ta là biết cái gì? Phải chăng là nhìn vào chập tư tưởng hay luồng tư tưởng? - TT Tuệ Quyền


Thảo luận 3. Nếu tâm là vô thường, vô ngã thì bảo rằng cần tự chế, tự điều tâm có mâu thuẫn chăng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Ý thức trong sáu thức khác biệt thế nào với cách gọi thường thức “giác quan thứ sáu”? 



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment