Wednesday, May 8, 2019

Bài học. Thứ Năm ngày 9 tháng 5, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 9/5/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP SÁU CHI 6.2: Sáu ngoại xứ

Này các Hiền giả, có sáu pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là sáu?(atthi kho, āvuso, tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena cha dhammā sammadakkhātā; tattha sabbeheva saṅgāyitabbaṃ ... pe ... atthāya hitāya sukhāya devamanussānaṃ. katame cha?)
ii) Sáu ngoại xứ: Sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ (cha bāhirāni āyatanāni — rūpāyatanaṃ, saddāyatanaṃ, gandhāyatanaṃ, rasāyatanaṃ, phoṭṭhabbāyatanaṃ, dhammāyatanaṃ).

Đoạn kinh sau đây trích từ Tương Ưng Bộ với Phật ngôn về quán chiếu vô thường, khổ, vô ngã đối với sáu ngoại xứ:
20.VIII. Ưa Thích (2) (S.iv,13)
1) ...
2)-- Ai ưa thích các sắc, này các Tỷ-kheo, người ấy ưa thích khổ. Ai ưa thích khổ, Ta nói người ấy không thoát khỏi khổ.
Ai ưa thích các tiếng... các hương... các vị... các xúc... Ai ưa thích các pháp, người ấy ưa thích khổ. Ai ưa thích khổ, Ta nói người ấy không thoát khỏi khổ.
3) Ai không ưa thích các sắc, này các Tỷ-kheo, người ấy không ưa thích khổ. Ai không ưa thích khổ, Ta nói người ấy thoát khỏi khổ.
Ai không ưa thích các tiếng... các hương... các vị... các xúc... Ai không ưa thích các pháp, người ấy không ưa thích khổ. Ai không ưa thích khổ, Ta nói người ấy thoát khỏi khổ.

14.II. Chánh Giác (2) (S.iv,8)
1) ...
2) -- Thuở trước, này các Tỷ-kheo, khi Ta chưa giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: "Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là xuất ly của các sắc?... của các tiếng... của các hương... của các vị... của các xúc? Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là xuất ly của các pháp?"
3) Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Do duyên các sắc, khởi lên lạc hỷ gì, đấy là vị ngọt của các sắc. Các sắc vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, đấy là nguy hiểm của các sắc. Nhiếp phục dục tham, đoạn trừ dục tham đối với các sắc, đấy là xuất ly của các sắc.
4-7) ... các tiếng... các hương... các vị... các xúc...
8) Do duyên các pháp, khởi lên lạc hỷ gì, đấy là vị ngọt của các pháp. Các pháp vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, đấy là nguy hiểm của các pháp. Nhiếp phục dục tham, đoạn tận dục tham đối với các pháp, đấy là xuất ly của các pháp".
9-10) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, đối với sáu ngoại xứ này, Ta không như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm, xuất ly là xuất ly, thời cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, đối với các thế giới gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới và đối với quần chúng gồm có Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta không xác chứng Ta đã chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác... Ta xác chứng Ta đã chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
11) Và tri kiến này khởi lên nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðời này là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa".



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Xin định nghĩa thế nào là cảnh pháp theo Phật học? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Những cảnh khả ái khả ý có phải luôn luôn là phước do nghiệp lành của quá khứ? Nếu phải thì một người đang cảm thấy khoan khoái khi hút cần sa ma tuý thì có thể nói là đang hưởng phước chăng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Khổ thọ của thân do tu tập thí dụ đau nhức khi ngồi thiền có gọi lả quả của ác nghiệp từ quá khứ?  - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 4. Một người mặc bộ quần áo rất chướng mắt đối với nhiều người nhưng trong quan niệm cá nhân người đó thì rất là đẹp vậy thì giá trị thật của bộ quần áo đó nằm ở đâu? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 6.  Đối với sáu ngoại xứ,Ta không như thật liễu tri vị ngọt là vị ngọt, nguy hiểm là nguy hiểm. Như thế nào gọi là liễu tri vị ngọt? TT Pháp Đăng


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment