Friday, December 6, 2019

Bài học. Chủ Nhật ngày 1 tháng 12, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
GiảngSư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 1/12/2019 
14. Tiểu kinh Khổ uẩn (Cùladukkhakkhanda sutta) 


261. Tại sao gọi là  Tiểu kinh Khổ uẩn (Cùladukkhakkhanda sutta) ?

Đây cũng là bài kinh mà Đức Thế Tôn dạy về khổ và cũng có phần so sánh với ngoại giáo về ý nghĩa nầy. So với bài kinh trước thì bài nầy ngắn hơn nên có tên là Tiểu kinh Khổ uẩn (Cùladukkhakkhanda sutta) 

262. Đại ý Tiểu kinh Khổ uẩn(Cùladukkhakkhanda sutta) là gì?

Thuở ấy Đức Thế Tôn trú ở Kapilavatthu. Hoàng thân Mahànàma đến đãnh lễ diện kiến và bạch rằng mặc dù được  nghe và hiểu tham, sân, si là uế nhiễm nhưng nội tâm vẫn còn tham, sân, si.
Đức Phật dạy sở dĩ Mahànàma tuy hiểu tham, sân, si là uế trược nhưng tâm vẫn còn ba thứ phiền não ấy vì vẫn còn hưởng thụ dục lạc của đời sống gia đình.
Rồi Ngài tiếp tục giảng về ý nghĩa tại sao gọi: các dục vui ít, khổ nhiều, nguy hiểm nhiều hơn.
Đức Thế Tôn cũng đề cập đến một quan điểm cực đoan ngược lại là tự làm khổ bản thân với ý nghĩ diệt dục, và thoát khổ. Đức Phật kể lại cuộc đối thoại giữa Ngài và các tu sĩ Nigantha (Ni Kiền Tử) mà ngày nay gọi là Đạo Jain.
Con đường diệt khổ trong Phật Pháp là con đường trung đạo.

263. Mahànàma là nhân vật thế nào?

Màhànàma là hoàng thân dòng Thích Ca. Anh em chú bác với Đức Phật. Vị nầy là anh ruột của Tôn giả Anuruddha (A Nậu Đà La). Theo Sớ giải Samantapāsādikā thì Mahànàma là một thánh cư sĩ Tư Đà Hàm (Nhất lai).

264. Đức Phật đã dạy gì về dục lạc?

Bản chất của dục là “vui ít, khổ nhiều, nguy hại nhiều hơn (Appassādā kāmā bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo’ti)

Các dục có vị ngọt là những khoái lạc do năm trần cảnh mang lại:  “Các sắc pháp do nhãn căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn, các tiếng do nhĩ căn nhận thức... các hương do tỷ căn nhận thức... các vị do thiệt căn nhận thức... các xúc do thân căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, có năm pháp tăng trưởng dục như vậy. Này các Tỷ-kheo, y cứ vào năm pháp tăng trưởng dục này, có lạc hỷ khởi lên, như vậy là vị ngọt các dục”.

265. Thế nào là sự nguy hiểm của các dục?

Là những hệ luỵ do ham muốn dục lạc tạo nên như trong bài kinh trước:
phải làm lụng cực khổ vì mưu cầu dục lạc
Mưu cầu như không như ý sanh đau khổ
Có được mà giữ được lại là một gánh nặng khác
Danh lợi là nguyên nhân của tranh chấp nên cũng là một nguy hiểm của dục lạc
Dục tham dẫn đến chiến tranh
Dục tham dẫn đến tội ác và trả giá bằng sự trừng phạt của luật pháp
Dục tham khiến chúng sanh tạo ác nghiệp để rồi từ đó dẫn đến tái sanh vào khổ cảnh

266. Hưởng thụ dục lạc hay lợi dưỡng là một cực đoan thì khổ hạnh hành xác cũng là một cực đoan đối ngược được Đức Phật dạy thế nào trong bài kinh nầy?

Đức Phật đã kể kể lại cuộc đối thoại giữa Ngài và các du sĩ ngoại đạo  Nigantha tại sườn núi Isigili, trên Kalasila (Hắc Nham) . Những tu sĩ nầy đưa ra ba luận điểm về vui khổ:
Hành xác là các “trả nợ nhanh chóng” những gì đã vay trong quá khứ. (Nếu xưa kia có làm ác nghiệp, hãy làm cho nghiệp ấy tiêu mòn bằng khổ hạnh khốc liệt này).
Do không tạo nghiệp mới nên sẽ không có khổ trong tương lai.
Khổ đau được tận diệt do không tạo nghiệp (nghiệp được diệt trừ, khổ được diệt trừ; do khổ được diệt trừ, cảm thọ được diệt trừ; do cảm thọ được diệt trừ, tất cả khổ đau sẽ được tiêu mòn


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Chúng ta có cách nào trả hết nghiệp quá khứ? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 2. Chúng ta có thể diệt dục bằng sự hành xác ? - TT Tuệ Siêu




 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment