Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 15/12/2019
16. Kinh Tâm hoang vu (Cetokhila sutta)
277. Tại sao gọi là Kinh Tâm hoang vu (Cetokhila sutta)?
Gọi là Kinh Tâm hoang vu (Cetokhila sutta) vì nội dung Phật ngôn dạy về nội tâm thiếu tu tập như một vùng đất hoang dã chưa được khai hoá.
278. Đại ý Kinh Tâm hoang vu (Cetokhila sutta)là gì?
Thuở ấy Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc) trong một pháp thoại hằng ngày cho chư tỳ kheo Ngài đã đề cập đến những biểu hiện của một nội tâm buông thả, thiếu tu tập. Ngoài năm trạng thái của tâm hoang vu còn năm sự trói buộc hay triền phược. Đi xa hơn bậc Đạo sư dạy về năm biểu hiện của sự thuần hoá nội tại về kết quả thiết thực.
279. Tâm hoang dã ở đây được hiểu là gì?
Là người mà cuộc sống tinh thần không có giá trị cao quý để theo đuổi; không có một lập chí rõ ràng nên thường phân vân nghi hoặc; không có một động lực để dõng mãnh trên đường tu tập.
Năm tâm hoang vu đó là:
nghi hoặc và không có tịnh tín ở Phật,
nghi hoặc và không có tịnh tín ở Pháp,
nghi hoặc và không có tịnh tín ở Tăng,
nghi hoặc và không có tịnh tín ở Học giới,
cư xử với các pháp lữ bằng thái độ khiếm nhã, thiếu thân thiện
280. Năm trói buộc nội tại là gì?
Là sự dính mắc do ái chấp không thể thanh thản để hướng tâm đến mục đích cao cả:
Tham chấp các dục lạc.
Quá nặng cá nhân
Nặng phần hình thức
Ham ăn, mê ngủ
Mong cầu sanh thiên
281. Với sự đoạn tận năm tâm hoang vu, cắt đứt năm trói buộc, hành giả cần tu tập thêm năm pháp gì nữa?
Năm pháp cần tu tập để thành tựu tâm giải thoát và tuệ giải thoát là:
Dục thần túc
Cần thần túc
Tâm thần túc
Thẩm thần túc
Tinh tấn dõng mãnh hướng cầu giải thoát
262. Đức Phật đã dùng thí dụ gì để nói lên ý nghĩa “làm tốt tất nhiên kết quả tốt”?
“Chư Tỷ-kheo, như có khoảng tám, mười hay mười hai cái trứng của con gà mái, những trứng này được con gà mái khéo ấp, ngồi lên trên, khéo ấp nóng, khéo ấp dưỡng, thời dầu cho con gà mái không khởi lên sự mong ước: "Mong rằng những con gà con của ta, sau khi đâm thủng vỏ trứng với móng chân nhọn của chúng, hay với mỏ của chúng, có thể thoát ra một cách yên ổn", những con gà con ấy, sau khi đâm thủng vỏ trứng với móng chân nhọn của chúng hay với mỏ của chúng, có khả năng thoát ra một cách yên ổn. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, Tỷ-kheo đầy đủ mười lăm pháp, kể cả nỗ lực, thời có đủ khả năng để phá vỡ, có đủ khả năng để chánh giác, có đủ khả năng để đạt thành vô thượng an ổn khỏi các ách phược”.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Tại sao sự cư sử thiếu hòa ái với các bạn đồng tu lại ảnh hưởng lớn tới nội tâm người tu tập ? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 3. Sanh về thiên giới phải chăng là điều được khuyến khích trong Phật Pháp ? - TT Pháp Tân
Thảo luận 4. Trong 5 Pháp cần được tu tập , có yếu tố phát tâm dõng mãnh. Xin giãi thích cụ thể điểm này ? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment