Tuesday, December 31, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 31 tháng 12, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 30/12/2019 
24. Kinh Trạm xe (Rathavinìta sutta)



352. Thế nào là giới thanh tịnh?
Là sự thanh tịnh đối các học giới thọ trì. Đây là những nguyên tắc tạo thành luật nghi do Đức Phật chế định. Tứ thanh tịnh giới của một vị thọ đại giới được xem là cao nhất trong lãnh vực nầy.
353. Thế nào là tâm thanh tịnh?
Là sự thanh tịnh do xua tan năm triền cái bằng tam muội định. Năm triền cái khiến tâm không thể nhập vào thiền định được là dục tham, sân độc, hôn thuỵ, trạo hối, và nghi hoặc.
354. Thế nào là kiến thanh tịnh?
Sự sự thanh tịnh của cái nhìn đối với sự hiện hữu của chúng sanh. Chính là sự nhận rõ cái gọi là chúng sanh là tập hợp của các uẩn như sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.
355. Thế nào là đoạn nghi thanh tịnh?
Là sự thanh tịnh do không còn nghi hoặc đối với nhân và duyên tạo nên pháp hữu vi. Nghi hoặc ở đây được nói trong phạm trù rộng lớn chứ không phải là thứ nghi hoặc do thói quen như trong năm triền cái.
356. Thế nào là đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh ?
Là sự thanh tịnh do phân biệt và khẳng định rõ đường nào nên đi và đường nào không nên đi dựa trên kinh nghiệm thực chứng.
357. Thế nào là đạo tri kiến thanh tịnh ?
Là sự thanh tịnh do nhận rõ từng công đoạn của hành trình tu chứng cũng được dịch là hành lộ tri kiến tịnh. 
358. Thế nào là tri kiến thanh tịnh ?
Là sự thanh tịnh cho thành tựu đạo quả. Đây là những “dứt điểm” đối với các phiền não kiết sử (trong trường hợp tâm đạo)

359. Thế nào là vô thủ trước Bát-niết-bàn? 
Là cảnh giới tối hậu nhưng không phải tạo nên do nhân do duyên như thí dụ con đường dẫn tới hòn núi nhưng không thể nói con đường tạo nên hòn núi. (Ý niệm nầy được thiền tông Trung Hoa, Nhật bản gọi là “vô môn quan - lối vào không có cửa hay con đường dẫn tới nhưng không tạo thành)

360. Câu “có phải cái gì ngoài các pháp này là vô thủ trước Bát-niết-bàn” nêu được hiểu thế nào?
Bát niết bàn – parinibbàna – là cảnh giới tối hậu không bị tạo cũng không tạo tác (không là năng hay sở) không còn gì đề nói thêm nữa.

361. Những gì được ghi nhận sau cùng của cuộc đàm đạo? 
Tôn giả Sàriputta tán thán tôn giả Puṇṇo mantāṇiputta. Tôn giả Puṇṇo mantāṇiputta cũng nhận ra người trước mặt nêu lên những câu hỏi là bậc thượng thủ thinh văn. Cả hai ngài cùng hoan hỷ.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Giới thanh tịnh là hành giả làm cho giới được thanh tịnh hay giới khiến hành giả thanh tịnh? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Ba pháp thuộc giới học tăng thượng là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng có phải là giới căn bản của người muốn tu tập định học tăng thượng? so với ngũ giới, bát quan trai giới, sa di giới, tỳ kheo giới thì đồng dị thế nào? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Sự thanh tịnh của tâm tại sao theo Phật học vẫn chưa đủ mà còn phải thanh tịnh của tri kiến ? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 4. Đoạn tận nghi hoặc có đồng nghĩa với cả tin? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 5. Có chăng thứ trí tuệ không thanh tịnh? - ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 6. Tại sao phải nói thêm sự thấy rõ hành trình sẽ đi (hành lộ tri kiến) trong lúc trước đó đã có nhận thức con đường nào nên đi và con đường nào không nên đi (đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh)? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 7. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận




 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment