Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 14/12/2019
15. Kinh Tư lượng (Anumàna sutta)
271. Tại sao gọi là Kinh Tư lượng (Anumàna sutta) ?
Gọi là Kinh Tư lượng (Anumàna sutta) vì nội dung dạy một vị tỳ kheo nên suy xét (tư lượng – anumàna) về bản thân của mình như thế nào để trở thành người được Tăng chúng chỉ dẫn và góp ý trong sự tu tập.
272. Đại ý Kinh Tư lượng (Anumàna sutta) là gì?
Thuở ấy Tôn giả Mahamoggallana sống giữa những người thuộc dòng họ Bhagga, tại núi Sumsumaragira, rừng Bhesakala, Vườn Nai, Ngài giáo huấn chư tỳ kheo thế là người khó nói, khó đón nhận sự xây dựng từ Tăng chúng và những đức tánh nào khiến một tỳ kheo trở thành là người dễ nói, dễ đón nhận sự xây dựng từ Tăng chúng
273. Điều gì cho thấy “muốn là một chuyện mà thực tế là một chuyện”?
Nếu Tỷ-kheo thỉnh nguyện: "Mong rằng chư Tôn giả nói với tôi, mong rằng tôi được chư Tôn giả nói!" Nhưng nếu vị ấy là một người khó nói, đầy đủ những tánh khiến người ấy trở thành khó nói, khó kham nhẫn, không cung kính đón nhận khi được giảng dạy thì các vị đồng phạm hạnh nghĩ rằng, Tỷ-kheo ấy không đáng nói đến, nghĩ rằng Tỷ-kheo ấy không đáng được giáo huấn, nghĩ rằng không nên đặt lòng tin vào người ấy.
274. Những tánh nết gì khiến một tỳ kheo thành người khó nói?
16 tật xấu là :
- ác dục, khen mình chê người, phẫn nộ, hiềm hận;
- cố chấp, thốt lời giận dữ, chống đối, chỉ trích;
- chất vấn, nói lãng, không giải thích, hư ngụy não hại;
- xan tham tật đố, lừa đảo, ngã mạn, khó xả.
275. Điều gì cho thấy dễ nhận sự chỉ điểm và xây dựng từ Tăng chúng?
Cho dù Tỷ-kheo không thỉnh nguyện: "Mong rằng chư Tôn giả nói với tôi, mong rằng tôi được chư Tôn giả nói!" nhưng nếu vị ấy là một người dễ nói, đầy đủ những đức tánh khiến người ấy trở thành dễ nói, kham nhẫn, cung kính đón nhận khi được nghe giảng dạy, thì các vị đồng phạm hạnh nghĩ rằng, Tỷ-kheo ấy đáng được nói đến, nghĩ rằng Tỷ-kheo ấy đáng được giáo huấn, nghĩ rằng nên đặt lòng tin vào người ấy.
276. Những đưc tánh gì khiến một tỳ kheo thành người dễ nói?
16 đức tánh là :
- không ác dục, không khen mình chê người, không phẫn nộ, không hiềm hận;
- không cố chấp, không thốt lời giận dữ, không chống đối, không chỉ trích;
- không chất vấn, không nói lãng, không giải thích, không hư ngụy não hại;
- không xan tham tật đố, không lừa đảo, không ngã mạn, không khó xả.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Một người có tự ái cao, nhưng muốn được sự chỉ dạy của Chư Tăng, người này nên tu tập như thế nào để giảm lòng tự ái để lắng nghe lời chỉ dạy của Chư Tăng? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 3. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment