Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 17/12/2019
17. Kinh Khu rừng (Vanapattha sutta)
283. Tại sao gọi là Kinh Khu rừng (Vanapattha sutta)?
Gọi là Kinh Khu Rừng vì khi nói đến trú xứ của một tỳ kheo thì khu rừng được đề cập đầu tiên, tiếp theo là làng mạc, thị trấn, kinh đô và quốc độ. Tên bài kinh có thể gây ngộ nhận khu rừng là chủ đề chính kỳ thật chỉ là đứng đầu trong danh sách.
284. Đại ý Kinh Khu rừng (Vanapattha sutta) là gì?
Thuở ấy Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc) trong một pháp thoại hằng ngày cho chư tỳ kheo Ngài đã đã dạy về năm trú xứ, bốn trường hợp, và hai quyết định nên có.
285. Năm trú xứ là gì?
Năm trú xứ là: khu rừng, làng mạc, thị trấn, kinh đô và quốc độ.
Đặc điểm của bài kinh nầy cho thấy ở đâu không quan trọng mà chính là sự tiến bộ trong tu tập.
286. Bốn trường hợp là gì?
Tứ sự (y phục, chỗ ở, am thất, thuốc trị bệnh) thiếu thốn mà sự tu tập cũng thối thất.
Tứ sự dồi dào nhưng sự tu tập thối thất.
Tứ sự thiếu thốn nhưng sự tu tập tăng tiến.
Tứ sự dồi dào mà sự tu tập cũng tăng tiến
287. Hai quyết định nên có là gì?
Nếu ở chỗ nào mà sự tu tập thối thất thì “phải từ bỏ ngôi rừng ấy, không được ở lại, trong trường hợp nhưng nhu yếu thiếu thốn thì nên ra đi lập tức dù ngay lúc ban ngày hay lúc ban đêm”.
Nếu ở chỗ nào mà sự tu tập tăng tiến thì phải ở lại khu rừng ấy, không được bỏ đi. Thậm chí nên ở trọn đời nếu tứ sự có được’.
II Thảo Luận: TT Tuệ Quyền điều hành
Thảo luận 2. TT Tuệ Siêu chia sẻ về chuyến đi làm phước tại Miến Điện
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment