Friday, December 6, 2019

Bài học. Thứ Hai ngày 02-12-2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
GiảngSư:TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 2/12/2019 
14. Tiểu kinh Khổ uẩn (Cùladukkhakkhanda sutta) 

267. Tại sao tin ở nghiệp báo không hẳn đã sống đúng với lý nhân quả?

Nghiệp là một định lý phức tạp. Nhiều người tin nhưng ít người hiểu rõ. Đức Phật đã hỏi các tu sĩ Nigantha và các câu trả lời là thí dụ điển hình về điểm đó:
"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, trong quá khứ, các Ngươi có mặt hay các Ngươi không có mặt?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --" Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, trong quá khứ, các Ngươi không làm ác nghiệp hay có làm ác nghiệp?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, các Ngươi không làm các nghiệp như thế này hay như thế kia?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng: Mức độ đau khổ như thế này đã trừ diệt, mức độ đau khổ như thế này cần phải trừ diệt? Hay, khi mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt, thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện pháp và sự thành tựu các thiện pháp?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết."

--"Chư Hiền, theo các Ngươi nói, Nigantha các Ngươi không biết: Trong quá khứ các Ngươi có mặt hay các Ngươi không có mặt; các Ngươi không biết, trong quá khứ các Ngươi không làm các ác nghiệp hay có làm các ác nghiệp; các Ngươi không biết, các Ngươi không làm ác nghiệp như thế này hay như thế kia; các Ngươi không biết, mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt, mức độ đau khổ như thế này cần phải trừ diệt; mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt; các Ngươi không biết, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện pháp và sự thành tựu các thiện pháp. 

268. Tại sao không thể không tạo nghiệp với chủ trương không làm gì hết?

Cuộc sống là một dòng chảy của những yếu tố duyên khởi. Sự tạo tác không đơn giản nằm ở ý muốn làm hay không làm. Phải hiểu ý chí chỉ là một mắc xích chứ không là tất cả.

269. Con đường giới, định, tuệ có phải để không tạo nghiệp và trả hết quả nghiệp?

Chúng sanh không hiểu hết guồng máy phức tạp của nghiệp báo và cũng không bao giờ có thể trả hết những nghiệp đã tạo. Con đường tu tập mà Đức Phật dạy là phương cách dẫn đến giác ngộ, vượt thoát sanh tử, không tiếp tục lẩn quẩn trong vòng xoay của nghiệp, quả, phiền não.
Ba pháp chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng có liên quan tới sự tạo nghiệp nhưng chánh yếu vẫn là tạo nên một lối sống hiền thiện thuận hợp cho sự tu tập nội tại.

270. Khái niệm an lạc, hạnh phúc cuối bài kinh được dạy thế nào?

Hạnh phúc trong khái niệm gần gủi nhất là khả năng duy trì sự an tịnh không phiền não một cách bền bĩ:
--"Chư Hiền Nigantha, nay Ta sẽ hỏi các Ngươi một câu, cũng vấn đề này. Nếu các Ngươi vui lòng, hãy trả lời câu hỏi ấy. Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisara có thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn bảy ngày bảy đêm có được không?

--"Này Hiền giả, không thể được.

--"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisara có thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn sáu ngày sáu đêm, luôn năm ngày năm đêm, luôn bốn ngày bốn đêm, luôn ba ngày ba đêm, luôn hai ngày hai đêm, luôn một ngày một đêm không?

--"Này Hiền giả, không thể được.

--"Chư Hiền Nigantha, Ta có thể không di động thân thể, không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong một ngày một đêm. Chư Hiền Nigantha, Ta có thể không di động thân thể , không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong hai ngày hai đêm, luôn trong ba ngày ba đêm, luôn trong bốn ngày bốn đêm, luôn trong năm ngày năm đêm, luôn trong sáu ngày sáu đêm, luôn trong bảy ngày bảy đêm. Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Ta?

--"Sự kiện là như vậy, Tôn giả Gotama sống hạnh phúc hơn vua Magadha Seniya Bimbisara."



II Thảo Luận: TT Pháp Tân điều hành

Thảo luận 1. Đối với những người du sĩ ngoại đạo Nigantha có sự suy nghĩ rằng: không làm gì hết thì không tạo nghiệp, nên không có sự khổ đau. Như vậy có đúng với quan điểm của Phật giáo về lý nghiệp báo không? TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Khái niệm về an lạc và hạnh phúc trong nội dung bài kinh hôm nay là như thế nào? - TT Tuệ Siêu




 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment